Thanh Hóa: Tinh giản biên chế với hiệu trưởng hạn chế năng lực
Tỉnh Thanh Hóa đã chi gần 195 triệu đồng để tinh giản biên chế đối với hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Đông Anh (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) do được phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
Ảnh minh họa
Bà Lê Thị Thìn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định về việc phê duyệt số lượng và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ (bổ sung đợt II, năm 2018).
Theo đó, trong đợt này, tỉnh Thanh Hóa thực hiện tinh giản biên chế đối với 1 trường hợp thuộc khối sự nghiệp công lập trong biên chế, được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí.
Người thuộc diện tinh giản biên chế là ông Nguyễn Hữu Kiên, Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Đông Anh (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Thời điểm tinh giản biên chế từ ngày 1/10/2018.
Video đang HOT
Lý do tinh giản biên chế là vì 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm tinh giản biên chế công chức được phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
Dự toán kinh phí thực hiện cho việc tinh giản biên chế là gần 195 triệu đồng. Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn cải cách tiền lương trong dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2018.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn thực hiện các thủ tục tinh giảm biên chế theo quy định hiện hành. Đông thời, giao Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Tài chính có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện.
Trước đó, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt số lượng tinh giản biên chế đợt 2 năm 2018 đối với 214 người. Tổng số tiền chi cho việc tinh giản biên chế là gần 29 tỷ đồng.
Trong đó, dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế cho 198 người nghỉ hưu trước tuổi là hơn 26,6 tỷ đồng; kinh phí cho thôi việc ngay đối với 16 người là gần 2,3 tỷ đồng.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Bộ trưởng Giáo dục: Chất lượng hiệu trưởng rất có vấn đề
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ sẽ tổ chức rà soát để xây dựng chuẩn hiệu trưởng, trong đó có điều kiện ngang tầm đổi mới căn bản.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết chất lượng hiệu trưởng hiện nay rất có vấn đề. Ảnh: CTV
Phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 chiều 19/1, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định vai trò cán bộ, đặc biệt là trong ngành giáo dục rất quan trọng. Hiện toàn ngành có 42.000 cơ sở giáo dục công lập, như vậy có 42.000 cán bộ lãnh đạo cấp hiệu trưởng, bí thư Đảng ủy.
"Khi thực hiện Nghị quyết trung ương 9 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Bộ mới xét thấy năng lực của đội ngũ hiệu trưởng rất có vấn đề. Sắp tới Bộ sẽ tổ chức rà soát để xây dựng chuẩn hiệu trưởng, trong đó có điều kiện ngang tầm đổi mới căn bản", ông Nhạ nói và đề nghị các địa phương khi đề bạt cán bộ vào vị trí hiệu trưởng phải căn cứ vào chuẩn cán bộ.
Nhấn mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ ngành làm thường xuyên, nhưng theo Bộ trưởng Nhạ, nếu bồi dưỡng theo kiến thức, kỹ năng truyền thống thì không đáp ứng được yêu cầu. Công tác tổng kết thực tiễn từ bài học thành công và công tác dự báo để thiết kế chương trình đào tạo linh hoạt rất quan trọng. Việc áp dụng phương thức đào tạo bồi dưỡng cũng phải linh hoạt, từ trực tiếp tới trực tuyến để cán bộ lãnh đạo tự xoay, tự học thông qua công nghệ.
Bên cạnh đó, nội dung, phương thức đào tạo cũng sẽ được đổi mới, không nhất thiết phải đào tạo dài nhưng phải có nội dung phù hợp với vị trí công tác và vị trí quy hoạch. "Năm 2017 công tác đánh giá cán bộ có tiến bộ, nhưng để sát thực được là điều khó nên chúng tôi mong muốn tiếp đây có hướng dẫn chi tiết để đánh giá cán bộ hiệu quả hơn", Bộ trưởng Giáo dục đề xuất.
Ông Nhạ cho biết, vừa qua Bộ Giáo dục đã tinh gọn được 54 vị trí, trưởng phòng, là một trong hai bộ không có cấp phòng trong vụ.
Chủ trương dồn các cơ sở giáo dục, điểm trường theo hướng tinh giản vừa qua là tốt. Các tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai, Lâm Đồng, Nghệ An đã làm tốt. Tuy nhiên, ông cho rằng khi sắp xếp tinh giản đầu mối giáo dục, phải tính toán điều kiện áp dụng, tránh tình trạng dồn ép cơ học dẫn đến học sinh bỏ trường.
Việc tinh giản biên chế theo nghị quyết 39, theo ông Nhạ cũng cần tránh tình trạng giảm cơ học 10% dẫn đến không đủ điều kiện để giáo viên đứng lớp.
Theo VNE
Đắk Nông: Nhiều trường công chủ trương xã hội hóa hợp đồng giáo viên Nhiều năm liền lâm vào cảnh thiếu giáo viên các bậc học từ mầm non đến THCS, nhiều trường mầm non tại TX.Gia Nghĩa - Đắk Nông đã chủ trương hợp đồng với các giáo viên bằng nguồn xã hội hóa. Chủ trương này nhận được sự đồng thuận của đa số phụ huynh trên địa bàn. Trường mầm non Hoa Phượng Vàng...