Thanh Hóa: Đẩy mạnh các hình thức hỗ trợ dạy và học qua mạng giữa mùa dịch COVID-19
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh này xây dựng kế hoạch cho việc sử dụng thời gian nghỉ của học sinh (HS) các cấp đến hết tháng 2.
Lực lượng Y tế dự phòng huyện Mường Lát (Thanh Hóa) phun hóa chất khử khuẩn trong trường học.
Chiều nay (17/2), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 287/SGDĐT-CTTT về việc kéo dài thời gian nghỉ học và chuẩn bị các điều kiện khi học sinh đi học trở lại gửi các phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, hiệu trưởng các trường THPT, các đơn vị trực thuộc… cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học đến hết tháng 2/2020.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa cũng yêu các các đơn vị thực hiện tốt các nội dung, như: Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Tổ chức trực tại trường, có nhật ký theo dõi cập nhật đầy đủ các thông tin về sức khỏe của HS và cán bộ giáo viên. Phải có báo cáo đầy đủ các thông tin cần thiết, có biện pháp kịp thời khi cán bộ, giáo viên có biểu hiện lây nhiễm Covid-19.
Giáo viên Trường mầm non Cẩm Sơn (thị trấn Phong Sơn) huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) lau chùi đồ chơi cho học sinh.
Thường xuyên tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các bộ, giáo viên, nhân viên, HS và phụ huynh về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thông qua các hệ thống loa truyền thanh, qua sổ liên lạc điện tử… các hình thức trực quan bằng tờ rơi, áp phích…. Cập nhật thông tin về dịch bệnh Covid-19 cũng như các biện pháp phòng, chống trên bảng tin của nhà trường.
Các đơn vị trường học phải phối hợp với gia đình HS để tăng cường sức khỏe cho HS…
Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng yêu cầu các đơn vị trường học chuẩn bị tốt các điều kiện để HS đi học trở lại.
Video đang HOT
Khi HS đi học trở lại, trong buổi học đầu tiên, nhà trường phải dành thời gian để cập nhật sức khỏe của HS. Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác vệ sinh như hướng dẫn HS. Giáo viên đeo khẩu trang khi cần thiết, có thể đeo khẩu trang bằng vải nhưng phải được giặt bằng xà phòng sạch sẽ trước khi sử dụng.
Các cô giáo Trường THCS dân tộc nội trú Cẩm Thủy vệ sinh bàn, ghế trong lớp học.
Rửa tay với nước sạch và xà phòng theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế tại các thời điểm trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau mỗi giờ ra chơi và nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ sinh… Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp…
Đối với các phương tiện đưa đón HS, mỗi ngày hai lần, sau mỗi chuyến đưa, đón HS tiến hành khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe… Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của nhân viên phục vụ và lái xe đưa đón HS. Không tổ chức các hoạt động tập thể, tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại… cho HS nhà trường.
Các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa sẽ hướng dẫn, triển khai thực hiện hiệu quả , HS tự ôn tập, làmcác hình thức hỗ trợ dạy và học qua mạng bài tập trong thời gian nghỉ học…
Hồng Đức
Theo giaoducthoidai
Dịch Covid-19: Cần phát hiện sớm để cách ly
Những người trong cùng gia đình với người bệnh dương tính đều được xử lý như một ca bệnh, đưa đến cơ sở y tế cách ly ngay
Sáng 15-2, đoàn công tác của Bộ Y tế đã tới Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc làm việc và kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Phát hiện sớm, cách ly nhanh
PGS-TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế - cho biết tại vùng tâm dịch của Vĩnh Phúc, ngành y tế đang theo dõi sức khỏe cho 10.600 dân tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. Mỗi người dân có bảng theo dõi sức khỏe, cán bộ ngày đến 2 lần, theo dõi tình trạng ốm, sốt ho, gai người...
Theo ông Dương, trong phòng chống dịch Covid-19, cần phát hiện sớm ca nghi ngờ để cách ly, bởi tại Trung Quốc cho thấy có tới 86% số ca lây trong hộ gia đình. Những người trong cùng gia đình với người bệnh dương tính đều được xử lý như một ca bệnh, đưa đến cơ sở y tế cách ly ngay.
Vòng cách ly thứ 2 là những người tiếp xúc gần với những người nghi ngờ, nhóm đối tượng này không cách ly tại nhà mà tập trung cách ly tại cơ sở của quân đội. Hiện bất cứ người dân nào ở xã Sơn Lôi có dấu hiệu ho, sốt, đau họng, mệt mỏi, đau người, gai người, ớn lạnh, lừ khừ... đã khai báo và đưa ngay đi cách ly, lấy bệnh phẩm xét nghiệm. "Cần phải xác định tại huyện Bình Xuyên dịch bệnh do virus corona mới đã lây lan trong cộng đồng, tiếp xúc lẫn nhau, có thể có người mang mầm bệnh nhưng chưa phát bệnh.
Vì thế, tới đây có thể tiếp tục ghi nhận ca nhiễm mới trong số nhóm người đang được theo dõi sức khỏe. Điều này là bình thường nhưng phải giám sát, phát hiện sớm, cách ly nhanh, khoanh vùng dịch không để lan sang các vùng khác" - ông Dương nhấn mạnh.
Lực lượng chức năng lập chốt khoanh vùng cách ly xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết tại Vĩnh Phúc, đã có lây đến thế hệ F3 trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện các ca bệnh chưa có dấu hiệu bất thường. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng nhấn mạnh ưu tiên lúc này là giám sát phát hiện sớm, cách ly triệt để và giám sát chặt chẽ các ca có tiếp xúc ca bệnh.
Theo Bộ Y tế, huyện Bình Xuyên đang là tâm dịch của tỉnh Vĩnh Phúc và cũng là nơi có ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước. Tại huyện này, có trường hợp bệnh nhân nữ (là công nhân mắc bệnh sau khi trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc) đã lây trực tiếp cho 5 người (hàng xóm, dì, mẹ, em gái và bố); người dì sau khi bị lây bệnh đã lây sang cho cháu ngoại là bé gái 3 tháng tuổi. Đến cuối ngày 15-2, tại tỉnh Vĩnh Phúc cũng như trên cả nước chưa ghi nhận thêm ca bệnh Covid-19.
Cách ly theo chuẩn 14 ngày ủ bệnh
Theo các chuyên gia ngành nhiễm, kể từ ngày 15-2, TP HCM coi như bớt lo về Covid-19. Trong vòng 14 ngày kể từ khi một bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhập viện, tất cả những người có tiếp xúc với bệnh nhân và người có tiếp xúc với nhóm "có tiếp xúc" đều phải được giám sát, cách ly với cộng đồng vì thời gian ủ bệnh tối đa là 14 ngày.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - thần kinh BV Nhi Đồng 1, từ ngày 6-2, tức ngày thứ 15 sau khi 2 cha con ông Li Ding (người Trung Quốc) nhập viện và vẫn không có ca nhiễm mới, tức họ chưa hề lây cho ai ở TP HCM và Long An. Tương tự, ngày 15-2, tức ngày thứ 15 sau khi ca thứ 3 của TP HCM (ca thứ 7 của Việt Nam) là ông T.K.H (Việt kiều Mỹ) nhập viện và vẫn không có ca mới, có thể khẳng định bệnh nhân này cũng không lây cho ai.
Theo quy định, những người về từ vùng có dịch, dù không có dấu hiệu bệnh, đều phải bị cách ly, giám sát trong vòng 14 ngày. Trong quá trình giám sát, nếu có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào thì sẽ được coi như người nghi nhiễm, phải lấy mẫu xét nghiệm. Hiện Việt Nam vẫn dựa theo tiêu chuẩn 14 ngày ủ bệnh nhưng đa số bệnh nhân phát bệnh trong 3-7 ngày, 14 ngày chỉ là con số tối đa.
Đó cũng là tiêu chuẩn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo và được các quốc gia khác áp dụng. Theo hướng dẫn, "Những cân nhắc chính về hồi hương và cách ly khách du lịch liên quan đến sự bùng nổ của Covid-19" của WHO nêu rõ: "Những người không có triệu chứng, sẽ cách ly". Thời gian cách ly tối đa là 14 ngày "tương ứng với thời gian ủ bệnh đã biết của virus".
Về thông tin "thời gian ủ bệnh có thể lên tới 24 ngày", BS Trương Hữu Khanh cho biết đó chỉ là một công trình nhỏ dạng quan sát của Trung Quốc, với số mẫu nhỏ so với số ca bệnh tại nước này và chưa được xác nhận.
Về từ vùng dịch nhưng không được giám sát y tế
Ngày 15-2, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam xác nhận đã gửi văn bản đến Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP Đà Nẵng về việc đề nghị tăng cường chỉ đạo kiểm soát người nhập cảnh từ vùng dịch Covid-19 về Việt Nam.
Trước đó, Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước có báo cáo với UBND tỉnh về trường hợp một cô gái 28 tuổi trở về từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) nhưng không có bất cứ biện pháp giám sát y tế nào tại sân bay Đà Nẵng. Theo thông tin cô gái trên cung cấp, 2 giờ sáng 9-2, chị này bay từ sân bay Thành Đô (Trung Quốc) đến Thái Lan (không được kiểm tra thân nhiệt). Lúc 5 giờ cùng ngày, chị đến sân bay Bangkok (Thái Lan) và đi máy bay về Đà Nẵng lúc 12 giờ trưa. Cô gái này ở lại khách sạn tại TP Đà Nẵng rồi trở về quê ở huyện Tiên Phước bằng xe dịch vụ vào sáng hôm sau (10-2).
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu ngành y tế vào cuộc, cách ly cô gái, xác minh những người mà cô này tiếp xúc để cách ly. Kết quả xét nghiệm mẫu máu của cô gái này là âm tính với Covid-19.
B.Vân - Tr.Thường
Ngọc Dung - Anh Thư
Theo Người lao động
Nhật Bản xác nhận 330 người nhiễm Covid-19 Tính đến chiều 15/2, tổng số người nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản là hơn 330 người, trong đó có 285 ca nhiễm trên du thuyền Diamond Princess. Trong số các ca nhiễm mới có 8 người sống tại Tokyo. Nhiều người trong số này đã tiếp xúc với một tài xế taxi được xác nhận nhiễm Covid-19 hôm 13/2. Tính đến nay, mẹ...