Thanh Hóa: Cứu sống bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch
Ngày 4/10, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện vừa cứu sống 1 bệnh nhân nam trong tình trạng nguy kịch vì bị cột bê-tông đổ, đè vào người, gây đa chấn thương.
Bác sĩ theo dõi sức khỏe, chăm sóc tích cực bệnh nhân.
Trước đó, anh Nguyễn Văn K., 52 tuổi, ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa bị cột bê-tông đổ, đè lên người khi đang lao động. Bệnh nhân bị chảy máu vùng lưng, đau nhiều, hoảng loạn, được người nhà đưa đến cơ sở y tế sơ cứu, rồi chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu.
Tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng rất nguy kịch, sốc mất máu, da niêm mạc nhợt, nhịp thở nhanh, Sp02 không đo được, huyết áp tụt; các bác sĩ tại Trung tâm Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng hồi sức tích cực, dùng vận mạch liều cao ổn định huyết áp cho bệnh nhân, làm một số xét nghiệm lâm sàng.
Hội chẩn cấp cứu liên chuyên khoa nhận định: Bệnh nhân sốc đa chấn thương rất nặng, tổn thương nhiều cơ quan, chấn thương bụng kín, vỡ khung chậu, gãy xương cẳng chân phải, nguy cơ tử vong cao, khẩn trương mổ cấp cứu.
Video đang HOT
Ê-kíp phẫu thuật tiến hành gây mê nội khí quản, mở ổ bụng bệnh nhân, phát hiện máu tươi lẫn máu cục trong ổ bụng, toàn bộ phúc mạc thành sau 2 bên tụ máu, đụng dập mạc treo trực tràng, đại tràng 2 bên, mạc treo ruột non cách góc hồi manh tràng 20cm rách lớn chảy máu, đụng dập đoạn ruột non tương ứng, qua ổ bụng sờ thấy khung chậu phải vỡ nhiều vị trí.
Sau 2 giờ xử trí, làm việc căng thẳng, các bác sĩ, nhân lực y tế thực hiện thành công ca phẫu thuật, cứu sống bệnh nhân. Tập thể khoa Gây mê hồi sức tiếp tục theo dõi chặt chẽ, hồi sức tích cực cho bệnh nhân, bảo đảm hô hấp, tuần hoàn, truyền máu, huyết tương, sử dụng thuốc điều chỉnh rối loạn đông máu…
Qua hai tuần được điều trị tích cực, chăm sóc đặc biệt, bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe, được xuất viện.
Bác sĩ kiểm tra, chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật.
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Gia Thành, Phó trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp 1, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: Phẫu thuật chấn thương bụng kín là 1 trong những cấp cứu ngoại khoa khẩn cấp cần phải thực hiện phẫu thuật nhanh chóng, không thể trì hoãn và cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa để làm giảm nguy cơ tử vong do mất máu cấp, nâng cao hiệu quả cứu sống người bệnh. Đồng thời cần phối hợp hồi sức tốt để ổn định huyết động, tránh những rối loạn nặng phát sinh sau chấn thương và theo dõi xử lý tốt các biến chứng có thể có trong và sau phẫu thuật.
Bệnh nhân Nguyễn Văn K. là 1 trong những trường hợp chấn thương bụng kín rất nặng được cấp cứu thành công tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Một số dấu hiệu của bệnh ung thư máu dễ bị bỏ qua
Ung thư máu bắt nguồn từ bất thường xảy ra tại tủy xương - nơi sản sinh ra các tế bào máu.
Thời gian điều trị ung thư máu kéo dài, chi phí rất tốn kém và hiệu quả còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ điều trị thành công có thể lên tới trên 90%.
Dưới đây là những dấu hiệu gợi ý tới bệnh ung thư máu để kịp thời thăm khám, chữa trị, tăng cơ hội sống cho người bệnh.
- Triệu chứng tiêu hóa: Những tế bào bất thường của ung thư máu thường tích lại tại gan, thận, lá lách, ruột... và sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn ói...
- Rối loạn đông máu, cầm máu: Do các tế bào tiểu cầu với chức năng cầm máu bị giảm mạnh, khiến cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm tím lâu tan; các chấm nốt xuất huyết trên da, niêm mạc; chảy máu lâu cầm, nhất là chảy máu cam, chảy máu chân răng
- Biểu hiện thiếu ôxy máu: Do tế bào hồng cầu giảm, cơ thể thiếu ôxy với các dấu hiệu cơ thể mệt mỏi triền miên dẫn tới suy nhược; sụt cân đột ngột; khó thở, đau đầu, tức ngực.
- Đau nhức xương khớp (chân, đầu gối, cổ tay, cẳng tay, lưng, vai...). Gãy xương bệnh lý dù không ngã hay va đập mạnh.
- Triệu chứng nhiễm trùng: Sốt, ớn lạnh không rõ nguyên nhân; đổ mồ hôi về ban đêm, sụt cân liên tục trên 6 tháng; khó lành các vết thương ngoài da, hay bị nhiễm trùng; phát ban hoặc ngứa da.
- Triệu chứng tại hạch: Sưng hạch bạch huyết tại các vị trí như cổ, nách hoặc bẹn có thể dễ dàng phát hiện, uống thuốc không đỡ. Hạch trong ổ bụng, lồng ngực gây đau bụng, khó thở, tức ngực.
BS HÀ HẢI NAM, Bệnh viện K Tân Triều
Quảng Ninh: Cặp song sinh bị xuất huyết tiêu hóa hiếm gặp Sau 18 giờ chào đời, cặp song sinh ở Quảng Ninh có biểu hiện nôn ra nhiều máu đỏ tươi, có dấu hiệu rối loạn tuần hoàn. Ngày 19.12, thông tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị này vừa cứu sống cặp song sinh bị xuất huyết tiêu hóa. Hai bé chào đời...