Thanh Hóa tổ chức Lễ khai giảng với nhiều hình thức linh hoạt
Sáng 6/9, các trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đồng loạt tổ chức Lễ khai giảng năm học mới.
Đây là lễ khai giảng đặc biệt, diễn ra trong bối cảnh nhiều địa phương trong tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội nên cách thức tổ chức cũng linh hoạt theo hình thức trực tuyến, trên sóng phát thanh hoặc trực tiếp tùy điều kiện từng địa phương.
Trường THPT Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ khai giảng năm học 2021-2022 tại điểm cầu chính và truyền đến phòng học trực tuyến của các lớp để phụ huynh, học sinh theo dõi. Ảnh: baothanhhoa.vn
Thống kê sơ bộ, tỉnh có một số địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg không tổ chức lễ khai giảng đối với cấp Tiểu học, Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, như: thành phố Thanh Hóa; thị xã Nghi Sơn; các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống, Như Thanh, Mường Lát.
Video đang HOT
Một số huyện tổ chức lễ khai giảng theo hình thức trực tiếp tại lớp học, dưới sự phối hợp chặt chẽ của ngành Y tế và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu trong quy định về phòng, chống dịch COVID-19 như: phân luồng đón học sinh từ cổng trường, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, hướng dẫn khoảng cách phù hợp… Một số địa phương khác tổ chức dưới hình thức trực tuyến, học sinh dự lễ khai giảng tại nhà qua màn hình ti vi, máy tính hay smartphone…
Trong ngày khai giảng năm học mới, ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã dự lễ khai giảng tại Trường Trung học Phổ thông Cẩm Thuỷ 1 (huyện Cẩm Thuỷ) – nơi có 2 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021. Đây cũng là trường duy nhất của khu vực miền núi xứ Thanh và là 1 trong 2 trường trên địa bàn tỉnh có học sinh đạt giải quốc gia trong năm học vừa qua.
Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, Lễ khai giảng tại Trường Trung học Phổ thông Cẩm Thuỷ 1 diễn ra ngắn gọn, trang trọng bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch. Các thầy, cô giáo dự lễ trực tiếp dưới cờ tại khuôn viên sân trường; học sinh dự lễ ngay tại lớp học và nghe các nội dung của buổi lễ qua hệ thống loa truyền thanh.
Do liên tiếp phát hiện nhiều ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã chính thức điều chỉnh thời gian tựu trường, kế hoạch tổ chức Lễ khai giảng và dạy học năm học 2021-2022. Theo đó, Sở điều chỉnh Lễ khai giảng năm học 2021-2022 từ ngày 5/9/2021 sang ngày 6/9/2021 vào tiết học đầu tiên (thời gian không quá 45 phút); tổ chức dạy học các tiết tiếp theo. Lễ khai giảng chỉ tổ chức trong nội bộ nhà trường theo đơn vị lớp. Các thông tin từ nhà trường có thể chuyển đến các lớp bằng hình thức trực tuyến hoặc qua hệ thống loa phát thanh của trường.
Năm học này, tỉnh Thanh Hóa có gần 900 nghìn học sinh các cấp với tổng số trên 30 nghìn nhóm lớp tại hơn 2.000 trường học. Để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã xây dựng phương án dạy học theo 3 cấp độ; chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị, thành phố hướng dẫn các nhà trường chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, tập huấn cho giáo viên kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến…; nỗ lực khắc phục, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu trong năm học…
Nhiều học sinh gặp sự cố về kết nối trong buổi học đầu tiên
Sau Lễ khai giảng chung toàn thành phố vào hôm qua, sáng 6-9, học sinh toàn thành phố Hà Nội bắt đầu bước vào buổi học đầu tiên của năm học mới.
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều phụ huynh học sinh, buổi học đầu tiên diễn ra không mấy suôn sẻ khi tình trạng mất kết nối hoặc kết nối chập chờn diễn ra ở nhiều nơi, nhất là đối với cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm Zoom để học trực tuyến.
Sau lễ khải giảng trực tuyến ngày hôm qua, học sinh các cấp bắt đầu học trực tuyến vào sáng ngày 6-9, tuy nhiên việc kết nối gặp trục trặc ở nhiều nơi. (Ảnh: Mạnh Dũng)
Theo đó, trên một số diễn đàn của cha mẹ học sinh trên mạng xã hội Facebook, nhiều phụ huynh than phiền về việc không thể kết nối vào lớp học online cho con do kết nối chập chờn dù đã thử nhiều cách hoặc nếu kết nối được thì thầy cô và học sinh lại không thể nghe, nhìn thấy nhau.
"Thay mấy cái máy, hết cắm giắc lại dùng wifi, còn chuyển cả mạng nhà hàng xóm mà không ăn thua", "khổ lắm luôn, sáng nay bố mẹ cũng vì nghẽn mạng mà cũng không làm được việc, con thì out ra liên tục", "Ôi cả sáng không làm được gì ngoài việc hai con nhắn tin gọi điện không vào được Zoom được"..., một số phụ huynh bình luận.
Trong khi đó, một số phụ huynh bày tỏ sự thông cảm khi cho rằng khi các trường đồng loạt cho học sinh học online trong khi hạ tầng chưa theo kịp: "Là lẽ thường các bác ạ, hạ tầng chưa theo kịp nên đồng loạt Zoom tất yếu sẽ không trôi chảy hết cả thẩy đâu ạ", "Mình nghĩ buổi đầu nên mọi thứ chưa được trôi chảy và nhiều mới mẻ, thôi đành chờ khắc phục dần dần"...
Theo ghi nhận của phóng viên, đa số các trường hợp không kết nối được với lớp học hay kết nối mạng chập chờn đều xảy ra trên nền tảng học trực tuyến Zoom. Trong khi, ở một số nền tảng khác như Google Meet hay Microsoft Teams, hiện tượng kết nối mạng kém hay không kết nối được xảy ra ít hơn.
Theo nhân viên hỗ trợ kỹ thuật tổng đài Hỗ trợ khách hàng của nhà mạng FPT, trong buổi sáng nay nhà mạng có ghi nhận một số phản hồi của khách hàng về việc không thể kết nối với nền tảng học trực tuyến Zoom. Sự việc xảy ra khi có quá nhiều người cùng truy cập vào ứng dụng tại 1 thời điểm, hiện tại nhà mạng đang phối hợp cùng với Zoom để khắc phục tình trạng này. Đối với những khách hàng gọi điện đến tổng đài, sau khi được hỗ trợ về mặt kỹ thuật thì tình trạng kết nối đã được cải thiện.
Đối với những tiết học không thể thực hiện được do kết nối mạng kém, hiện một số trường đã tạm thời dời lịch học từ buổi sáng sang buổi chiều, trong khi có trường lên phương án dạy bù vào buổi học sau.
Trao đổi với phóng viên, chị Hồng Giang (Long Biên) cho biết, sáng nay chị kết nối mạng cho con vào phòng học Zoom, tuy nhiên cô và trò không thể nghe thấy nhau. "Hiện tại, cô giáo chủ nhiệm đã xin phép dời buổi học sang buổi chiều để khắc phục sự cố", chị Giang cho biết.
Trong khi đó, giáo viên chủ nhiệm một trường Tiểu học thuộc quận Hà Đông cũng đã thông báo đến phụ huynh học sinh về một số trục trặc đường truyền sau buổi học đầu tiên. Theo đó, với những nội dung chưa dạy được trong buổi học, nhà trường sẽ tiến hành dạy bù vào buổi học sau và sẽ xin bổ trợ thêm ngoài Thời khoá biểu nhà trường đưa ra nếu chưa đủ.
Lễ khai giảng đáng nhớ Sáng 5-9, một lễ khai giảng năm học mới rất đặc biệt đã diễn ra ở nhiều địa phương: học sinh xem truyền hình trực tiếp tại nhà, sân trường vắng ngắt vì đang tuân thủ quy định giãn cách để phòng chống dịch bệnh. Ảnh minh họa Cậu con trai vừa học xong lớp mầm của tôi tự mang đồ mới đặt...