Thanh Hoá: Đáng lo, sau vài ba cơn bão, nông dân sống dưới chân núi Cát Dương cứ “run cầm cập”
Đất, đá sạt lở, bay xuống đè bẹp mái tôn nhà, lấp sân, vườn, sống trong nhà mình mà cứ “run cầm cập”-đó là tình trạng đáng lo ngại của hàng chục hộ dân sinh sống gần núi Cát Dương, thôn Đại Thắng, xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung ( tỉnh Thanh Hóa).
Tình trạng sạt lở núi đặc biệt nghiêm trọng sau các cơn bão số 6, 7, 8…
Mặc dù, người dân thôn Đại Thắng sống dưới chân núi Cát Dương đã làm đơn đề nghị cấp chính quyền, ngành chức năng chuyển khối đất, đá bị sạt lở đến vị trí khác để đảm bảo tính mạng, tài sản nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Dân có nhà không dám ở, liên tục bỏ nhà đi lánh nạn
Theo phản ánh của người dân thôn Đại Thắng (xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) nhiều năm nay, tại núi Cát Dương bị sạt lở nghiêm trọng.
Đặc biệt, trong cơn bão số 6, 7, 8 vừa qua, đất, đá sạt xuống gây thiệt hại về tài sản của người dân sống xung quanh núi, thế nhưng chưa thấy chính quyền hay ngành chức năng có động thái xử lý khối đất đá do núi lở.
Đất, đá trên núi Cát Dương, thôn Đại Thắng, xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) sạt lở đe dọa tới tính mạng hàng chục hộ dân sinh sống dưới chân núi. Ảnh: Vũ Thượng
Phóng viên Dân Việt đã về trực tiếp ghi nhận, những khối đá lớn từ trên đỉnh núi Cát Dương lăn xuống sát cạnh móng nhà người dân, thậm chí đá văng vào mái tôn nhà gây hư hỏng nặng. Ngoài ra, một lượng lớn khối đất sạt lở xuống chân núi và mỗi khi có mưa lớn trôi lấp cả sân, vườn…nhà người dân.
Clip: Đất, đá trên núi Cát Dương sạt lở gây hư hại nhà cửa của hộ dân thôn Đại Thắng (xã Lĩnh Loại, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) khiến người dân lo lắng.
Ông Ngô Tiến Nguyên bức xúc: “Nhà tôi đã 3 lần bị đất, đá từ trên núi Cát Dương sạt lở vào các năm 2007, 2008, 2017. Đã có lần bị sập nhà nhưng kiến nghị lên các cấp chính quyền vẫn chưa có hướng xử lý, di dời khối lượng lớn đất, đá trên. Sống trong nhà mình mà cứ run cầm cập…”.
Đá lăn từ trên núi Cát Dương đè sập mái tôn nhà của hộ ông Ngô Tiến Nguyên (thôn Đại Thắng, xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Vũ Thượng
“Tôi thật sự rất lo lắng cho an toàn tính mạng của các thành viên trong gia đình. Mỗi khi có mưa lớn là tôi đưa cả nhà đi lánh nạn. Cả nhà đang lo ngại, nhỡ đâu đang ở trong nhà, bất thình lình đất, đá sập xuống không kịp chạy thì coi như bị vùi kín”, ông Ngô Tiến Nguyên lo ngại.
Video đang HOT
Người dân thôn Đại Thắng “ăn không ngon, ngủ không yên” khi lượng lớn khối đất, đá núi Cát Dương đang ‘treo” trên nóc nhà. Ảnh: Vũ Thượng
Cũng trong tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, ông Nguyễn Văn Chính (thôn Đại Thắng, xã Lĩnh Toại) lo lắng: “Chúng tôi sinh sống ở dưới chân núi Cát Dương thật sự rất lo sợ, luôn trong cảnh sẵn sàng “ba chân, bốn cẳng” chạy thoát thân. Đặc biệt, mỗi khi mưa xuống tôi phải đóng cửa bỏ không đưa gia đình đi đến nơi khác trú ngụ. Mong các cơ quan chức năng sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn giúp người dân chúng tôi”.
Núi Cát Dương đang sạt lở nghiêm trọng
Theo đó, để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân sống gần khu vực núi Cát Dương, thôn Đại Thắng, ngày 7/9/2020 UBND xã Lĩnh Toại đã báo cáo tình hình sạn nứt, sạt lở tại khu vực núi Cát Dương lên UBND huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa).
Các hộ dân sống gần kề chân núi Cát Dương phải đóng cửa đi trú ngụ nơi khác khi thông báo có mưa lớn. Ảnh: Vũ Thượng
Cụ thể, tại khu vực phía sau từ gia đình bà Trần Thị Mơ đến hộ gia đình ông Thiều Văn Duy (thôn Đại Thắng) đã sạt lở đất núi với khối lượng khoảng trên 200 m3, hiện tại núi Cát Dương vẫn đang tiếp tục sạt lở.
UBND xã Lĩnh Toại cũng đề nghị UBND huyện Hà Trung, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện cử đoàn công tác về kiểm tra và có hướng xử lý để đảm bảo tính mạng, tài sản các hộ dân đang sinh sống quanh khu vực chân núi Cát Dương.
Đá văng từ trên núi Cát Dương xuống đất phủ ngang mái tôn nhà người dân thôn Đại Thắng, xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Vũ Thượng
Trao đổi với phóng viên Dân Việt , ông Mai Văn Nam-Chủ tịch UBND xã Lĩnh Toại cho biết: “Cứ mỗi lần mưa lớn chúng tôi lại cắt cử cán bộ xuống thôn Đại Thắng để cùng người dân di chuyển người, đồ đạc đến nơi tránh trú an toàn…
“Chúng tôi cũng đã lên phương án di dời các hộ dân khi có sự cố xảy ra, nhưng để đảm bảo tính mạng, tài sản của nhân dân sống xung quanh núi Cát Dương về lâu dài, thiết đề nghị cấp trên sớm có phương án hỗ trợ xã xử lý khối lượng đất, đá đang bị sạt lở”.
Ông Nguyễn Tiến Nguyên (thôn Đại Thắng, xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa dùng thanh gỗ chắn đất cát khỏi sạt, chảy vào nhà. Ảnh: Vũ Thượng
Quan sát của phóng viên, lượng lớn khối đất, đá bị sạt lở tại núi Cát Dương nằm dọc đường tỉnh lộ 508, đoạn K5 220 trái tuyến hướng đi huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cách mép đường khoảng 15-20 mét. Chiều dài đoạn nguy cơ sạt khoảng 40-50 mét, chiều cao khoảng 10-15 mét so với mặt đường, vách núi tạo dốc đứng khoảng 80-85 độ so với mặt bằng, cách nhà dân 1-5 mét.
Núi Cát Dương, thôn Đại Thắng, xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) vẫn đang bị sạt lở. Ảnh: Vũ Thượng
Do đất, đá trên núi Cát Dương sạt lở nhiều lần nên đã làm ảnh hưởng một phần các công trình phụ của hộ dân đang sinh sống, gây nguy hiểm, mất an toàn cho các hộ dân sống dưới chân núi.
Dân vùng sạt lở chưa thể về nhà sau 2 tuần sơ tán
Mưa lớn do bão chồng bão khiến hàng trăm người dân vùng sạt lở ở Quảng Ngãi vẫn phải trú tránh tại nơi sơ tán.
Mưa lớn kéo dài những ngày qua tiếp tục gây sạt lở núi, uy hiếp tính mạng người dân thôn Cưa, xã Trà Hiệp, huyện miền núi Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. "Chúng tôi phải đến nhà người thân ở làng bên cạnh ngủ nhờ vì lo sợ núi tiếp tục sạt lở", ông Hồ Văn Hành (ngụ xã Trà Hiệp) nói.
"Đất đá sạt lở đến sát vách. Mỗi khi mưa lớn, bùn nhão lại tràn vào nhà", một người dân ở thôn Cưa, xã Trà Hiệp, cho hay.
Đất, đá trên núi tràn xuống cao gần bằng mái nhà ở thôn Cưa, xã Trà Hiệp, huyện Trà Bồng.
"Vợ chồng không đi làm được nên không có tiền mua gạo, thức ăn. Cả tuần qua, chúng tôi phải ôm con chạy đến nhà người thân ngủ nhờ", chị Hồ Thị Mai (ở thôn Cưa, xã Trà Hiệp) nói.
Đêm nào, bà Hồ Thị Hạnh cũng cùng cháu trai 6 tháng tuổi và các thành viên trong gia đình đi ngủ nhờ ở làng bên cạnh. "Suốt cả tuần qua, mưa lớn khiến núi sạt lở nhiều đợt, đất đá tràn xuống cao gần bằng ngôi nhà. Chúng tôi phải đi nơi khác vì sợ ngủ say, núi đổ ập xuống", bà Hạnh cho hay.
Ba ngày qua, núi đồi Le Ngói ở thôn Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây liên tục sạt lở. Hơn 60.000 m3 đất, đá, bùn nhão vùi lấp nhà dân, gây tắc nghẽn đường Trường Sơn Đông.
Ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, nói 3 ngày trước, núi sạt lở đã vùi lấp 2 thanh niên đi xe máy.
Hai người này sau đó tự thoát ra ngoài rồi đến trú tránh tại một nhà dân gần đó. Nhưng nửa đêm, núi tiếp tục sạt lở. Tường nhà sập làm 2 người này bị thương.
Tuần trước, núi lở đã làm sập 6 căn nhà ở làng Hang Rin, thôn Mang He, xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây. Rất may khi đó, người dân đã sơ tán đến nơi an toàn.
Theo thống kê, từ cuối tháng 10 đến nay, núi sạt lở làm 3 người ở huyện Sơn Tây bị thương, gây sập 9 căn nhà và làm hàng chục ngôi nhà khác bị hư hỏng. Chính quyền đã vận động sơ tán hơn 870 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu tại 52 điểm sạt lở đến nơi an toàn.
Sau hai tuần sơ tán, hàng trăm người dân ở các vùng sạt lở núi ở các huyện miền núi Sơn Tây, Minh Long (Quảng Ngãi) vẫn đang tá túc trong trường học, nhà văn hóa. Trước diễn biến phức tạp của bão lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu các huyện vùng cao tăng cường giám sát người dân, không để bà con quay lại nơi ở khi chưa an toàn.
Cơ bản khắc phục giao thông các tuyến huyết mạch ở Quảng Ngãi Ngày 9-11, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi thông tin, đến hiện tại, cơ bản đã hoàn thành thông xe bước 1 đối với các tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Ông Mai Văn Hà, Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, các tuyến đường QL 24, 24B, 24C,...