Thanh Hóa: Trường Trung cấp Nghề “mọc” trong trường phổ thông
Nhiều năm qua, trong khuôn viên trường THPT Trần Ân Chiêm (huyện Yên Định, Thanh Hóa) tồn tại trường Trung cấp Nghề Yên Định. Việc hai trường tồn tại song song đã gây ra những khó khăn nhất định cho các đơn vị trong quá trình hoạt động.
Qua tìm hiểu của phóng viên Dân trí, trường Trung cấp Nghề Yên Định được thành lập năm 2015 trên cơ sở nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện Yên Định. Đây là đơn vị hoạt động theo điều lệ trường Trung cấp Nghề và theo quy định của pháp luật về dạy nghề.
Trường Trung cấp Nghề “mọc” trong trường THPT Trần Ân Chiêm (huyện Yên Định, Thanh Hóa).
Quy mô đào tạo của trường Trung cấp Nghề là từ 500 – 800 học sinh/năm. Ngành nghề đào tạo của trường thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội và đăng ký hoạt động dạy nghề tại Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, do hoạt động không hiệu quả nên đến tháng 6/2018, trường Trung cấp Nghề này đã được giải thể, chuyển giao nguyên trạng vào Trung tâm giáo dục thường xuyên và đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Yên Định.
Trước đó, từ năm 2011, khi còn là Trung tâm dạy nghề, đơn vị này đã được bố trí về hoạt động trong khuôn viên của trường THPT Trần Ân Chiêm, đóng trên địa bàn thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Tại đây, trường Trung cấp Nghề đã được đầu tư xây dựng khu nhà văn phòng và dãy nhà học nghề của học viên.
Tại đây, Trung tâm dạy nghề đã được đầu tư xây dựng một dãy nhà hai tầng và một dãy nhà cấp bốn để phục vụ công tác quản lý cũng như đào tạo nghề.
Thầy Lê Tiến Độ, hiệu trưởng trường THPT Trần Ân Chiêm thừa nhận: Nhà trường đã gặp khó khăn khi huyện Yên Định bố trí một trường Trung cấp Nghề vào khuôn viên của đơn vị.
Video đang HOT
Cũng theo thầy Độ, có thời điểm, quy mô trường THPT Trần Ân Chiêm lên đến 42 lớp, vốn đã không đủ diện tích. Trong khi đó, từ khi có thêm một đơn vị vào hoạt động trong khuôn viên khiến càng chật chội hơn.
Không những thế, do không có đất để mở lối đi riêng nên cả trường Trung cấp Nghề Yên Định và trường THPT Trần Ân Chiêm phải sử dụng chung cổng ra vào. Điều này đã gây không ít khó khăn trong quá trình hoạt động của các đơn vị.
Hai đơn vị này sử dụng chung cổng ra vào.
Về phía phụ huynh học sinh cũng đã có kiến nghị về vấn đề trên. Tuy nhiên, nhiều năm qua, hai đơn vị vẫn tồn tại song song mà không được giải quyết.
Ông Lưu Duy Hưng, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Định, cho biết: Do trước đây, trường THPT Trần Ân Chiêm có dự định chuyển đi nơi khác nên đơn vị chuyển về trường THPT Trần Ân Chiêm từ năm 2011.
Về phía Trung tâm GDNN-GDTX cũng đã được tỉnh Thanh Hóa cấp 2 ha đất tại vị trí khác. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong công tác đào tạo, phát triển học viên nên việc đầu tư cơ sở vật chất chưa thực hiện được.
Nhiều năm qua, hai đơn vị này hoạt động song song nhau trong cùng một khuôn viên đất.
Trước đây, do phải nhường đất lại cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Yên Định xây dựng chuẩn quốc gia nên đơn vị phải chuyển đến hoạt động tại trường Mầm non cũ của thị trấn Quán Lào.
Hiện tại, Trung tâm GDNN-GDTX đang phải hoạt động tại hai vị trí khác nhau. Trong đó, cơ sở tại trường THPT Trần Ân Chiêm đã được đầu tư xây dựng với số vốn khoảng 3,5 tỷ đồng. Thời gian qua, Trung tâm chủ yếu đào tạo nghề ngắn hạn và sơ cấp của huyện Yên Định.
Ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định lý giải: Khi tỉnh duyệt chủ trương cho trường THPT Trần Ân Chiêm chuyển đi nơi khác. Trước đó, trường Trung cấp nghề từ nơi khác chuyển về trường THPT Trần Ân Chiêm.
Việc “đi tắt đón đầu” của huyện Yên Định đã vô tình đẩy các đơn vị vào thế khó.
Cũng theo ông Lâm, dự án xây dựng trường THPT Trần Ân Chiêm đã được phê duyệt, quy hoạch đất đai. Tuy nhiên, do vướng vào Nghị quyết số 11 của Chính phủ, địa phương không có vốn đầu tư nên việc di chuyển trường THPT Trần Ân Chiêm rơi vào bế tắc từ đó.
Mặc dù, đến năm 2019, trường THPT Trần Ân Chiêm sẽ được giải thể để sắp xếp vào các trường THPT khác trên địa bàn. Tuy nhiên, nhiều năm qua, việc “đi tắt đón đầu” của huyện Yên Định đã đẩy các đơn vị vào thế khó khi phải hoạt động song song, trong khi tính chất và quy mô đào tạo khác nhau.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên tại Hà Tĩnh có thể bị giải thể
Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp để thu hút người học nhưng số học viên đăng ký vào các Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề tại Hà Tĩnh vẫn rất thấp, dẫn đến lãng phí về cơ sở vật chất, dư thừa nguồn nhân lực. Thực trạng trên đòi hỏi các trung tâm này phải đổi mới toàn diện nếu không muốn đối diện với việc giải thể hay sáp nhập.
Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) được đầu tư cơ sở vật chất với gần 40 tỷ đồng nhưng gần như bỏ hoang ba năm nay
Khan hiếm đầu vào, lãng phí cơ sở vật chất
Ngày 20/1/2012, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 217/QĐ-UBND về việc chuyển giao các Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề từ Sở Giáo dục và Đào tạo về Ủy ban Nhân dân các huyện, thành, thị quản lý. Sau sáu năm, các trung tâm này đang rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, nhiều trung tâm không tuyển được học sinh, đứng trước nguy cơ giải thể.
Được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, với tổng vốn gần 40 tỷ đồng, Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề huyện Hương Khê được kỳ vọng sẽ mang lại diện mạo mới cho ngành Giáo dục đào tạo địa phương nhưng đến nay, sau hơn ba năm hoạt động, do không tuyển sinh được, hoạt động của trung tâm gần như "tê liệt."
Ông Đoàn Văn Dương, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề huyện Hương Khê, cho biết công tác tuyển sinh của nhà trường những năm gần đây hết sức khó khăn. Năm học 2017-2018, trường chỉ tuyển sinh được 10 em, nâng tổng số học sinh hệ bổ túc lên 46 em.
Cùng chung hoàn cảnh, đã hai năm nay, Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề huyện Vũ Quang cũng không thể tuyển sinh được. Việc không có học sinh theo học đã gây lãng phí cơ sở vật chất và nguồn nhân lực với 14 giáo viên, trong đó có bốn thạc sỹ.
Đặc biệt, ba năm nay, Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề huyện Đức Thọ không tuyển sinh được, một số giáo viên đã xin nghỉ việc. Hiện huyện Đức Thọ đã ban hành quyết định giải thể nhưng phải chờ hiệu lực đến năm 2020.
Bên cạnh khó khăn về tuyển sinh, công tác quản lý, điều hành của các Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề cũng rất "chồng chéo" bởi mỗi trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo của ba đơn vị ở hai cấp khác nhau (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ đạo chuyên môn dạy nghề; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo chuyên môn về giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; Ủy ban Nhân dân huyện quản lý về tài chính, nhân sự, thi đua).
Nỗ lực tìm giải pháp
Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề huyện Thạch Hà được đánh giá là một trong những trung tâm hoạt động hiệu quả của tỉnh Hà Tĩnh, duy trì tuyển sinh mỗi năm 2 lớp với 60 học sinh trên tổng số 200 học sinh toàn trường.
Để làm được điều này, theo ông Lê Anh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề huyện Thạch Hà, trong điều kiện tuyển sinh khó khăn, các thầy cô trung tâm luôn năng động, nắm sát việc phân luồng học sinh từ bậc trung học cơ sở, tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh thấy hiệu quả của việc học nghề. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng duy trì liên kết đào tạo nghề với các trường nghề thuộc Bộ, phấn đấu tìm kiếm đầu ra cho học viên.
Phòng học thực hành tại Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). (Ảnh: Hoàng Ngà/TTXVN)
Theo số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh, năm học 2017-2018, mô hình đào tạo bổ túc trên toàn tỉnh Hà Tĩnh có 1.029 học viên thì 12 Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề chỉ có 525 em (hai Trường cao đẳng công nghệ và Trung cấp nghề Hà Tĩnh chiếm 504 học viên). Từ số liệu và thực tế trong công tác đào tạo, nhiều ý kiến cho rằng, việc cân nhắc sáp nhập các trung tâm với trường nghề cũng là một phương án.
Ông Trần Hoài Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đức Thọ cho rằng trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề cần năng động hơn trong việc kêu gọi liên kết đào tạo nghề, nâng cao chất lượng thực hành kỹ năng nghề và chất lượng chương trình giảng dạy để thu hút học viên.
Ủy ban Nhân dân huyện Đức Thọ đã có chủ trương đến năm 2020 sẽ giải thể Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp dạy nghề huyện do hoạt động không hiệu quả. Để tránh lãng phí nguồn nhân lực ở trung tâm này, huyện cũng đang có đề xuất sáp nhập với trung tâm ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ
Theo Vietnamplus.vn
Nam sinh đạt HC Vàng Vật lý quốc tế: Biết cộng trừ và thuộc truyện Kiều từ lúc 4 tuổi Theo lời kể của bố, Nguyễn Ngọc Long (Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) - nam sinh vừa giành huy chương Vàng Olympic Vật Lý quốc tế năm 2018 từng biết làm các phép toán cộng trừ và thuộc truyện Kiều từ khi mới lên 4 tuổi. Nguyễn Ngọc Long là một trong hai thí sinh của đội tuyển Việt Nam giành...