Thanh Hóa: GV mầm non được hưởng lương tối thiểu 830.000đ
Sau một thời gian dài chờ đợi, GV mầm non ngoài biên chế đã thở phào nhẹ nhõm khi UBND tỉnh Thanh Hóa vừa thông qua quyết định về việc phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện chuyển đổi trường mầm non bán công sang loại hình trường Mầm non công lập năm 2012.
UBDN tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 589/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí và giao kế hoạch thực hiện chuyển đổi trường Mầm non bán công sang loại hình trường Mầm non công lập năm 2012.
Nhiều GV mầm non ngoài biên chế ở Thanh Hóa đã yên tâm khi UBND tỉnh vừa phê duyệt quyết định chuyển đổi mô hình loại trường Mầm non.
Theo đó, các ngành chức năng căn cứ vào số cán bộ quản lý, GV hiện có mặt tại các trường đang tham gia đóng BHXH được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị quyết 71/2007/NQ-HĐND ngày 25/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa để tính lương, phụ cấp lương, các chế độ phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ.
Mức lương được tính theo mức lương bậc 1, theo loại viên chức; cụ thể: Người có trình độ ĐH tính hệ số lương 2,34, CĐ tính theo hệ số lương 2,1; Trung cấp tính theo hệ số 1,86, mức lương tối thiệu là 830.000đ.
Video đang HOT
Chi nghiệp vụ: Tính bằng 10% chi chế độ con người (theo mức lương tối thiệu 730.000đ) và bổ sung kinh phí ứng dụng phần mềm kế toán để trang bị phần mềm quản lý tài chính cho các trường mầm non khi chuyển đổi sang loại hình công lập.
Việc mua sắm phần mềm kế toán để trang bị phần mềm quản lý tài chính cho các trường do các trường tự quyết định. Sở Tài chính phối hợp với Sở GD-ĐT có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các trường, đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.
Kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học: Trước mắt trang bị bộ đồ chơi trong nhà cho các trường miền núi đủ mỗi trường một bộ; trang bị đồ chơi ngoài trời cho các trường đạt chuẩn và cận chuẩn quốc gia, mỗi trường một bộ.
Dự toán kinh phí thực hiện là gần 250 tỷ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn chuyển đổi loại hình các trường Mầm non bán công sang công lập chưa phân bổ, trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2012.
Sở Tài chính phối hợp với Sở GD-ĐT, Sở Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của các huyện, thị, thành phố, đồng thời báo cáo về UBND tỉnh.
Theo DT
Thừa Thiên - Huế: Gần 2.800 lao động ngành mầm non vào biên chế
Chiều 8/12, kỳ họp HĐND tỉnh TT-Huế đã thông qua "Tờ trình về chuyển đổi loại hình trường mầm non trên địa bàn tỉnh" do UBND tỉnh trình lên. Theo đó, sẽ có gần 2.800 lao động từ 99 trường mầm non sẽ được vào biên chế sau khi trường được lên công lập.
Ngành Giáo dục mầm non (GDMN) của tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn còn nhiều khó khăn, cần được quan tâm giải quyết; đặc biệt là loại hình trường mầm non công lập hiện nay vẫn chưa có đủ để đáp ứng yêu cầu phổ cập GDMN 5 tuổi. Các chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên, nhân viên mầm non ngoài biên chế vẫn còn rất thấp, không đảm bảo đời sống cho gần 3.000 giáo viên, nhân viên.
Chính vì vậy, mục tiêu của đề án "Chuyển đổi loại hình mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế" nhận được nhiều sự ủng hộ, đồng tình từ nhiều ban ngành liên quan. Tờ trình của dự án này được HĐND tỉnh thông qua trong kỳ họp thứ 3 khóa VI chiều qua 8/12 là một bước tiến rất phấn khởi cho toàn bộ khối mầm non tại Huế.
Ngày họp thứ 2, HĐND tỉnh TT-Huế đã thông qua đề án 99 trường mầm non vào công lập với gần 2.800 lao động ngành vào biên chế.
Theo đó, có toàn bộ 99 trường mầm non bán công sẽ được chuyển sang công lập. Gồm: công nhận 49 trường mầm non bán công ở các xã bãi ngang của 5 huyện, thị xã đã quyết định chuyển đổi sang hình thức công lập theo thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/05/2009 của Bộ GD-ĐT. Và chuyển đổi toàn bộ 50 trường mầm non bán công trên toàn tỉnh sang loại hình công lập.
Riêng việc chuyển đổi 50 trường mầm non bán công của tỉnh sang công lập, trong tháng 1/2012 sẽ hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ. Cách thức chuyển đổi sẽ giữ nguyên trạng cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên; đồng thời tính toán cụ thể biên chế, chế độ tiền lương cho các đối tượng hiện hưởng để chuyển giao khi chuyển loại hình trường.
Sau khi vào công lập sẽ có thêm 2.756 lao động (chủ yếu là giáo viên) trong ngành mầm non được vào biên chế. Vì trước đây, trong số này đã có 2.077 lao động được hợp đồng hàng năm với kinh phí khoảng 33,6 tỷ. Khi toàn bộ được vào biên chế, dự tính ngân sách sẽ phải chi trả tổng cộng cho 2.756 lao động số tiền khoảng 54,5 tỷ đồng/năm.
Để đảm bảo kinh phí trả lương và các hoạt động của 99 trường mầm non này, cần được thực hiện chính sách xã hội hóa theo nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ và các nguồn thu hợp pháp khác. Ngân sách nhà nước đảm bảo như sau: Đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng núi, bãi ngang: được 100% chi phí hoạt động; vùng nông thôn: từ 75-80% và vùng còn lại: không quá 60%.
Với việc 2.756 lao động ngành mầm non sẽ được vào biên chế sẽ nâng tổng số lao động có biên chế trong ngành mầm non tỉnh TT-Huế lên hơn 4.000 người trong 177 trường mầm non của tỉnh. Hiện tại đang có hơn 40.000 học sinh ở 2 khối nhà trẻ và mẫu giáo đang theo học tại các trường mầm non của tỉnh.
Đi kèm với việc cho vào biên chế lao động mầm non sẽ là mức thu học phí cụ thể theo đề nghị là tăng từ 1,5-2 lần so với mức thu hiện hành. Khi thực hiện, dự kiến ngân sách cho ngành giáo dục hàng năm sẽ tăng khoảng 28,3 tỷ đồng. Mức thu này sẽ được thực hiện bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2011-2012.
Đại Dương
Theo dân trí
Cận cảnh nỗi khổ GV mầm non ngoài biên chế Nh o mun nghe g chứ khổng GV mm non nh chú th nghe ngyng khngtâu. Chúng v mn trng v hi vọngn ngyc vo biên c m trng, m lp...". l li tâm sựa co Phạm Th Sn,n (GV) Trng mm nonm, xm, huyện Nh Thanh (Thanh Ha) c 22 năm cng tác trong ngh. Ứa nc mắt nhn gianh GV mm...