Thanh Hóa ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2020 – 2021
UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Theo đó, thời gian thực học của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông năm học 2020-2021 có ít nhất 35 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 18 tuần, học kỳ II có ít nhất 17 tuần); Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục THCS, THPT) có ít nhất 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có ít nhất 16 tuần).
Ngày tựu trường đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (hệ BTVH) vào ngày 1-9-2020 (Thứ Ba).
Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên có 5 ngày chuẩn bị cho năm học mới, gồm: Ổn định nền nếp dạy và học, củng cố kiến thức cũ; tổ chức thi lại và đánh giá kết quả tu dưỡng sau hè cho một số học sinh; chuẩn bị cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết cho năm học mới và ngày khai giảng năm học 2020-2021.
Ngày khai giảng đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (hệ BTVH) vào ngày 5-9-2020 (Thứ Bảy); Trung tâm học tập cộng đồng từ ngày 1 đến ngày 10-10-2020.
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch chi tiết, hướng dẫn, chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các trường THPT, THCS-THPT, các Trung tâm GDNN- GDTX chủ động triển khai thực hiện ngay từ đầu năm học 2020-2021. Đồng thời báo cáo tình hình chuẩn bị năm học, kế hoạch khai giảng và tình hình tổ chức khai giảng; kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 trước ngày 10-9-2020; Báo cáo Sơ kết học kỳ I trước ngày 31-1-2021; Báo cáo tổng kết năm học, kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua và đề nghị khen thưởng các lĩnh vực công tác năm học 2020-2021 trước ngày 25-6-2021.
Video đang HOT
UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hiệu trưởng các trường THPT, THCS-THPT, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung này; báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo về kết quả và tình hình thực hiện để tổng hợp báo báo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
Dựng lều che khu vui chơi tránh nắng cho trẻ ở vùng cao Thanh Hóa
Những ngày nắng nóng từ 39-41 độ C như đổ lửa này, phụ huynh và cô giáo ở huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn, Thanh Hóa đã chặt luồng, vầu, lá kè, lá cọ dựng lều tạm che khu vui chơi cho trẻ em ở các bản vùng sâu, vùng xa.
Phụ huynh làm lều tạm che khu vui chơi cho trẻ mầm non ở bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) khỏi bị nắng - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, hiện nay trên địa bàn huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn còn nhiều phòng học tranh tre, nứa lá, tạm bợ xuống cấp ở bậc học mầm non, nằm tại các bản vùng sâu, vùng xa của các xã Sơn Hà, Tam Thanh, Na Mèo...
Những ngày nắng nóng cao điểm này, tại phòng học mầm non ở bản Xum (xã Sơn Hà), bản Cha Lung (xã Tam Thanh) nóng hầm hập như đổ lửa, vì phòng học được làm bằng ván, hoặc tôn, mái nhà vừa thấp, trong phòng lại không được đóng trần và không đủ quạt.
Lớp học tạm bợ, chật chội, nóng bức vào mùa hè của trẻ mầm non ở bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Để các cháu nhỏ có khu vui chơi ngoài trời không bị nắng, phụ huynh học sinh ở địa phương đã lên rừng chặt luồng, vầu, nứa và lá kè, lá cọ về dựng lều tạm che khu vui chơi cạnh phòng học mầm non.
Khu lều tạm này chỉ che khu vui chơi cho trẻ được hết mùa nắng nóng. Đến mùa mưa bị dông, lốc phá hỏng, năm sau lại làm mới.
Trẻ mầm non ở bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn chơi trong khu lều tạm tránh nắng do phụ huynh vừa dựng - Ảnh: HÀ ĐỒNG chụp ngày 21-5
Theo giáo viên Trường mầm non Tam Thanh, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn (giáp biên giới Việt - Lào), do thời tiết nắng nóng, cộng với gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào) oi bức hầm hập, trong những ngày qua nhiều trẻ bị mệt do nắng nóng, không thể đến trường.
Trẻ mầm non ở bản Xum, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) vui chơi trong khu lều tạm tránh nắng do phụ huynh dựng - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Cô giáo Ngân Thị Thướng - hiệu trưởng Trường mầm non Tam Thanh - cho biết hiện nhà trường đang có các phòng học ở 4 điểm lẻ gồm: bản Cha Lung, Ngàm, Mò, Pa đều tạm bợ, xuống cấp, chật chội, với gần 200 học sinh đang ngồi học ở các phòng này.
Mùa hè thì nắng nóng vì phòng thấp, hẹp, thiếu các thiết bị làm mát; còn mùa đông lạnh giá vì không đủ cửa, ván thưng vách, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và việc dạy học của cô trò nơi đây.
Phòng học mầm non ở bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đang tạm bợ - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Trẻ mầm non ở bản Xum, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) vui chơi trong khu lều tạm tránh nắng do phụ huynh dựng lên - Ảnh: HÀ ĐỒNG
3 cậu bạn thân Bách khoa cùng ra trường sớm, tốt nghiệp loại xuất sắc Quen nhau từ năm thứ nhất đại học, cả ba cùng đặt mục tiêu sẽ ra trường sớm và tốt nghiệp loại xuất sắc. Vì thế, trong suốt 5 năm học tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cả nhóm đều cùng nhau "học hết sức, chơi hết mình". Nguyễn Đăng Anh Quân (1997, Hà Nội), Phan Hồng Sơn (1997, Ninh Bình), Lê...