Thanh Hóa: Không thu tiền ra đề thi, coi thi và chấm thi ở trường phổ thông
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa vừa có công văn về việc thực hiện dạy làm quen tiếng Anh đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và học sinh lớp 1, lớp 2; hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; kiểm tra định kỳ ở tiểu học, THCS, THPT năm học 2018-2019.
Theo đó, bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục trực thuộc triển khai thực hiện nghiêm các văn bản pháp luật về thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách năm học 2018-2019 theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
Cùng với đó là tích cực chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để triển khai, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, dạy ngoại ngữ (từ lớp 1) vào năm học 2019-2020.
Các nhà trường thực hiện nghiêm túc theo chương trình của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT đã hướng dẫn, không thu tiền của học sinh đối với việc tổ chức dạy tiếng Anh và dạy song ngữ (từ lớp 3 đến lớp 9), dạy làm quen tiếng Anh đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và học sinh lớp 1, lớp 2; thực hiện dạy tiếng Anh (từ lớp 3 đến lớp 9).
Việc tổ chức thí điểm dạy song ngữ phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ của giáo viên bộ môn, khả năng học và tự nguyện của học sinh. Các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung chỉ đạo, đánh giá kết quả việc dạy và học, rút kinh nghiệm sau một năm triển khai, thực hiện thí điểm, chưa tổ chức đại trà trong năm học 2018-2019 và không thu tiền của học sinh.
Khuyến khích tổ chức dạy trên tinh thần tự nguyện của học sinh và không được thu tiền đối với việc tổ chức dạy thí điểm, làm quen tiếng Anh cho học sinh lớp 1, lớp 2, các nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
Không mở rộng thêm số trường đang thực hiện thí điểm, chờ chương trình và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT đối với việc tổ chức dạy thí điểm, làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non 5-6 tuổi.
Video đang HOT
Học sinh có nhu cầu, đăng ký học tại các Trung tâm ngoại ngữ, tin học đã được Sở GD&ĐT cấp phép hoạt động theo quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
Đối với việc tổ chức hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho học sinh, các nhà trường phải tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ chính khóa, trong đó có hoạt động GDKNS cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT trong từng năm học.
Học sinh có nhu cầu học kỹ năng sống thì đăng ký học tại các đơn vị hoạt động GDKNS (địa điểm học tại các trung tâm) được Sở GD&ĐT Thanh Hóa cấp phép hoạt động. (ảnh minh họa)
Học sinh có nhu cầu, đăng ký học tại các đơn vị hoạt động GDKNS (địa điểm học tại các trung tâm) được Sở GD&ĐT cấp phép hoạt động.
Về khoản thu kiểm tra định kỳ đối với học sinh tiểu học, THCS và THPT, các trường tiểu học, số lần kiểm tra các môn trong năm học thực hiện theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá học sinh tiểu học. Các nhà trường chỉ thu tiền giấy thi phục vụ học sinh; không thu tiền ra đề thi, coi thi, chấm thi.
Các trường THCS, THPT, số lần kiểm tra các môn trong năm học thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT về việc đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT. Các nhà trường hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị giấy thi, không thu học sinh tiền giấy thi, ra đề thi, coi thi và chấm thi.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, đối với các lớp tiểu học đã tổ chức học 2 buổi/ngày (không vượt qua 7 tiết/ngày), các nhà trường không được tổ chức dạy thêm vào tiết thứ 8 trong ngày.
Trước đó, do hoạt động GDKNS trong các trường học còn nhiều bất cập nên Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã yêu cầu các nhà trường trên địa bàn toàn tỉnh dừng từ ngày 16/10/2017.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Thanh Hóa sẽ xử lý nghiêm lạm thu đầu năm học
Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có văn bản gửi xuống các trường học quán triệt các khoản lạm thu đầu năm, nếu đơn vị nào xảy ra sai phạm sẽ yêu cầu địa phương đó xử lý nghiêm.
Trao đổi với VietNamNet, bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, năm học 2017-2018 các trường cơ bản đã thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học. Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của ngành. Đơn thư phản ánh tình trạng "lạm thu" giảm nhiều so với những năm học trước.
Tuy nhiên vẫn còn một số khoản thu không đúng qui định, nhất là tại các trường mầm non, tiểu học, THCS như: Các khoản thu thỏa thuận phục vụ học sinh (HS), huy động cha mẹ HS hỗ trợ kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, thu tiền quỹ Ban đại diện CMHS của lớp, trường; tổ chức dạy tiếng Anh và giáo dục kỹ năng sống không đúng quy định...
Thanh Hóa sẽ xử lý nghiêm lạm thu đầu năm học
Để không còn những trường hợp "lạm thu" như trên. Năm học 2018 - 2019, Sở GD&ĐT tiếp tục quán triệt, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Thanh Hóa.
Cụ thể, các khoản thu trong năm học 2018 - 2019 theo quy định của nhà nước, gồm: Bảo hiểm y tế; thu, chi học phí; tiền gửi xe đạp (mức thu tối đa trông giữ xe đạp của 1 HS là 15.000 đ/tháng; xe máy là 30.000 đ/tháng); giá dịch vụ thi tuyển sinh vào lớp 10, thi THPT Quốc gia hàng năm, Sở GD&ĐT có văn bản hướng dẫn riêng.
Các khoản thu của tổ chức, đoàn thể liên quan đến HS, như: Quỹ Đoàn, Đội; quỹ Hội Chữ thập Đỏ do các tổ chức Đoàn, Đội, Hội thu, chi theo quy định và có sự kiểm tra, giám sát của lãnh đạo các đơn vị, trường học...
Theo bà Hằng, năm nào ngành cũng chỉ đạo rất rõ ràng về các khoản được thu đầu năm. Tuy nhiên một số trường vẫn xảy ra sai phạm là do người đứng đầu không tốt, không chịu đọc hướng dẫn của ngành hoặc có đọc nhưng "bỏ ngoài tai".
Hơn nữa khi xảy ra sai phạm, bản thân chủ tịch các huyện, thị xã quản lý các trường đó kỷ luật không nghiêm, dẫn đến hiệu trưởng các trường vẫn không sợ.
"Năm nay, địa phương nào để xảy ra tình trạng lạm thu, gây bức xúc trong nhân dân thì trưởng phòng GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện và Sở GD&ĐT. Các trường THPT, Trung tâm GDTX và Trung tâm KTTH-HN tỉnh chịu trách nhiệm trước Sở GD&ĐT. Chúng tôi cũng yêu cầu người đứng đầu phải xử lý nghiêm làm gương cho các năm", bà Hằng nhấn mạnh.
Theo vietnamnet.vn
Hà Tĩnh: ban hành Nghị quyết phát triển giáo dục mầm non và phổ thông Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Ảnh minh họa/internet Trong đó đưa mục tiêu đến năm 2021, tỷ lệ huy động trẻ vào mẫu giáo 98%, nhà trẻ 35% (trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên), trong đó...