Thanh Hóa: Hơn 8.000 giáo viên mầm non được xét vào biên chế
HĐND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định chuyển đổi 525 trường mầm non bán công sang công lập. Đồng thời có 8.053 giáo viên mầm non ngoài biên chế sẽ được tuyển dụng vào viên chức sự nghiệp, phần nào đã giải quyết những bức xúc lâu nay của ngành giáo dục Thanh Hóa.
Đó là những tín hiệu mừng đối với các giáo viên (GV) mầm non ngoài biên chế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa lâu nay hưởng lương theo quyết định 2480, đã được “hiện thực hóa” tại kỳ họp thứ III, HĐND tỉnh Thanh Hoá Khóa XVII.
Theo báo cáo, Thanh Hóa hiện có 653 trường mầm non, trong đó có 122 trường công lập, 6 trường tư thục và 525 trường bán công. Cơ sở vật chất tại các trường mầm non bán công còn nhiều thiếu thốn, xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu dạy và học, do tỷ lệ ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ còn thấp.
Thanh Hóa hiện có 653 trường mầm non.
Video đang HOT
Chính vì thế, việc chuyển đổi các trường bán công sang công lập sẽ tạo điều kiện tốt cho công tác đào tạo bậc học mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã thông qua tờ trình về việc chuyển đổi 525 trường mầm non bán công sang công lập. Theo đó, tổng số người được tuyển dụng vào viên chức sự nghiệp giáo dục mầm non là 8.483 người, trong đó có 35 hiệu trưởng, 212 hiệu phó, 8.053 GV và 183 nhân viên.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Thanh Hóa, tại các địa phương chưa có tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư nào đăng ký tiếp nhận đầu tư chuyển đổi trường mầm non công lập sang dân lập, tư thục, do hiệu quả đầu tư kinh doanh dịch vụ mầm non còn thấp, chậm thu hồi vốn. Chế độ tiền công đối với cán bộ, GV, nhân viên ngoài biên chế tại các trường mầm non còn rất thấp.
Thậm chí, nhiều nơi GV chỉ được nhận mức lương phụ cấp 200.000đ/tháng, không đảm bảo cuộc sống, trong khi chế độ đãi ngộ đối với GV trong biên chế cao hơn hẳn so với ngoài biên chế, tạo ra sự bất công bằng, tâm lý không yên tâm trong cán bộ, GV ngoài biên chế. Với việc chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập, các GV ngoài biên chế sẽ được tuyển dụng vào biên chế, sẽ có mức thu nhập cao hơn theo hệ số, cơ bản đáp ứng được nhu cầu cuộc sống và tạo niềm tin để GV yên tâm công tác.
Đặc biệt, khi biết được HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về việc chuyển đổi các trường bán công sang công lập, hàng chục cô giáo ở ngôi trường 100% GV không biên chế của xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân, vui mừng khôn xiết.
Chia sẻ với phóng viên, cô Lê Thị Huyền, hiệu trưởng nhà trường xúc động: “Khi HĐND tỉnh thông qua tờ trình về việc chuyển đổi 525 trường bán công sang công lập trong đó có trường mầm non xã Thượng Ninh, tất cả các GV nhà trường đều rất vui mừng bởi 100% GV ở đây chưa được tuyển dụng, sẽ được xét tuyển dụng vào biên chế, điều đó tạo tâm lý yên tâm cho các GV tiếp tục công tác dạy và học”.
Như đã biết, vào đầu tháng 9/2011 vừa qua, nhiều GV mầm non ngoài biên chế tại xã Mậu Lâm và Thanh Tân của huyện miền núi Như Thanh đã đồng loại nghỉ dạy trong ngày khai giảng do thu nhập quá thấp, không đảm bảo yêu cầu tối thiểu của đời sống. Vì vậy, việc thông qua Nghị quyết trên sẽ giúp cho những GV bậc mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vững tâm trong sự nghiêp trồng người.
Nguyễn Thùy – Duy Tuyên
Theo dân trí
TPHCM: Hàng trăm giáo viên mầm non nghỉ việc do thu nhập thấp
Từ đầu năm học 2011 đến nay đã có 422 giáo viên, quản lý và nhân viên ngành mầm non nghỉ việc do thu nhập quá thấp, công việc quá tải. Thành phố đang thiếu nhân lực ngành mầm non một cách trầm trọng.
Những khó khăn trong giáo dục mầm non hiện nay được Sở GD-ĐT TPHCM đề cập trong buổi làm việc với Hội đồng Nhân dân thành phố sáng 15/10.
Bà Trần Thị Kim Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM thông tin, hiên nay toàn thành phố có 759 trường mầm non công lập và ngoài công lập, hơn 1.000 nhóm trẻ gia đình có phép với tổng số học sinh gần 300.000 cháu với gần 11.000 giáo viên (GV). Theo quy định, bậc mầm non cần 2 GV/lớp nhưng thành phố mới chỉ đạt 1,19 GV/lớp, hiện còn thiếu 783 GV. Chỉ có 20% số lớp học có một bảo mẫu, toàn thành phố tiếp tục thiếu trên 7.200 bảo mẫu, 783 GV và 24 cán bộ quản lý.
Riêng trong năm học này đã có 422 GV, cán bộ ngành mầm non nghỉ việc. Theo bà Thanh, nguyên nhân của tình trạng này là do nhân viên ngành mầm non có thu nhập quá thấp. Tổng thu nhập GV mầm non bình quân 1,8 - 2,4 triệu đồng/người/tháng nhưng thời gian lao động dài hơn 12 tiếng (từ 6 giờ 30 đến 18 giờ), cường độ lao động quá tải... Nhân viên bảo mẫu, cấp dưỡng, bảo vệ lại càng khó tuyển vì thu nhập chỉ 1,2 - 1,4 triệu đồng/tháng.
Phía Sở GD-ĐT nhấn mạnh, thành phố hiện vẫn áp dụng mức thu được ban hành từ năm 1996 như phí vệ sinh 3.000-5.000 đồng/tháng/HS, phí phục vụ bán trú 30.000-50.000 đồng/tháng/HS đã quá lỗi thời trong khi lương tối thiểu và giá cả đều đã tăng gấp nhiều lần. Mức thu này không thể đảm bảo chi trả cho mua sắm vật chất và bồi dưỡng đội ngũ GV, bảo mẫu. Sở kiến nghị tăng phí vệ sinh lên từ 15.000 đến 20.000 đồng và phục vụ bán trú lên từ 150.000 đến 200.000 đồng.
Tình trạng thiếu trường công lập cũng được ngành đề cập. Thành phố còn 13 phường chưa có trường mầm non công lập và nhiều quận chưa có trường chuyên biệt. Vì thế cần đẩy mạnh tiến độ xây trường mầm non công lập tại các phường - xã chưa có trường mầm non, xoá điểm lẻ và xây thêm trường mầm non tại các khu công nghiệp và khu nhà lưu trú công nhân.
Đại diện HĐND TPHCM đề nghị ngành giáo dục cần rà soát lại tình hình thức tế để có những số liệu chính xác về cơ sở vật chất, bữa ăn, chi phí sinh hoạt... để đưa ra mức thu sao cho phù hợp nhất. Đồng thời cũng phải cân nhắc các khoản thu nếu tăng được thì sẽ chi thế nào cho trẻ và ý kiến của phụ huynh để thành phố xem xét. Đồng thời phía lãnh đạo thành phố cũng sẽ tiếp tục khảo sát tại các quận huyện để có nắm rõ tình hình thực tế.
Theo DT
Bi hài chuyện đi học của trẻ mầm non Không được... ị trong lớp, hạn chế uống nước để đỡ tè dầm, tự làm vệ sinh... là cảnh khá thường thấy trong một số trường mầm non công lập, đặc biệt là ở những trường quá tải. "Cô không cho ị" Chị Minh Nguyệt (quận Đống Đa) có con đang học mầm non cho biết: "Mỗi lần đón con về nhà là...