Thanh Hóa: Trường THPT Dân tộc nội trú nhận học bổng của Đại sứ quán Hoa Kỳ
Ngày 30/6, ngài Daniel Kritenbrink – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã về Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa dự Lễ khai giảng chương trình học bổng Tiếng Anh Access cho học sinh nhà trường.
Ngài Daniel Kritenbrink – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, chụp ảnh lưu niệm cùng học sinh được nhận học bổng Tiếng Anh Access.
Chương trình học bổng Tiếng Anh Access do Đại sứ quan Hoa Kỳ tại Việt Nam trao tặng cho nhà trường có tổng trị giá lên tới hơn 43.000 USD, để tài trợ phòng học, các điều kiện dạy học, trang phục, tài liệu học tập, phương tiện kiểm tra đánh giá và đội ngũ giáo viên. Chương trình này sẽ được tổ chức dạy trong hai năm học.
Tại buổi lễ này, ngài Daniel Kritenbrink – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã trao 50 suất học bổng khóa học Tiếng Anh cho học sinh của nhà trường, để các em tham gia khóa học.
Ngài Daniel Kritenbrink – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.
Tại buổi lễ khai mạc này, ông Phạm Anh Toàn – Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa là loại trường chuyên biệt, mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú. Quy mô đào tạo ổn định trong nhiều năm nay với 18 lớp, 540 học sinh.
Học sinh của nhà trường là con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Vì vậy, mục tiêu của nhà trường là góp phần đào tạo nguồn cán bộ, nguồn nhân lực có chất lượng cho miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, đối với học sinh của nhà trường đều là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên việc tiếp cận sớm và học Tiếng Anh có nhiều hạn chế.
Ông Phạm Anh Toàn – Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi lễ.
Video đang HOT
Thời lượng học tập chưa nhiều, các điều kiện đảm bảo chất lượng học tập còn thiếu. Đặc biệt, kỹ năng nghe, nói của học sinh yêu, giao tiếp với người bản ngữ chưa tự tin. Đây cũng là điều băn khoăn, trăn trở của nhà trường trong nhiều năm nay… Đó cũng là niềm mong mỏi, nguyện vọng của học sinh nhà trường trong việc tiếp cận chương trình và các điều kiện đảm bảo học Tiếng Anh có chất lượng.
Cũng theo Hiệu trưởng Phạm Anh Toàn, chương trình học bổng Tiếng Anh Access được triển khai tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa, sẽ tạo cơ hội cho học sinh có học lực tốt và hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiệt thòi được theo học chương trình Anh ngữ chất lượng cao trong 2 năm.
Ngài Daniel Kritenbrink – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trao học bổng Tiếng Anh Access cho 50 học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa.
Từ đó, giúp các em có khả năng vươn lên trong học tập và lập nghiệp, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và đất nước. Đặc biệt, giúp các em có đủ năng lực Tiếng Anh, để học tập tại các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam và tìm kiếm các cơ hội học bổng du học Hòa Kỳ.
“Chương trình được thực hiện cũng góp phân nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường. Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo theo hướng “4 tốt”, gồm: Đạo đức tốt, Văn hóa tốt, Ngoại ngữ tốt và Kỹ năng sống tốt”, theo đề án của UBND tỉnh Thanh Hóa”, ông Toàn chia sẻ.
Đại diện học sinh nhà trường cảm ơn ngài Daniel Kritenbrink – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã trao học bổng.
Cũng tại buổi lễ này, ngài Daniel Kritenbrink – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã dành nhiều thời gian để trò truyện, giải đáp những câu hỏi liên quan đến chương trình học Tiếng Anh Access của nhiều học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa.
Được biết, chương trình học bổng Tiếng Anh Access đã triển khai tại Việt Nam từ năm 2009. Đến nay, đã thực hiện tại 15 tỉnh, thành phố trong cả nước, với gần 1.000 học sinh đã và đang tham dự chương trình này.
Thương hiệu giáo dục quy mô lớn từ Mỹ đến Việt Nam
Sylvan Learning với phương pháp giáo dục chuyên biệt, cá nhân hóa đến từ Mỹ, sẽ có 11 trung tâm ở TP HCM, kể từ tháng 7.
Sylvan Learning có các khóa Tiếng Anh cho lứa tuổi mẫu giáo, thiếu nhi, thiếu niên, tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh tổng quát; chương trình khoa học STEM (chinh phục robot - robotics, kỹ sư xây dựng - engineering, siêu nhí lập trình - coding). Nơi đây cũng dạy Toán tư duy, luyện thi chứng chỉ (IELTS, TOEIC, SAT), kỹ năng xã hội thế kỷ 21 (giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy logic, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện...).
Điểm mạnh của Sylvan Learning là phương pháp giáo dục chuyên biệt, cá nhân hóa. Cách đào tạo này sẽ tiếp tục được áp dụng ở thị trường Việt.
41 năm chinh phục người học
Các nhà nghiên cứu, chuyên gia giáo dục của Sylvan Learning cho rằng, mỗi em nhỏ được sinh ra và nuôi dưỡng dưới nền văn hóa, môi trường và cách giáo dục riêng biệt từ gia đình. Vì vậy, sẽ không công bằng nếu nhà trường chỉ áp dụng một cách tiếp cận chung cho tất cả các em. Việc tìm hiểu, phân tích từng trường hợp, cải thiện cảm giác rụt rè, theo sát động viên và sớm định hướng trẻ nhỏ phát triển theo từng hướng đi riêng là điều các thầy cô cần làm.
Chính cách giáo dục chuyên biệt, cá nhân hóa đã giúp học viên của Sylvan Learning có thể khắc phục những điểm yếu và phát huy tối đa điểm mạnh của mình, từ đó cảm thấy tự tin với bản thân.
"Nụ cười tự tin của các học viên chính là đặc điểm nổi bật của Sylvan Learning, điều đó đã được thể hiện trên biểu tượng nhận diện của thương hiệu này", đại diện Sylvan Learning cho biết.
Ra đời từ năm 1979 tại Oregon, Mỹ, Sylvan Learning ghi dấu ấn với phương pháp giáo dục chuyên biệt, đậm tính cá nhân hóa. Hiện nay, thương hiệu mở rộng hơn 800 trung tâm trên toàn thế giới, bao gồm Mỹ, Canada, Ả Rập Thống Nhất, Ả Rập Saudi, Guam, Kuwait, Hong Kong, Việt Nam.
Nụ cười tự tin của học sinh tạo nên giá trị cho Sylvan Learning.
5 giá trị cốt lõi tạo nên thương hiệu của Sylvan Learning
Sylvan Learning Việt Nam xác định hệ 5 giá trị cốt lõi gồm: giúp trẻ hiểu rõ giá trị của sự tự tin; phương pháp giáo dục cá nhân hóa; giáo viên giỏi chính là những người truyền cảm hứng; ứng dụng công nghệ thúc đẩy việc học; kết quả thực tiễn là vô cùng quan trọng.
"Giữ gìn và phát huy các giá trị trên chính là cách để ngôi trường này trở thành điểm khởi đầu niềm đam mê học tập cho thế hệ trẻ Việt Nam", đại diện Sylvan Learning chia sẻ.
Không gian lớp học thuận tiện cho các hoạt động học tập, phát triển kỹ năng, kích thích sáng tạo.
Với mục tiêu truyền niềm vui học tập, nuôi dưỡng sự tự tin và bản lĩnh cho trẻ từ nhỏ, Sylvan Learning áp dụng nhiều phương pháp giáo dục tiên tiến nhất hiện nay, như thuyết đa trí thông minh của Howard Gardner, phát triển bộ kỹ năng xã hội 4Cs (giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy trí tuệ - tư duy sáng tạo), mô hình học theo dự án (Project-based learning).
Các lớp học ứng dụng nhiều phương pháp: đa trí thông minh, mô hình học theo dự án, rèn luyện kỹ năng xã hội (thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy phản biện, sáng tạo...).
Lộ trình học sáng tạo
Chương trình học sẽ bồi đắp nền tảng tiếng Anh cho trẻ từ nhỏ thông qua tương tác sáng tạo, đồng thời giúp trẻ sớm tiếp cận với phần mềm khoa học, giáo cụ phong phú, thiết bị công nghệ như laptop, máy tính bảng.
Mỗi buổi học, các em liên tục sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động như: thiết kế robot cử động theo điều khiển, tập làm phim hoạt hình, khám phá các quy luật động cơ, vật lý, tìm hiểu nhiều góc nhìn và bản chất toán học.
Với mô hình học theo dự án, tất cả lý thuyết đều được chuyển thành thực tiễn để trẻ có thể ứng dụng cùng bạn bè ngay trong buổi học. Từ đó, bên cạnh kiến thức, trẻ dễ dàng nâng cao các kỹ năng xã hội cần thiết cho học tập và công việc mai sau.
Lộ trình cho một học viên là từng bước rèn luyện khả năng tiếng Anh, kích thích tư duy trí tuệ và sáng tạo, phát triển toàn diện các kỹ năng thiết yếu. Mục tiêu là các học viên sẽ đạt được các chứng chỉ Cambridge, IELTS, SAT, TOEIC, đánh dấu từng cột mốc đáng nhớ trên chặng đường học vấn.
Nhân viên Sylvan Learning Việt Nam sẽ tư vấn cho phụ huynh, học sinh về các khóa học tại trung tâm.
Washington: Không chấm điểm liệt hoặc "không đạt" học sinh mùa dịch Với việc đóng cửa trường học trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Mỹ, giáo viên và chính quyền tiểu bang Washington đang đau đầu trong vấn đề chấm điểm, xếp hạng học sinh trong môi trường trực tuyến. Khi học sinh không có thời gian như nhau hoặc có thể truy cập vào cùng một tài liệu học tập, việc đánh giá...