Thanh Hóa: Một số kinh nghiệm rút ra từ đại hội cấp trên cơ sở
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa có 31 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, gồm 2 đảng bộ thành phố, 2 đảng bộ thị xã, 23 đảng bộ huyện và 4 đảng bộ khác.
Để thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 18-10-2019 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức tốt việc quán triệt, triển khai Chỉ thị 35-CT/TW và các văn bản của Trung ương, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quan Sơn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025 – đại hội điểm đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở. Ảnh: Minh Hiếu
Căn cứ tình hình, đặc điểm cụ thể của Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lựa chọn 2 đơn vị cấp huyện để chỉ đạo và rút kinh nghiệm, đó là Đảng bộ TP. Thanh Hóa (đại diện cho vùng đồng bằng, đô thị, ven biển) và Đảng bộ huyện Quan Sơn (đại diện cho vùng miền núi). Ngay sau đại hội điểm cấp huyện, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị trao đổi, rút kinh nghiệm và ban hành Công văn số 1727-CV/TU ngày 26-6-2020 về một số vấn đề cần rút kinh nghiệm để tổ chức thành công đại hội đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh.
Đến ngày 17-8-2020, toàn bộ 31 đảng bộ cấp trên cơ sở đã hoàn thành việc tổ chức đại hội. Nhìn chung, công tác tổ chức đại hội được thực hiện hết sức công phu, nghiêm túc, hoàn thành đầy đủ 4 nội dung của đại hội. Thời gian tiến hành đại hội đều diễn ra trọn vẹn 2 ngày (phiên trù bị 1/2 ngày và chính thức 1,5 ngày); ma-két, trang trí, khánh tiết, nghi lễ đúng quy định, trang trọng; công tác tuyên truyền được tiến hành nghiêm túc, được đông đảo nhân dân theo dõi quan tâm. An ninh, trật tự trước, trong và sau đại hội được bảo đảm.
Công tác bầu cử được thực hiện theo đúng Quy chế bầu cử trong Đảng; bảo đảm tỷ lệ số dư so với số lượng ủy viên BCH, ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra theo quy định (từ 10% trở lên). Tỷ lệ cán bộ nữ 18,2%, cán bộ trẻ 16,2%, đều vượt quy định, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số 17,1% phù hợp tình hình thực tế, tỷ lệ đổi mới trong BCH so với đầu nhiệm kỳ đạt yêu cầu. Trong ban thường vụ cấp ủy đều có nữ.
Video đang HOT
Số lượng cấp ủy viên đảng bộ các huyện, thị, thành phố, đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 giảm 132 đồng chí, bằng 10,9% so với số lượng tối đa được Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định ở nhiệm kỳ 2015-2020.
Các đại hội đều bầu đủ số lượng cấp ủy khóa mới và đoàn đại biểu dự đại hội cấp trên; việc kiểm phiếu công tâm, khách quan, không có sai sót (31/31 đảng bộ cấp huyện và tương đương đều được kiểm phiếu bằng máy). Tại các đại hội đã tiến hành bầu 26 đồng chí giữ chức danh bí thư, trong đó tái cử 19 đồng chí, mới có 7 đồng chí, nữ 2 đồng chí; các đồng chí đều trúng cử chức danh bí thư với tỷ lệ phiếu đạt từ 95% trở lên. Đối với chức danh phó bí thư có 55 đồng chí được bầu, trong đó tái cử 38 đồng chí, mới 17 đồng chí, nữ 5 đồng chí.
Việc xây dựng đề án nhân sự bám sát các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là khâu rà soát quy hoạch, đánh giá cán bộ, xem xét thẩm tra các điều kiện, tiêu chuẩn và thẩm định tiêu chuẩn chính trị đối với từng người, từng chức danh dự kiến phân công, không quá coi trọng cơ cấu mà xem nhẹ chất lượng, tiêu chuẩn. Đặc biệt trong xây dựng đề án nhân sự đại hội đã thực hiện đúng quy trình và được bàn bạc kỹ và thống nhất cao mới tiến hành làm quy trình nhân sự.
Công tác xây dựng văn kiện đại hội được thực hiện nghiêm túc. Điểm mới, sáng tạo của Thanh Hóa trong nhiệm kỳ này là Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 1504-CV/TU ngày 28-11-2019 lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo chính trị đại hội từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh, tạo sự thống nhất về các chỉ tiêu kế hoạch trong báo cáo chính trị của các cấp. UBND tỉnh đã định hướng mục tiêu phấn đấu và phương pháp tính các chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo chính trị đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2020-2025. Trong công tác xây dựng báo cáo chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu xác định rõ chủ đề đại hội, nêu lên được ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; phương hướng, mục tiêu, các chỉ tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ mới, các chương trình trọng tâm, các khâu đột phá có tính khả thi cao. Việc chuẩn bị báo cáo chính trị đã tranh thủ được ý kiến của các tầng lớp nhân dân tham gia, có ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, của đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp phụ trách.
Sau đại hội điểm cấp cơ sở, cấp huyện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kịp thời rút kinh nghiệm, có văn bản nhắc nhở về tiến độ đại hội, về chuẩn bị báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm, về nhân sự, trang trí, khánh tiết và tiến hành đại hội, tập trung chỉ đạo các đơn vị có vấn đề phức tạp. Các cấp ủy đã chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội.
Việc xây dựng các văn kiện đại hội, đặc biệt là dự thảo báo cáo chính trị, các cấp ủy trực thuộc đã bám sát các văn bản, đề cương hướng dẫn và căn cứ thực tiễn tình hình địa phương, dự báo những thời cơ, thuận lợi, thách thức để đánh giá sát đúng những thành tựu, kết quả đạt được, nhất là các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình trọng tâm, khâu đột phá trong 5 năm 2015-2020, những hạn chế, yếu kém, đúc rút những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cho giai đoạn phát triển mới phù hợp.
Quá trình xây dựng dự thảo báo cáo chính trị, các cấp ủy đã coi trọng việc lấy ý kiến nhiều lần của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân để báo cáo chính trị thực sự là sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng Dân, sự kết tinh trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, sự sáng tạo, tầm nhìn, khát vọng của đảng bộ và định hướng phát triển của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt, qua các hội nghị Ban Thường vụ duyệt nội dung đại hội các đảng bộ cấp huyện, với sự góp ý cụ thể của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình trọng tâm, khâu đột phá và giải pháp cho nhiệm kỳ tới đã được điều chỉnh, bổ sung sát đúng hơn với tiềm năng, lợi thế, tình hình của từng đơn vị, địa phương. Trong đó, nhiều chỉ tiêu đã được nâng cao hơn, nhiều chương trình trọng tâm, khâu đột phá được rút gọn hoặc thay đổi, vừa phù hợp với thực tiễn của các đơn vị, vừa bảo đảm sự thống nhất trong tổng thể chỉ tiêu kế hoạch trong báo cáo chính trị của các cấp từ tỉnh đến cơ sở.
Trong quá trình triển khai, tổ chức đại hội, các cấp ủy đã thực sự coi trọng công tác nhân sự, các văn kiện trình đại hội, đồng thời coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó là làm tốt công tác tư tưởng chính trị, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển theo tinh thần nghị quyết đại hội các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép.
Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đại hội, đó là: Cấp ủy và người đứng đầu các đảng bộ phải thật sự đề cao trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị, các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy; cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo sát đúng, phân công trách nhiệm rõ ràng, dân chủ trong chuẩn bị và điều hành đại hội. Công tác chuẩn bị đại hội, nhất là công tác nhân sự là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của đại hội; vì vậy, ban thường vụ cấp ủy, nhất là người đứng đầu phải thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, tuân thủ nghiêm túc quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để lựa chọn nhân sự tham gia cấp ủy vì lợi ích chung, không cá nhân, cục bộ, vụ lợi, bè phái… Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, cấp ủy cấp huyện và tương đương phải sát sao, nắm chắc tình hình, giải quyết và xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp ở cơ sở, nhất là công tác nhân sự, phải biết lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời, việc bố trí, sắp xếp cán bộ và giải quyết chế độ, chính sách đối với các đồng chí cấp ủy viên không tái cử trước đại hội bảo đảm quy định, tạo được sự thống nhất cao. Nhân sự dự kiến tham gia cấp ủy được thẩm định, thẩm tra bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện. Công tác thẩm định hồ sơ nhân sự bảo đảm khách quan, công tâm, làm việc tập thể và thực hiện đúng quy định. Công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội tạo được khí thế thi đua sôi nổi và không khí phấn khởi trong nhân dân. Trách nhiệm của các tiểu ban chuẩn bị đại hội phải chủ động, nhất là tiểu ban nhân sự, đồng thời, vai trò lãnh đạo của thường vụ cấp ủy và người đứng đầu phải thật sự sâu sát, trách nhiệm, công tâm, khách quan, nắm vững quy trình, nguyên tắc, quy định, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của cấp ủy cấp trên.
Đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội: Tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động
Đến nay dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV cơ bản hoàn thiện.
Trong đó, dự thảo Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, dự thảo Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đã hoàn thiện lần 4... Qua đó, phát huy trí tuệ, trách nhiệm, tạo sự thống nhất về tư tưởng, hành động trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh.
Ban Tổ chức Trung ương cho ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, tháng 8/2020.
Công tác chuẩn bị dự thảo văn kiện Đại hội XV Đảng bộ tỉnh được Tiểu ban Văn kiện Đại hội triển khai chi tiết, bài bản. BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã dành nhiều tâm sức, trí tuệ, tổ chức nhiều đoàn khảo sát tại các sở, ban, ngành, địa phương, tổ chức nhiều hội nghị; gửi văn bản để lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, Hội đồng Lý luận Trung ương, các bộ, ban, ngành trung ương; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh các thời kỳ, các chi, đảng bộ cơ sở, đảng bộ cấp trên cơ sở, cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh để xây dựng, hoàn thiện các văn kiện.
Dự thảo Báo cáo chính trị đã qua 8 lần bổ sung, chỉnh sửa, đảm bảo cô đọng, chặt chẽ, súc tích, tính cân đối giữa nội dung đánh giá kết quả nhiệm kỳ 2015-2020 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2020-2025. Qua đó, tiếp tục bổ sung vào chủ trương, định hướng phát triển của tỉnh trong nhiệm kỳ mới và hoàn thiện các văn kiện phục vụ cho Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Ông Lê Mạnh Sơn (tổ 3, khu 4, phường Hồng Hà, TP Hạ Long) nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XV Đảng bộ tỉnh.
Dự thảo Báo cáo chính trị đang được công khai lấy ý kiến rộng rãi của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Qua đó, nhằm phát huy trí tuệ, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc tham gia xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội; tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, toàn dân.
Ghi nhận tại TP Hạ Long, dự thảo Báo cáo chính trị đang được các tầng lớp nhân dân thành phố nghiên cứu một cách nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao. Qua nghiên cứu, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân đều đánh giá cao dự thảo có nhiều luận điểm mới, quan trọng, thể hiện tư duy, tầm nhìn, khát vọng phát triển của Quảng Ninh trong chặng đường kế tiếp. Đáng chú ý, nhóm nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đặt lên đầu tiên trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển. Qua đó, tiếp tục khẳng định quan điểm, tầm nhìn về vị trí, vai trò, yêu cầu quan trọng, mang tính quyết định của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đối với công cuộc phát triển của tỉnh.
Cán bộ, đảng viên, nhân dân khu 4 (phường Hồng Hà, TP Hạ Long) thảo luận, đoáng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội XV Đảng bộ tỉnh.
Các mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh được người dân quan tâm. Ông Lê Mạnh Sơn (tổ 3, khu 4 phường Hồng Hà, TP Hạ Long) cho biết: "Nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị của Đảng bộ tỉnh, tôi rất tâm đắc với nội dung xây dựng thành phố thông minh và tỉnh Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2030. Tôi mong muốn thời gian tới, tỉnh quan tâm quy hoạch lại các khu dân cư, đầu tư hạ tầng giao thông, chiếu sáng, thoát nước đồng bộ. Cùng với đó, chú trọng đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0".
Bằng tinh thần và trách nhiệm của mình, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong tỉnh đang tiếp tục nghiên cứu, phân tích, trao đổi, để đóng góp những ý kiến tâm huyết, chất lượng, góp phần hoàn chỉnh Báo cáo chính trị trình Đại hội XV Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.
Thanh Hoá đang vươn mình trỗi dậy mạnh mẽ Nghị quyết 58 đề ra những mục tiêu cụ thể, những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tầm nhìn đến năm 2045, sẽ là tỉnh phát triển toàn diện, kiểu mẫu của cả nước. Ngày 31/8/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị...