Thanh Hóa: Báo động tình trạng khai thác rừng trái phép ở H.Thường Xuân
Từ đầu tháng 1 đến ngày 9.3, trên địa bàn huyện miền núi Thường Xuân ( Thanh Hóa) đã xảy ra 4 vụ phá rừng và khai thác rừng trái phép.
Ngày 19.3, thông tin từ Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho biết, từ đầu tháng 1 đến ngày 9.3, tại H.Thường Xuân xảy ra 4 vụ phá rừng và khai thác rừng trái phép.
Trong thời gian ngắn, tại huyện miền núi Thường Xuân liên tiếp xảy ra 4 vụ phá, khai thác rừng trái phép. Ảnh PHÚC NGƯ
Video đang HOT
Tổng diện tích rừng bị phá và khai thác trái phép là 3.367 m 2; khối lượng lâm sản thiệt hại 14,418 m 3 gỗ thông thường các loại; và 1.040 cây nứa.
Toàn bộ diện tích rừng bị phá và khai thác trái phép thuộc quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ H.Thường Xuân (thuộc Sở NN-PTNT Thanh Hóa). Cả 4 vụ phá và khai thác rừng lại do lực lượng kiểm lâm phát hiện, bắt giữ.
Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho rằng nguyên nhân xảy ra tình trạng phá và khai thác rừng trái phép chủ yếu do Ban Quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân không thực hiện hết trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ rừng, có biểu hiện buông lỏng quản lý, không chủ động kiểm tra an ninh rừng, để rừng bị phá, bị khai thác trái phép trong thời gian dài, gây mất ổn định an ninh rừng.
Do đó, Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã yêu cầu Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân kiểm điểm trách nhiệm, và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan.
Đồng thời, tích cực phối hợp các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật các vụ phá rừng, khai thác rừng trái phép; củng cố lại hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Hàng trăm m3 gỗ là vật chứng vụ án bị bỏ... giữa rừng
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra nhiều vụ huỷ hoại rừng, khai thác rừng trái phép quy mô lớn đã được các cơ quan chức năng liên quan điều tra, xử lý.
Tuy nhiên, việc bảo vệ và đưa hàng trăm m3 gỗ quý hiếm là vật chứng giữa rừng sâu về nơi tập kết để bảo quản, xử lý tránh lãng phí đã gặp nhiều khó khăn.
Cuối năm 2021, vụ khai thác rừng trái phép xảy ra tại khu vực vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hoá, Quảng Trị, được phát hiện. Cơ quan chức năng sau đó tiến hành nhiều biện pháp khẩn cấp bảo vệ rừng, kiểm đếm số lượng cây, khối lượng gỗ bị chặt; khám nghiệm hiện trường, lấy mẫu gỗ gửi giám định phục vụ khởi tố vụ án để điều tra, xử lý theo quy định. Tuy nhiên, sau nhiều tháng, công việc này có dấu hiệu giậm chân tại chỗ.
Theo ông Bùi Văn Duẩn, Hạt trưởng Kiểm lâm Hướng Hoá, do phải có nguồn kinh phí khám nghiệm, lấy mẫu và giám định mẫu, trong khi nguồn kinh phí này đơn vị phải xin huyện và tỉnh. Hiện tại, huyện thống nhất hỗ trợ một phần, phần còn lại đang đợi Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh phê duyệt, giải ngân...
Đặc biệt, công tác bảo vệ vật chứng là hàng trăm m3 gỗ giữa vùng núi rừng hiểm trở trong Khu BTTN Bắc Hướng Hoá đang gặp khó khăn. Các phương án thu gom, vận chuyển gỗ về nơi tập kết để bảo quản cũng đã được tính toán kỹ, nhưng khó khả thi do địa hình quá hiểm trở, kinh phí vận chuyển rất lớn. Ngoài ra, khi thu gom, vận chuyển khối lượng lớn gỗ này ra bên ngoài cũng sẽ có những tác động xấu và trực tiếp tới rừng. Đặc biệt, việc mở đường đưa sẽ ảnh hưởng rất lớn, không chỉ hệ sinh thái, môi trường sống của các loài động vật hoang dã quý hiếm ở đây, mà công tác bảo vệ rừng này về sau sẽ gặp nhiều khó khăn do hậu quả của việc mở đường.
Theo ông Trần Văn Tý, Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Trị, khó khăn trong quản lý, bảo vệ rừng bảo tồn, rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn là một việc, khi phát hiện rừng ở đây bị huỷ hoại, khai thác trái phép quy lớn với hàng chục gốc cây to, hàng trăm khối gỗ bị cưa xẻ nằm lại rừng, không thể thu gom, vận chuyển đến nơi tập kết để bảo quản, xử lý tránh lãng phí về sau, là một khó khăn lớn khác, hầu như không có phương án để xử lý.
Vào năm 2020, TAND huyện Đakrông (Quảng Trị) đã xét xử, tuyên phạt Hồ Văn Dõa (SN 1962, trú thôn Xa Vi, xã Hướng Hiệp, Đakrông) 3 năm tù về tội huỷ hoại rừng; nhưng đến nay, tang vật vụ án (hơn 66m3 gỗ) vẫn còn nằm lại giữa rừng. Theo ông Nguyễn Công Tuấn, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông, trong bản án có nói số lượng gỗ, củi không thu giữ, để lại tại hiện trường, do địa hình và đường vào khu vực rừng hiểm trở; chi phí vận chuyển, tập kết, bảo quản và xử lý lớn hơn nhiều lần so với giá trị vật chứng. Do đó, giao Ban quản lý bảo vệ, tìm phương án xử lý thích hợp sau này.
"Tuy nhiên, trước khó khăn trên, chúng tôi chỉ có thể giữ chúng trong thời gian cơ quan chức năng làm án; còn về sau này, thực tình chúng tôi không biết được. Rất có thể theo thời gian chúng đã bị mục, cuốn trôi theo mưa lũ, hoặc bị đối tượng xấu lấy cắp, rất khó để phát hiện, xử lý", ông Tuấn nói.
Chưa nhận hàng đã vội chuyển khoản, người phụ nữ 'than trời' vì mất gần 140 triệu đồng Mua thực phẩm đông lạnh từ một người lạ trên Zalo, người phụ nữ ở Thanh Hóa tin tưởng và chuyển khoản trước gần 140 triệu đồng, tuy nhiên, sau đó thì không nhận được hàng. Ngày 11/2, tin từ Công an TP Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận vụ việc một người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài...