Thanh Hóa: Không học thêm vào buổi chiều để đảm bảo sức khỏe HS lớp 9, 12
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa yêu cầu, đối với lớp 9 và lớp 12, tổ chức dạy thêm, học thêm vào buổi sáng, không tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, giáo viên.
Ảnh minh họa
Bà Phạm Thị Hằng, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa vừa có văn bản về việc hoàn thành kế hoạch dạy, học và tổ chức ôn tập cho học sinh năm học 2019-2020.
Theo đó, thực hiện kết luận của Giám đốc Sở GD&ĐT, trên cơ sở ý kiến của các đơn vị tại hội nghị chủ chốt toàn ngành ngày 9/6/2020, về tiếp tục hoàn thành kế hoạch dạy, học học kì II, kết thúc năm học 2019-2020 và tổ chức ôn thi cho học sinh cuối cấp.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa yêu cầu: Về chương trình các môn học của học kì II đối với bậc trung học, các cơ sở giáo dục đã thực hiện nghiêm túc theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên và cơ bản đã hoàn thành các nội dung dạy học.
Các trường cần rà soát chương trình các môn học để hoàn thành kế hoạch chậm nhất vào ngày 30/6/2020.
Video đang HOT
Sau ngày 30/6/2020 đối với các khối lớp 6, 7, 8, 10, 11 được nghỉ học ở trường, không tổ chức dạy thêm, học thêm.
Đối với lớp 9 và lớp 12, tổ chức dạy thêm, học thêm vào buổi sáng để ôn thi cho học sinh thi vào THPT và thi tốt nghiệp THPT, không tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, giáo viên và có thời gian cho học sinh tự ôn tập.
Riêng trường THPT chuyên Lam Sơn, xây dựng kế hoạch tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đảm bảo chất lượng hiệu quả.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa lưu ý, việc tổ chức dạy thêm, học thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi (Trường THPT chuyên Lam Sơn) phải được sự tự nguyện của học sinh, phụ huynh.
Về tổ chức tổng kết năm học và hướng dẫn học sinh tự học. Từ ngày 11-15/7/2020 các trường tổ chức tổng kết năm học theo Quyết định số 1441/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của UBND tỉnh.
Để đạt chỉ tiêu về chất lượng đã được giao, các nhà trường cần tổ chức thật tốt việc ôn luyện cho học sinh trên lớp đối với lớp 9, lớp 12 theo các văn bản đã hướng dẫn của Sở. Đồng thời, phân loại đối tượng học sinh để giao thêm bài tập phù hợp, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và học trên truyền hình, Internet (kể cả các khối lớp còn lại), tránh quá tải để học sinh có thời gian hoạt động trong hè.
Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện những nội dung nêu trên.
"Thi lớp 10, con đừng làm ba mẹ mất mặt đấy nhé!"
Từ hôm qua, tôi thật sự ám ảnh khuôn mặt rầu rĩ của một cô bé học trò lớp 9. Em bảo rằng dịp này em đang áp lực vô cùng với những kì thi.
Ảnh minh họa
Chẳng biết rồi đây em có đáp ứng được nguyện vọng của ba mẹ mình không nữa. Em thật sự lo lắng và mệt mỏi.
Đây là cô bé học trò mà tôi đang dạy thêm ở một trung tâm. Em học khá ở môn Văn của tôi nên cô trò thường thân thiết. Em hay mượn tôi một số sách văn mẫu để đọc thêm. Thấy em yêu thích môn học của mình, tôi rất vui và hạnh phúc.
Vậy mà hôm qua, tôi thấy em ít nói và có vẻ buồn. Gặng hỏi mãi em mới tâm sự rằng mình đang rất buồn và lo lắng cho kì thi tuyển sinhh lớp 10 sắp tới đây. Ba mẹ em đặt mục tiêu buộc em phải đậu vào trường chuyên.
Năm nay em sẽ phải thi chuyên Anh. Mà nếu rớt thì sẽ xuống lớp nguồn. Nhất định là em phải đậu được vào trường chuyên của tỉnh. Ba mẹ em còn bảo rằng em đừng có mà làm ba mẹ mất mặt đấy. Cố gắng mà học ngày học đêm vào. Ba mẹ nói thế thành thử, em lo sợ và áp lực lắm.
Em rất sợ mình sẽ làm ba mẹ thất vọng. Nỗi lo lắng này ám ảnh em cả trong những giấc mơ. Mấy ngày nay em mất ăn, mất ngủ vì lo lắng. Chẳng biết rồi đây em có đáp ứng được kì vọng của ba mẹ mình không nữa.
Thực ra, bản thân em cũng dự định thi chuyên với mục đích thử sức của mình. Nếu em đậu được thì mừng quá rồi. Còn không thì em sẽ đăng kí về một trường cấp 3 gần nhà.
"Học gần nhà cũng có rất nhiều cái lợi cô ạ. Vậy nhưng ba mẹ em cứ bắt em phải cố gắng vô được trường chuyên bằng mọi giá. Ba nói em là ngay từ bây giờ con phải đặt ra mục tiêu để mình phấn đấu chứ. Mà học trường chuyên con mới có tương lai tốt đẹp được.
Vào được trường ấy, ba mẹ vừa yên tâm lại vừa tự hào về con nữa. Con là chị lớn trong nhà, con phải cố gắng để các em còn noi gương. Nhất định, con không được làm ba mẹ thất vọng đấy."
Em tâm sự thêm rằng: Thực ra, em biết ba mẹ rất thương chúng em. Ba mẹ em cũng không tiếc tiền bạc để đầu tư cho việc học hành của con cái. Mọi việc nhà ba mẹ em giành làm tất. Tối nào ba cũng vất vả đưa đón em đi học thêm. Có điều, ba mẹ thường áp đặt chúng em trong việc học hành. Với ba mẹ, nhất định các con phải học giỏi bằng mọi giá.
Vì ba mẹ quá kì vọng nên em rất áp lực. Mỗi khi ngồi vào bàn học em lại rất lo sợ. Chẳng biết rồi đây, em có đạt đúng được ước nguyện của ba mẹ không. Những ngày này, em buồn và mất ngủ suốt vì lo lắng.
Nghe em nói, tôi thật sự thương em. Tôi bảo em phải thoải mái tinh thần ra. Trong học tập em cứ cố gắng hết mình là được. Còn việc thi trường chuyên, em cứ coi đó như là một cuộc thử sức thôi. Tôi cũng bảo em hãy lựa dịp nào để trò chuyện, tâm sự và nói lên suy nghĩ của mình cho ba mẹ hiểu. Em mà cứ như vậy thì kết quả cuối cùng còn tồi tệ hơn nữa kia. Mong sao em vui vẻ để đạt được kết quả như ý mình.
Trên thực tế, bây giờ có một bộ phận phụ huynh thường rất kì vọng vào con. Họ cũng không tiếc tiền để bỏ ra đầu tư cho con. Họ thường đặt ra mục tiêu và bắt con phải đạt được bằng mọi giá. Họ luôn nghĩ đấy là cách thương con tốt nhất. Thế nhưng họ đâu hiểu rằng cách áp đặt đó khiến không ít đứa trẻ phải chịu áp lực lớn. Nhiều đứa trẻ vì lo sợ quá mà dẫn đến trầm cảm, tự kỉ. Chỉ đến khi như vậy thì các bậc phụ huynh mới ân hận nhận ra được những sai lầm của mình.
Một mùa thi nữa lại về rồi. Chỉ mong sao các bậc phụ huynh đừng tạo áp lực quá mức lên đầu tụi nhỏ. Hãy để các con được hạnh phúc trong việc học hành của mình, phụ huynh nhé.
Thầy trò Hà Nội tăng tốc chuẩn bị cho kỳ thi đầy cam go vào lớp 10 Sáng học chính khóa, chiều phụ đạo, tối học thêm, cả thầy và trò các trường phổ thông ở Hà Nội đang nỗ lực ngày đêm để luyện thi vào lớp 10, kỳ thi cam go nhất của học sinh Thủ đô. Học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở thị trấn Sóc Sơn, Hà Nội được tăng cường phụ đạo buổi...