Thanh Hóa: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa vừa có văn bản tham mưu gửi UBND tỉnh giải quyết đề nghị của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tham gia bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh này.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, hiện nay, nhu cầu tham gia bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là khá lớn.
Ngày 31/5/2018, Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch số 1261/KH-SGDĐT về việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông năm 2018, báo cáo UBND tỉnh và gửi các đơn vị có liên quan phối hợp và triển khai thực hiện.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch về việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông năm 2018
Để triển khai kế hoạch này, Sở GD&ĐT đã và đang phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức và Trường Đại học Vinh mở các lớp bồi dường. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng đảm bảo thực hiện đúng nội dung chương trình và đối tượng quy định.
Tuy nhiên, do nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khá lớn, việc tổ chức bồi dưỡng lại chỉ diễn ra trong dịp hè, hoặc vào các ngày Thứ bảy và Chủ nhật, nên ngoài 2 cơ sở đào tạo nêu trên, rất cần có sự tham gia bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo có uy tín nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng.
Căn cứ năng lực, chất lượng bồi dưỡng và điều kiện tổ chức của từng cơ sở đào tạo để phân bố các lớp bồi dưỡng cho các cơ sở đào tạo, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch và trên tinh thần hợp tác, chia sẻ. Vì vậy, Sở GD&ĐT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chấp thuận để Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được tham gia bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh.
Trước đề xuất nêu trên, ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã có ý kiến chỉ đạo các ngành chức năng liên quan.
Video đang HOT
Theo đó, ông Quyền giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu đề nghị của Sở GD&ĐT; căn cứ quy định tại Nghị số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ và tình hình thực tế về khả năng, năng lực đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng và nâng cao chất lượng bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, giảng viên trên địa bàn tỉnh của Trường Đại học Hồng Đức và Đại học Vinh, có ý kiến đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Thi THPT quốc gia 2018: "Siết" cảnh giác gian lận công nghệ cao
Kì thi THPT quốc gia sắp sửa diễn ra trên toàn quốc. Hiện, nhiều địa phương đang gấp rút hoàn thành các công tác cuối cùng chuẩn bị cho kì thi. Ghi nhận của PV Dân trí tại Thanh Hóa, nhiều đơn vị "siết" cảnh giác các chiêu trò gian lận công nghệ cao.
Cán bộ coi thi giám sát lẫn nhau
Theo Bộ GD&ĐT, năm nay Sở GGD&ĐT Thanh Hóa chủ trì phối hợp với 5 trường đại học: Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Thủy Lợi, Đại học Điện lực, Đại học Hồng Đức và Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức cụm thi số 27, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia cho thí sinh tỉnh Thanh Hóa.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, địa phương có 1.545 phòng thi. Số điểm thi đặt tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn là: 68.
Trao đổi với PV về công tác chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia, bà Lê Thanh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho hay, cụm thi số 27 có 35.306 thí sinh dự thi, trong đó, số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp trung học phổ thông là 13.750; số thí sinh xét tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng là 19.981; số thí sinh chỉ xét tuyển sinh đại học, cao đẳng là 1.575.
Số nhân lực huy động cho cụm thi là 5.200 người, trong đó cán bộ của các trường đại học khoảng 1.900 người.
Các em tuyệt đối không dùng thiết bị gian lận trong kì thi bởi khi phát hiện ra, cho dù sử dụng hay không cũng bị đình chỉ thi. (Ảnh: Minh họa).
Để đảm bảo khách quan, Sở GD&ĐT Thanh Hóa bố trí mỗi điểm thi có 01 phó trưởng điểm là cán bộ của 1 trường đại học; mỗi phòng thi có ít nhất 01 cán bộ của các trường đại học.
Mỗi điểm thi sẽ bố trí cùng lúc cán bộ của nhiều trường ĐH và giáo viên THPT để cùng coi thi nhằm giám sát lẫn nhau và tạo sự minh bạch.
Tại Trường ĐH Hồng Đức, ông Nguyễn Mạnh An, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, đơn vị này cũng huy động 500 người để phối hợp tổ chức kì thi THPT quốc gia 2018.
Ngày 9/6, nhà trường đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ coi thi cho tất cả các thành viên tham gia kì thi.
"Siết" cảnh giác gian lận công nghệ cao
Chia sẻ với PV Dân trí, TS Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho hay, đơn vị này tổ chức tập huấn 2 lần cho cán bộ coi thi, đồng thời sẽ phải quán triệt rõ về quy chế thi.
Điều lo ngại nhất là việc tuân thủ các quy chế này và các cán bộ phải tránh đến mức tối thiểu việc vi phạm các quy chế.
Về việc thí sinh gian lận trong thi cử bằng các thiết bị công nghệ cao, làm sao phát hiện ra khi thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi hơn? Ông Dũng cho hay, không hẳn giám thị nào cũng nắm được điều này.
"Bản thân nhà quản lý chúng tôi cũng khó nắm bắt hết chứ không riêng giáo viên. Do đó Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã hợp tác với công an PA83 của tỉnh để cùng tham gia giám sát kì thi", ông Dũng nói.
Nhiều cụm thi ở Thanh Hóa chú trọng nhắc nhở giáo viên, tập huấn triển khai đúng quy chế thi. (Ảnh: Minh họa).
Cũng tăng cường công tác tập huấn trước kì thi THPT quốc gia, ông Lê Văn Dỵ, Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương 1 cho hay, ngay trong năm học, nhà trường rất chú trọng nhắc nhở giáo viên học tập, thường xuyên tập huấn triển khai đúng quy chế thi.
Với cách tổ chức ra đề thi của Bộ GD&ĐT như hiện nay, 24 mã đề trong phòng thi phần nào giảm thiểu tiêu cực trong kì thi.
Tuy nhiên, càng ngày tình trạng gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao càng tinh vi và diễn biến khó lường, do vậy, nhà trường quán triệt cho cả cán bộ coi thi và cả phụ huynh và học sinh tuyệt đối không được vi phạm.
"Chúng tôi khuyến cáo các em tuyệt đối không dùng thiết bị gian lận trong kì thi bởi khi phát hiện ra, cho dù sử dụng hay không cũng bị đình chỉ thi.
Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến cáo Bộ GD&ĐT nên cấm việc cho giáo viên hoặc thí sinh chụp ảnh trong phòng thi bởi thời gian đó, các cán bộ phải tập trung làm công tác coi thi và thí sinh tập trung làm bài thi chứ không phải để chụp ảnh", ông Dỵ chia sẻ.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Thanh Hóa: Nhiều giáo viên bức xúc vì không được thi viên chức Dù các giáo viên được ký hợp đồng làm việc không thời hạn với Chủ tịch UBND huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã nhiều năm, thế nhưng khi có chủ trương của tỉnh Thanh Hóa cho tuyển viên chức năm 2018 thì các giáo viên này lại bị loại với lý do không đủ tiêu chuẩn. Năm 2011, do điều kiện các trường...