Thanh Hóa truy vết nhiều hành khách đi cùng xe với ca F1 trở về từ Hà Nội
Một ca F1, có liên quan đến bệnh nhân COVID-19 ở Quảng Ninh vừa tự ý bắt xe khách về Thanh Hóa, khiến cơ quan chức năng phải truy vết rất nhiều người đi cùng khác.
Sáng 30/1, trả lời VTC News, ông Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa cho biết, một trường hợp là F1 của bệnh nhân COVID-19 ở Quảng Ninh vừa di chuyển trên xe khách từ Hà Nội về địa phương. UBND huyện đã nhanh chóng truy vết các F2 và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đối với các trường hợp F1, đưa đi cách ly tại khu cách ly của huyện.
“Chỉ sau 30 phút, chúng tôi đã xác định được công dân là F1 và các trường hợp liên quan, đồng thời, triển khai tất cả các biện pháp phòng, chống dịch bài bản theo quy định”, ông Thế Anh thông tin.
Đang cách ly nhưng F1 ở Thanh Hóa vẫn lên xe khách Ngọc Sơn để về quê.
Theo đó, ngày 19/1, Nguyễn Thị T. (SN 2002, ở xã Thiệu Hòa, huyện Thiệu Hóa) dự thi tiếng Anh tại phòng thi 205, Viện Việt Nhật – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đến ngày 28/1, Nguyễn Thị T. nhận được thông báo trong phòng thi có một người đến từ Quảng Ninh bị ghi nhận dương tính với COVID-19, nên T. phải cách ly tại nhà.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngày 29/1, T. đã tự ý bắt xe của nhà xe Ngọc Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa) từ Hà Nội về quê. Đến 18h cùng ngày, T. xuống xe tại quốc lộ 47C (thuộc xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn). Sau đó, T. được bố là ông Nguyễn Xuân B. đón về nhà (không tiếp xúc với ai trong gia đình).
Sau khi về đến nhà, T. đã tự lên tầng hai của gia đình và cách ly tại đây. Nhận được tin báo, UBND huyện Thiệu Hóa đã phối hợp cùng các ngành chức năng tiến hành truy vết các F2 có liên quan.
Theo khai báo, trong quá trình di chuyển từ Hà Nội về nhà trên xe khách, T. đeo khẩu trang và ngồi chung hàng ghế với bạn cùng phòng trọ là Lê Thị H. (SN 2002, quê xã Thiệu Chính) là sinh viên Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Hà Nội.
Lê Thị H. xuống xe tại quốc lộ 47C (thuộc xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn), được em là Lê Thanh B. đón về nhà khoảng 18h cùng ngày. Sau khi về quê, H. có tiếp xúc gần với 9 người trong gia đình cùng ở thôn Dân Quý, xã Thiệu Chính.
Sau khi lấy lời khai y tế, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện Đa khoa huyện cùng với các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch trực tiếp xuống xã Thiệu Hòa, Thiệu Chính cùng với địa phương và ngành y tế đưa Nguyễn Thị T., Nguyễn Xuân B. và Lê Thị H. về cách ly tại Khu cách ly tập trung của huyện vào hồi 21h30′ cùng ngày, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm.
Đối với 9 trường hợp có tiếp xúc với Lê Thị H., cơ quan chức năng đã cho cách ly tại nhà, đồng thời phun tiêu độc, khử trùng khu vực nhà 2 gia đình T. và H. cùng các gia đình xung quanh. Đồng thời, chủ động rà soát những người đã đi cùng xe với T. từ Hà Nội về Thanh Hóa.
Qua rà soát, sáng 30/1, các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đã xác định được 39 người đi trên nhà xe Ngọc Sơn về các địa phương trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Qua truy vết, đã thực hiện cách ly tại nhà đối với 25 người, số còn lại đang được tiếp tục truy vết.
Quản lý tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hóa: Xử nghiêm sai phạm, hỗ trợ bảo vệ môi trường
Các cơ quan ban, ngành tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách, giải pháp để quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm trong lĩnh vực khai khoáng.
Quyết liệt trong chỉ đạo
Từ đầu năm 2020 đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo Sở TNMT chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình cấp phép thăm dò, khai thác đối với các khu vực khoáng sản đã khoanh định, công bố các khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
Một mỏ khai thác đá không đúng thiết kế được phê duyệt tại huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Ảnh: T.T
Sở TNMT và các địa phương đã tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa cấp 390 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 468,8 tỷ; thuế tài nguyên 578,8 tỷ.
Sau khi kiểm tra, đánh giá, Sở TNMT đã báo cáo UBND tỉnh dừng khai thác, đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường những khu vực khai thác không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường; yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản; rà soát, kiểm tra công tác đóng cửa mỏ đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực...
Đồng thời, Sở TNMT cũng phối hợp với các ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh đẩy mạnh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Nâng cao chất lượng thẩm tra, thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.
Công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động khai thác khoáng sản được triển khai mạnh mẽ. Theo thống kê từ năm 2016 đến nay, Sở TNMT đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Tình trạng khai thác các loại khoáng sản trái phép cơ bản đã được ngăn chặn, các doanh nghiệp đã nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiến hành tổ chức 95 cuộc kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; kiểm tra theo kế hoạch 286 mỏ đá, cát trên địa bàn, yêu cầu dừng khai thác 28 đơn vị; đóng cửa 96 mỏ do khai thác không hiệu quả, ảnh hưởng đến môi trường...
Khuyến khích các doanh nghiệp đảm bảo môi trường
Sau kiểm tra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng xử lý, ngăn chặn các vi phạm; kiểm điểm tập thể, cá nhân, làm rõ trách nhiệm trong việc buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.
Để tạo đà phát triển, UBND tỉnh Thanh Hóa còn ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, đồng thời yêu cầu các đơn vị chú trọng tới công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Đơn cử, tại huyện Triệu Sơn, HTX Khai thác - chế biến đá Đồng Thắng xác định theo hướng phát triển nghề khai thác lâu dài gắn với bảo vệ môi trường. HTX đã có đề nghị UBND tỉnh xin mở rộng khai trường khu vực mỏ đá, để có quỹ đất tiến hành xây dựng hệ thống xử ý nước thải, hệ thống phun tưới giảm thiểu bụi và xây dựng các công trình phụ trợ khác.
Theo Chủ nhiệm HTX KT-CB đá Đồng Thắng, môi trường có đảm bảo thì sự phát triển của nghề đá mới bền lâu, chính vì vậy HTX đã gửi hồ sơ trình UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xin mở rộng khai trường làm mặt bằng sản xuất, chế biến đá và xây dựng các hạng mục công trình xử lý chất thải do khai thác đá. Sau khi kiểm tra, các sở đều có ý kiến thẩm định về sự phù hợp với quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất... Đây được xem như tín hiệu đáng mừng, tạo tiền đề cho sự phát triển của HTX Đồng Thắng.
Nam thanh niên chết tại nhà với vết cắt trên cổ Một nam thanh niên quê Thọ Xuân (Thanh Hóa) vừa được phát hiện chết bất thường tại nhà riêng với vết cắt trên cổ. Ngày 5/10, tin từ UBND xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện một nam thanh niên chết bất thường tại nhà riêng với vết cắt trên cổ. Thông tin...