Thanh Hóa: Hàng ngàn GV mầm non vẫn đang đợi lương mới
Trong khi những GV mầm non đã được tuyển vào viên chức của ngành chưa được nhận lương, còn lại hàng ngàn GV hợp đồng địa phương vẫn đang phải chờ đợi để được hưởng lương mới. Đó là tình cảnh của các GV mầm non tại Thanh Hóa.
HĐND tỉnh Thanh Hóa đã thông qua Nghị quyết về việc chuyển đổi 525 trường mầm non bán công sang công lập. Theo đó, sẽ có hơn 8.000 GV mầm non ngoài biên chế được tuyển dụng vào viên chức sự nghiệp. Đó là một tín hiệu vui đối với hàng ngàn GV hợp đồng sau bao nhiêu năm cống hiến và chờ đợi.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hiện còn hàng ngàn GV mầm non là hợp đồng của xã, với số tiền trợ cấp ít ỏi hàng tháng. Nhiều GV mầm non ở nhiều trường đã không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày và những GV này đang gặp không ít khó khăn.
Dù đã có quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa, nhưng hàng ngàn GV vẫn đang phải chờ đợi để được hưởng lương mới.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc có 23 trường mầm non, với 62 khu lẻ, tổng số GV mầm non toàn huyện là 601 người, nhưng trong đó có 232 GV đang trực tiếp hưởng biên chế của nhà nước, còn 232 GV hưởng theo chế dộ 2480, 117 GV là hợp đồng do UBND xã ký hiện đang dạy trên hầu hết các trường trên địa bàn của huyện.
Những GV là hợp đồng của xã ký, theo Phòng Giáo dục huyện Ngọc Lặc cho biết, các GV này gọi là GV thử việc. GV do xã ký hợp đồng sẽ được hưởng trợ cấp từ 100.000đ/tháng đến 500.000đ/tháng, số tiền trợ cấp này do UBND xã kết hợp với trường mầm non trên địa bàn kêu gọi các phụ huynh đóng góp để lấy nguồn hỗ trợ cho số GV này.
Video đang HOT
Với nguồn trợ cấp ít ỏi này, nhiều GV mầm non đã phải vật lộn với nghề và cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn. Tại trường mầm non xã Phùng Minh có tổng 232 trẻ, ở 11 nhóm lớp, trường có 22 GV, trong đó có 4 GV biên chế, 9 GV đang hưởng theo chế độ 2480, 8 GV đang hợp đồng với UBND xã.
Với 9 GV đang hưởng theo chế độ 2480 thì đang đợi để được mức lương mới theo ngạch viên chức của ngành, còn 8 GV do UBND xã ký hợp đồng thì mỗi GV hàng tháng được hưởng với mức trợ cấp là 500.000đ/tháng, với mức trợ cấp này, tính ra mỗi ngày lương của GV chưa được một bát phở ăn sáng.
Cô Phạm Thị Hương, GV Trường mầm non Phùng Minh, hiện là GV hợp đồng do xã ký. Cô Hương được ký hợp đồng từ năm 2004, hàng tháng cô được hưởng mức trợ cấp 300.000đ, mới đây nhất mức trợ cấp mới tăng lên 500.000đ/tháng. Với mức trợ cấp này thì các GV không đủ để trang trải cho cuộc sông hàng ngày mà còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào chồng con và gia đình.
Cô Hương tâm sự: “Mỗi ngày tôi phải đi làm 3 ca, nhưng với đồng lương ít ỏi này thì không đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày của gia đình. Do vậy, ngoài giờ đến trường về tới nhà, tôi phải tranh thủ làm thêm để có thêm chút thu nhập”..
Cô Nguyễn Thị Ngọc cũng tương tự: “Tôi ở xã Phùng Giáo, phải đi hơn 5 km tới đây để day, do trợ cấp quá ít ỏi nên tôi không dám đi xe máy mà phải đi xe đạp. Chồng tôi đã nhiều lần khuyên tôi nghỉ việc nhưng tôi nghĩ công lao bố mẹ nuôi ăn học mấy năm trời nghĩ uổng phí quá nên tôi vẫn kiên trì bám trựờng”, cô Ngọc bộc bạch.
Cường độ công việc cao, đồng lương ít ỏi, chịu nhiều áp lực từ gia đình, nhưng các cô vẫn kiên trì bám lớp.
Cô Phạm Thị Phượng, Phó hiệu trường Trường mầm non Phùng Minh cho biết: “Trước đây mỗi GV hợp đồng xã chỉ được trợ cấp 300.000đ/tháng, mới đây các cô mới được 500.000đ/tháng. Số tiền này do nhà trường cùng với UBND xã vận động phụ huynh học sinh ủng hộ. Do số tiền trợ cấp ít ỏi nên nhiều hôm các cô xin nghỉ để làm kinh tế, nhà trường lại phải bố trí GV cho các cô thay nhau nghỉ”.
Trao đổi với chúng tôi, bà Hà Thị Hải, Phó trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ngọc Lặc cho biết: “Hiện cả huyện Ngọc Lặc còn 117 GV đang là hợp đồng của xã, tập trung nhiều nhất là xã Vân Am (13 GV), xã Phùng Minh (8 GV), Phùng Thịnh (8 GV)… Vẫn biết với mức trợ cấp it ỏi này GV sẽ không đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, nhưng bây giờ các cô vẫn phải đợi. Thời gian này Phòng đang rà soát để đưa số GV hưởng chế độ 2480 vào biên chế, sau khi thực hiện xong Phòng sẽ tham mưu cho UBND huyện để 117 GV này được hưởng theo chế độ 2480″.
Theo DT
Thanh Hóa: GV mầm non được hưởng lương tối thiểu 830.000đ
Sau một thời gian dài chờ đợi, GV mầm non ngoài biên chế đã thở phào nhẹ nhõm khi UBND tỉnh Thanh Hóa vừa thông qua quyết định về việc phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện chuyển đổi trường mầm non bán công sang loại hình trường Mầm non công lập năm 2012.
UBDN tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 589/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí và giao kế hoạch thực hiện chuyển đổi trường Mầm non bán công sang loại hình trường Mầm non công lập năm 2012.
Nhiều GV mầm non ngoài biên chế ở Thanh Hóa đã yên tâm khi UBND tỉnh vừa phê duyệt quyết định chuyển đổi mô hình loại trường Mầm non.
Theo đó, các ngành chức năng căn cứ vào số cán bộ quản lý, GV hiện có mặt tại các trường đang tham gia đóng BHXH được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị quyết 71/2007/NQ-HĐND ngày 25/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa để tính lương, phụ cấp lương, các chế độ phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ.
Mức lương được tính theo mức lương bậc 1, theo loại viên chức; cụ thể: Người có trình độ ĐH tính hệ số lương 2,34, CĐ tính theo hệ số lương 2,1; Trung cấp tính theo hệ số 1,86, mức lương tối thiệu là 830.000đ.
Chi nghiệp vụ: Tính bằng 10% chi chế độ con người (theo mức lương tối thiệu 730.000đ) và bổ sung kinh phí ứng dụng phần mềm kế toán để trang bị phần mềm quản lý tài chính cho các trường mầm non khi chuyển đổi sang loại hình công lập.
Việc mua sắm phần mềm kế toán để trang bị phần mềm quản lý tài chính cho các trường do các trường tự quyết định. Sở Tài chính phối hợp với Sở GD-ĐT có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các trường, đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.
Kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học: Trước mắt trang bị bộ đồ chơi trong nhà cho các trường miền núi đủ mỗi trường một bộ; trang bị đồ chơi ngoài trời cho các trường đạt chuẩn và cận chuẩn quốc gia, mỗi trường một bộ.
Dự toán kinh phí thực hiện là gần 250 tỷ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn chuyển đổi loại hình các trường Mầm non bán công sang công lập chưa phân bổ, trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2012.
Sở Tài chính phối hợp với Sở GD-ĐT, Sở Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của các huyện, thị, thành phố, đồng thời báo cáo về UBND tỉnh.
Theo DT
Thanh Hóa: Hơn 8.000 giáo viên mầm non được xét vào biên chế HĐND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định chuyển đổi 525 trường mầm non bán công sang công lập. Đồng thời có 8.053 giáo viên mầm non ngoài biên chế sẽ được tuyển dụng vào viên chức sự nghiệp, phần nào đã giải quyết những bức xúc lâu nay của ngành giáo dục Thanh Hóa. Đó là những tín hiệu mừng đối với các...