Thanh Hóa: Sẽ giảm 35 trường trong năm học 2018 – 2019
Trong kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thanh Hóa năm học 2018 – 2019, tại địa phương này sẽ giảm tổng cộng 35 trường học các cấp so với năm học trước.
Ảnh minh họa
Theo kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, năm học 2017- 2018, trên địa bàn Thanh Hóa có tổng số 2.122 trường học.
Trong đó, cấp Mầm non: 665 trường, Tiểu học: 674 trường, THCS: 613 trường, Tiểu học và THCS: 33 trường, THPT: 101 trường, THCS và THPT: 7 trường, Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Dạy nghề: 28 và 1 Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp.
Năm học 2018 – 2019, tổng số trường học trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa sẽ là 2.087 trường. Trong đó, Mầm non: 672 trường, Tiểu học: 638 trường, THCS: 584 trường, Tiểu học và THCS: 61 trường, THPT: 94 trường, THCS và THPT: 9 trường, 28 Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Dạy nghề và 1 Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp.
Video đang HOT
Như vậy, so với kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh Thanh Hóa năm học 2017 – 2018, thì năm học tới đây, toàn tỉnh này sẽ giảm tổng cộng 35 trường.
Cụ thể, cấp Tiểu học giảm 36 trường, THCS giảm 29 trường, THPT giảm 7 trường. Riêng, cấp học Mầm non tăng 7 trường, THCS và THPT tăng 2 trường, Tiểu học và THCS tăng 28 trường.
UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở GD&ĐT căn cứ vào kế hoạch được giao, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các địa phương, đơn vị điều chỉnh chỉ tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục cho các cơ giáo dục mới thành lập hoặc chia tách, sáp nhập thành cơ sở mới, đảm bảo sự phù hợp tình hình thực tế mỗi địa phương.
Đồng thời, phối hợp với các địa phương kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức tuyển sinh đầu cấp, đảm bảo đúng quy chế, đúng đối tượng và kế hoạch được giao.
Đối với các địa phương, căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch được giao phối hợp với Sở GD&ĐT phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho các trường đối với từng bậc học, đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh Thanh Hóa.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Thái Nguyên: Lưu ý chuẩn bị thi THPT quốc gia với các trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi
Sở GD&ĐT Thái Nguyên lưu ý chuẩn bị thi THPT quốc gia 2018 với các trường THPT, các trung tâm GDNN - GDTX có đông học sinh là người dân tộc thiểu số (DTTS) và học sinh sinh sống ở vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp THPT.
Ảnh minh họa/internet
Trong đó yêu cầu trên cơ sở đánh giá, xếp loại học sinh học kỳ I năm học 2017-2018, rà soát, phân loại năng lực học tập của học sinh lớp 12, xây dựng kế hoạch dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng của từng bộ môn phù hợp với từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh DTTS; tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh DTTS.
Cụ thể: Tổ chức tốt hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá trong năm học theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 đối với giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên, hoàn thành chương trình giáo dục phù hợp với khung kế hoạch thời gian năm học, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh;
Nghiêm cấm việc cắt xén chương trình. Thực hiện nghiêm túc việc ra đề kiểm tra theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra.
Thực hiện nội dung ôn tập thi THPT quốc gia năm 2018 bao gồm nội dung chương trình giáo dục lớp 11 và lớp 12 THPT, trong đó tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12. Chú ý các nội dung dạy học đã được điều chỉnh theo hướng dẫn tại Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GD&ĐT.
Sử dụng đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2018 của Bộ GD&ĐT. Các trường tổ chức cho giáo viên và học sinh tham khảo, làm quen với định dạng của các đề thi trong quá trình dạy học và ôn tập phục vụ cho thi THPT quốc gia năm 2018.
Xây dựng kế hoạch dạy học, ôn tập năm 2018 phù hợp với từng trường, từng nhóm đối tượng, không gây quá tải, đảm bảo sức khỏe của học sinh. Tổ chức ôn tập cho những học sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốt nghiệp có nguyện vọng ôn tập phù hợp với điều kiện thực tế. Xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức ôn tập và hỗ trợ học sinh lớp 12 tham dự kỳ thi THPT ngay sau khi kết thúc năm học 2017-2018.
Bên cạnh việc thực hiện nội dung ôn tập kỳ thi THPT quốc gia, Sở GD&ĐT yêu cầu các trường cần tổ chức quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo sức khỏe và an toàn của học sinh cho đến khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh,... để có chính sách hỗ trợ học sinh DTTS học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa có điều kiện ôn tập và tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2018; không để trường hợp nào phải bỏ thi vì hoàn cảnh khó khăn.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Trường công hay trường tư đều phải được đối xử như nhau, cạnh tranh bình đẳng Quan điểm của người đứng đầu ngành giáo dục Đà Nẵng là thông cảm và hiểu cho trường tư, xem sự phát triển của trường tư là sự phát triển giáo dục thành phố. LTS: Trong khi Hà Nội "siết" chặt tuyển sinh ở trường tư thục, gây nhiều khó khăn cho nhà trường và cả phụ huynh, học sinh thì ở Đà...