Thanh Hóa: Bắt thêm 1 bị can liên quan đến vụ Hạc Thành Tower
Ông Nguyễn Mạnh Sơn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Sông Mã (Thanh Hóa) đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về những sai phạm liên quan đến vụ án Hạc Thành Tower.
Tối 13.8, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chiều cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã công bố và thực hiện quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can Nguyễn Mạnh Sơn (65 tuổi), nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Sông Mã (Công ty Sông Mã), để điều tra về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Cơ quan chức năng thực hiện quyết định bắt tạm giam bị can Nguyễn Mạnh Sơn (bìa phải). ẢnhCÔNG AN THANH HÓA
Cũng trong ngày 13.8, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can Đinh Xuân Hướng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND H.Như Thanh (Thanh Hóa), nguyên Tổng giám đốc Công ty Sông Mã.
Video đang HOT
Các bị can trên bị bắt giữ liên quan đến sai phạm trong vụ án Hạc Thành Tower mà Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án từ tháng 7.2022.
Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, năm 2013, khi ông Nguyễn Mạnh Sơn đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Sông Mã; ông Đinh Xuân Hướng giữ chức Tổng giám đốc Công ty Sông Mã, công ty này đã thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất 3 đường Phan Chu Trinh (P.Điện Biên, TP.Thanh Hóa) cho nhiều tổ chức, cá nhân để thực hiện dự án Hạc Thành Tower, trái quy định.
Liên quan đến vụ án nêu trên, trước đó Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố, bắt giữ các bị can: Đinh Cẩm Vân (58 tuổi), nguyên Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Bá Hùng (57 tuổi), nguyên Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND H.Như Xuân; Văn Xuân Hùng (63 tuổi), nguyên Trưởng phòng Quản lý công sản – giá cả Sở Tài chính Thanh Hóa.
Các bị can trên khi còn đương chức đã có hành vi vi phạm trong quá trình tham mưu, thẩm định, phê duyệt thực hiện dự án Hạc Thành Tower.
Công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã xác định sai phạm xảy ra tại vụ án Hạc Thành Tower đã gây thiệt hại của nhà nước gần 56 tỉ đồng.
Bi kịch giấc mơ chồng ngoại
Viễn ảnh hào nhoáng khi kết hôn với người ngoại quốc cũng là một nguyên nhân đẩy nhiều phụ nữ rơi vào bi kịch do tội phạm mua bán người gây ra.
Viện KSND tỉnh Bạc Liêu đang hoàn tất thủ tục đề nghị truy tố các bị can trong đường dây mua bán người có yếu tố nước ngoài, xảy ra tại tỉnh Bạc Liêu và nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Theo hồ sơ, Lương Thị Hải (SN 1994, ngụ tỉnh Nghệ An); Thái Thị Hậu (SN 1997, ngụ tỉnh Cà Mau); Phạm Thị Tú (SN 1962, ngụ tỉnh Bạc Liêu) và Huỳnh Mộng Linh (SN 1987, ngụ tỉnh Bạc Liêu) cùng một số đối tượng khác câu kết với nhau hình thành đường dây mua bán phụ nữ dưới vỏ bọc lấy chồng ngoại quốc. Các đối tượng tìm kiếm, dụ dỗ những cô gái ở nông thôn để bán cho đàn ông Trung Quốc. Tùy thuộc vào độ tuổi và ngoại hình của từng người, chúng sẽ được trả số tiền từ 300 đến 400 triệu đồng.
Đối tượng Huỳnh Mộng Linh từ nạn nhân bị mua bán trở thành thủ phạm trong đường dây buôn người của Lương Thị Hải.
Đã hơn 8 tháng trôi qua, nhưng chị Huỳnh N. (ngụ phường 13, quận 6, TP Hồ Chí Minh) chưa hết bàng hoàng. Năm 2020, chị N. lên mạng xã hội để tìm kiếm việc làm thì quen với một phụ nữ sống tại TP Cần Thơ, hứa sẽ đưa chị sang Trung Quốc làm tại công ty sữa chua với mức lương 18 triệu đồng/tháng. Sau khi đặt chân lên khu vực biên giới tỉnh Cao Bằng, chị N. mới nhận ra bản thân trở thành "con mồi" của đường dây mua bán người do Hải, Tú và Hậu chủ mưu.
Tú đóng vai trò móc nối, đưa chị N. cùng với một số phụ nữ khác đến tỉnh Cao Bằng để gặp Hải và lo chi phí sang Trung Quốc thông qua đường mòn, lối mở. Khi sang Trung Quốc, chị N. được vợ chồng Hậu đón về sống chung. Đến ngày 31/7/2021, Hải ép chị N. phải lấy chồng Trung Quốc nhưng chị không đồng ý. Sau đó chị N. bỏ trốn thì bị bắt, bị đánh đập dã man, bắt gọi điện về gia đình chuyển số tiền 35 triệu đồng thì mới cho về Việt Nam.
Chị N. kể: "Bọn chúng bắt tôi gọi video call về cho gia đình. Cô ruột thấy mặt mũi tôi bị đánh bầm dập nên đi mượn khắp nơi chuyển đủ 35 triệu cho chúng. Nhưng chúng không giữ lời hứa, lại tiếp tục bán tôi cho một người đàn ông Trung Quốc bị bại liệt. Sau khi về nhà chồng, tôi nhiều lần bỏ trốn nhưng bị bắt lại, bị đánh đập, hăm dọa. Gia đình bên chồng nói nếu tôi muốn về Việt Nam thì phải trả số tiền 260 triệu đồng nên tôi đành ở lại. Một thời gian sau, khi thấy tôi có ý định tự tử, gia đình này đã đưa tôi đến Công an tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) trình báo. Đến ngày 28/10/2022, tôi bị Cảnh sát Trung Quốc trục xuất về Việt Nam".
Trần Kim T. (ngụ xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) cũng có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đã đồng ý sang Trung Quốc làm thuê. Cô gái 19 tuổi này được đưa vượt biên sang sống tại nhà Hậu tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Sau vài ngày, Hậu bán chị cho một người đàn ông Trung Quốc với số tiền hơn 400 triệu đồng, nhưng qua ngày hôm sau thì bị trả về do biết trước đó chị T. đã có chồng, con tại Việt Nam. Về đến nhà Hậu, chị T. bỏ trốn thì bị bắt lại, bán cho một người đàn ông Trung Quốc khác. Những trận đòn roi từ gã chồng hờ một lần nữa thôi thúc chị T. phải bỏ trốn. Nhưng chị nhanh chóng bị vợ chồng Hậu bắt lại, đánh đập dã man.
Chị không khỏi kinh hoàng khi nhắc lại: "Ở nhà người đàn ông Trung Quốc được 1 tuần, tôi lén lấy điện thoại gọi cho một người phụ nữ quen biết lúc làm thuê trước đây. Bà ta kêu tôi gửi định vị vị trí, sẽ thuê xe đến đón rồi đưa về Việt Nam. Không ngờ chúng lại thông đồng với Hậu nên chở tôi về giao cho Hậu. Lúc này, Hậu gọi điện cho Hải nói lại sự việc thì Hải yêu cầu tôi đưa số tiền 35 triệu đồng thì mới cho về Việt Nam. Sau khi tôi mượn khắp nơi đủ số tiền giao cho chúng thì chúng mới thả tôi ra, còn hăm dọa là khi về Việt Nam mà trình báo Công an, sẽ cho người đến nhà "xử lý".
Theo hồ sơ, năm 2015, Lương Thị Hải lấy chồng và sinh sống tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Đến năm 2020, Hải làm quen với Phạm Thị Tú, câu kết với nhau tìm kiếm phụ nữ Việt Nam có nhu cầu lấy chồng Trung Quốc để tổ chức cho họ xuất cảnh trái phép nhằm thu lợi bất chính. Tú trực tiếp tìm kiếm phụ nữ để đưa sang Trung Quốc. Nếu đồng ý, gia đình của những phụ nữ này sẽ được nhận từ 90 - 100 triệu đồng. Tú sẽ đưa họ xuất cảnh trái phép thông qua các đường mòn, lối mở.
Khi những phụ nữ đã vượt biên, Hải thuê Hậu (cũng lấy chồng, sinh sống tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) tìm những đàn ông Trung Quốc có nhu cầu lấy vợ để mai mối. Những người đàn ông Trung Quốc sẽ trả cho Hải số tiền từ 300 - 400 triệu đồng. Các đối tượng đã tổ chức cho hàng chục phụ nữ tại các tỉnh, thành ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh, một số tỉnh phía Bắc... xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.
Có đối tượng ban đầu là nạn nhân nhưng sau đó lại trở thành mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán phụ nữ dưới vỏ bọc lấy chồng ngoại quốc. Huỳnh Mộng Linh. quen biết Hải thông qua MXH vào năm 2019. Hải sắp xếp cho Linh xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch tại biên giới, rồi bán Linh cho một người đàn ông Trung Quốc với giá 200 triệu đồng. Trong khoảng thời gian sinh sống tại Trung Quốc, Linh thường xuyên liên lạc với Hải và được Hải thuê làm nhiệm vụ trông coi những phụ nữ được đưa từ Việt Nam sang để chờ bán, được Hải trả công là 10 triệu đồng/người
Chủ mưu vụ lừa đảo hàng trăm tỉ đồng Có nhiều vụ án với tính chất và hậu quả nghiêm trọng, trong đó những bị can chủ mưu đóng vai trò rất quan trọng. Thế nhưng, trong tiến trình tố tụng và giải quyết hậu quả vụ án lại bị tắc, vì những bị can đó bất ngờ bị... bệnh tâm thần. Tổ chức, tham gia trực tiếp thực hiện hành vi...