Thanh Hóa: Học sinh bị rách tai khâu 4 mũi, hiệu trưởng nói ‘nghe phong thanh’
Theo phản ánh, trong giờ học, 2 học sinh lớp 2 ở Thanh Hóa không chú ý học bài đã bị cô giáo chủ nhiệm phát hiện xuống xách tai, sau đó 1 học sinh bị rách tai phải khâu 4 mũi.
Vết rách ở tai học sinh lớp 2 còn chưa lành, dù 1 tuần đã trôi qua
Ngày 16-12, bà Nguyễn Thị Vân, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Hùng (xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), xác nhận có thông tin một học sinh lớp 2 đang học tại trường bị cô giáo xách rách tai phải khâu nhiều mũi.
Trước đó, vào buổi học hôm thứ 6, ngày 8-12, trong giờ học tiếng Việt, em T.T.Q.A. và em Đ.T.G.B. (lớp 2A, ngụ xã Vĩnh Hùng) có chơi oẳn tù tì trong lớp. Thấy cả hai không chú ý học bài, cô Nguyễn Thị Thu (cô giáo chủ nhiệm) đã xuống nhắc nhở và xách tai cả hai học sinh này.
Tuy nhiên, sau khi bị xách tai, em Q.A. đã bị cháy máu tai. Thấy vậy, cô Thu đã lấy bông lau cho em, sau đó báo tin cho phụ huynh để đến đón con về giữa giờ.
Khi đến đón con, mẹ của em Q.A. thấy con bị rách tai nên đã đưa tới bệnh viện sơ cứu và phải khâu 4 mũi. Theo người nhà Q.A., trước khi đi học, em Q.A. không hề bị vết thương nào ở tai. Ngay buổi chiều hôm xảy ra sự việc (8-12), cô giáo Thu đã đến nhà em Q.A. xin lỗi gia đình.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, cô Nguyễn Thị Thu không nhận mình xách rách tai em Q.A. mà cho rằng có thể em đã bị thương ở tai trước đó. “Có thể sau khi bị xách tai, cháu nghịch ngợm nên mới bị rách chứ tôi chỉ xách nhẹ thì làm sao mà rách được tai cháu”- cô giáo Thu nói.
Ngôi trường nơi xảy ra sự việc học sinh bị rách tai
Thông tin cô giáo Thu nói trái ngược với những gì cháu Q.A. thuật lại, vì khi xách tai xong thấy tai học sinh này chảy máu, cô Thu đã nói em Q.A. lấy bông để cô này lau vết máu.
Dù sự việc đã xảy ra được 1 tuần, nhưng bà Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Hùng cho biết mới nghe phong thanh. “Tôi có nghe phong thanh mọi người trong trường nói cô Thu xách tai học sinh dẫn đến rách tai nhưng khi hỏi trực tiếp thì cô Thu chỉ thừa nhận có xách tai học sinh chứ vết rách ở tai không phải do cô gây ra mà có thể do học sinh bị trước đó”.
Cũng theo bà Vân, hiện nhà trường chưa yêu cầu cô Thu làm tường trình hay có bất kỳ hình thức nhắc nhở, xử lý kỷ luật nào. “Do phụ huynh không có ý kiến gì nên nhà trường vẫn đang đợi nghe thêm thông tin”- bà Vân nói.
Do nhà trường không có động thái xử lý nào đối với cô giáo Nguyễn Thị Thu nên các phụ huynh có con đang theo học tại trường rất lo lắng đã gửi thông tin tới báo chí, đề nghị làm rõ để họ yên tâm không có trường hợp tương tự xảy ra.
Theo NLĐ
Các trường đào tạo CNTT phải theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Công nghệ thông tin giữ vai trò nòng cốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, các trường đại học và những đơn vị trực tiếp đào tạo ra nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đang nhanh chóng vào cuộc...
ảnh minh họa
GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm, Hiệu trưởng Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU), chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã : "Đã đến lúc, đội ngũ chuyên gia, giảng viên trực tiếp giảng dạy cho sinh viên đại học, học viên cao học - đặc biệt là khối ngành kỹ thuật phải là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực và phải là người thành thạo, am hiểu thực tế để theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0."
Đây cũng là tiêu chí đầu tiên trong quá trình kiện toàn đội ngũ chuyên gia, giảng viên trực tiếp giảng dạy của BVU.
Ngành Công nghệ thông tin của BVU ngoài GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm, PGS. TS. Trương Mỹ Dung tham gia giảng dạy còn quy tụ được nhiều thế hệ giảng viên kế cận, là những tiến sĩ, thạc sĩ trẻ, năng động, tràn đầy tâm huyết được đào tạo, tu nghiệp trong và ngoài nước như Nhật Bản, Nga, Đức, Ấn Độ.
Theo Tiến sĩ Phan Ngọc Hoàng - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin - Điện, Điện tử của BVU, chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin của BVU đã được xây dựng theo đúng định hướng ứng dụng, đảm bảo giảm thiểu khối kiến thức hàn lâm và tập trung vào kiến thức ứng dụng thực tế.
Điển hình như chương trình đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thông tin mà BVU mới được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo (từ tháng 11-2017) có thiết kế khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành gồm 42 tín chỉ/ tổng số 60 tín chỉ (chiếm tỷ lệ 70% thời lượng) bao gồm các học phần tự chọn giúp người học tiếp cận kiến thức công nghệ 4.0.
Điểm khác biệt của chương trình đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thông tin của BVU là các học phần tự chọn được chia làm các nhóm: nhóm học phần về Phần cứng, Mạng và An ninh mạng; nhóm học phần về Hệ thống thông tin thông minh; nhóm học phần về Công nghệ phần mềm; nhóm học phần về Công nghệ thông tin; và nhóm học phần về Quản trị doanh nghiệp; giúp người học có nhiều lựa chọn trong việc bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Đối với các kỹ sư công nghệ thông tin đã "ra nghề", trước những đòi hỏi lớn về chuyên môn của cuộc cách mạng 4.0, để có thể tiếp tục theo đuổi nghề, để có thể không bị đào thải, để thăng tiến trong sự nghiệp, phát triển bản thân thì học cao học là một trong những con đường nhanh nhất vừa giúp người học nâng cao trình độ và có bằng thạc sĩ trong tay.
Đầu tháng 11-2017, Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhận quyết định đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thông tin.
Để chuẩn bị mở ngành đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thông tin, BVU đã phải có một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng về chương trình, nội dung đào tạo; đội ngũ giảng viên; khả năng nghiên cứu khoa học và cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện mở ngành đào tạo thạc sĩ theo quy định của Bộ GD-ĐT.
BVU là một trong các trường đại học đã nhanh chóng vào cuộc, kịp thời đổi mới, sáng tạo để có thể bắt kịp nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Theo SGGP
Đà Nẵng: Hiệu trưởng 'cầm nhầm' hàng chục triệu đồng tiền phụ cấp Bà Anh đã không đứng dạy các lớp theo đúng quy định nhưng vẫn nhận trợ cấp ưu đãi. Việc làm này khiến nhiều phụ huynh bức xúc, tố cáo. Những hình ảnh do phụ huynh trường Lý Công Uẩn cung cấp "tố" nhà trường "xà xẻo" bữa ăn của con em họ. Ngày 15/12, theo nguồn tin riêng của PV báo điện...