Thanh Hóa: 100% trẻ mầm non 5 tuổi ra lớp
Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, tính đến thời điểm hiện tại 100% trẻ mầm non 5 tuổi đã ra lớp. Toàn tỉnh có 370/638 xã, phường, thị trấn được công nhận phổ cập. Dự kiến Thanh Hóa sẽ hoàn thành phổ cập trong năm 2013, về trước 1 năm so với đăng ký.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết thêm, hiện có 649/653 trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới 97,2% trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày, riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi học 2 buổi/ngày là 100%.
Cô và trò Trường mầm non Đông Anh (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) trong một tiết học vận động.
100% cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 37,7%. Riêng số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi là 3.454 người, 100% đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn là 1.542 người (chiếm 34,6%). Hiện tại có 6.720 phòng học, trong đó số phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi là: 1.828 phòng/2.157 lớp đạt tỷ lệ 84,7%, số phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi còn thiếu là 329 phòng. Toàn tỉnh có 183 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 28%. Phấn đấu của Thanh Hóa đến năm 2015 số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt 40%…
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Thanh Hóa, năm học 2011 đã dành hơn 12 tỷ đồng mua đồ chơi, trang thiết bị dành cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, cấp tài liệu cho trẻ miền núi đặc biệt khó khăn, trong đó dành 333 triệu đồng kinh phí chương trình mục tiêu cho công tác phổ cập trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Video đang HOT
Được biết để thực phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi cán đích vào năm 2013, ngày 9/2/2012, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định chuyển đổi 525 trường mầm non bán công sang công lập. Với việc chuyển đổi như vậy Thanh Hóa đã đưa gần 8.500 giáo viên mầm non vào biên chế.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Xóa áp lực ép trẻ mầm non học chữ!
Từ tháng 3, phụ huynh đổ xô tìm thầy dạy chữ hoặc cho con nghỉ lớp lá để đi học chữ. Hoc chư trươc tuôi... đã trở thành ap lưc cho tre.
Theo thống kê tại quận Tân Phú (TPHCM), đến nay (thang 2/2012) vân còn gần 33% số trẻ năm tuôi chưa ra lớp lá. Hơn một nửa trong số đó được phụ huynh cho học chữ bên ngoài. Bà Chung Bích Phượng, Phó Trưởng phòng Giao duc quân phụ trách mầm non (MN), cho rằng nhiều phụ huynh ngô nhân la không học lớp lá con họ vân đươc vao lớp 1. Họ tìm cách gửi con tạm đâu đó cho đỡ tốn kém rồi cho con đi học chữ để vào lớp 1. Đây la sư ngô nhân đang tiêc, tao ap lưc cho tre va phu huynh, đông thơi anh hương đên chât lương giao duc.
Giao viên lam sai, phu huynh phat hoang
Bà Phượng cho biêt phụ huynh nhiều trường tiểu học phản ánh khi trẻ mới vào lớp 1, giáo viên đã bắt các em viết một bảng thông báo yêu cầu này, yêu cầu kia... hoặc phân loại các em biết chữ và không biết chữ ra để dạy. Chính giáo viên sai nguyên tắc sư phạm, tao ap lưc cho học sinh, dẫn đến phụ huynh phải chuẩn bị cho con đi học chữ.
Tương tư, bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Nhà Bè, cho biết hằng năm đến tháng 3, tháng 4, phụ huynh ồ ạt cho con nghỉ lớp lá để đi học chữ trước khi vào lớp 1. Cô Cao Thị Mai Loan, Hiệu trưởng Trường MN 5, quận Bình Thạnh, ly giai viêc hoc chư trươc do phụ huynh sợ con không theo kịp các bạn khi vào lớp 1. Phụ huynh chưa hiểu việc cho trẻ học chữ trước khiến trẻ sẽ ỷ lai đa biết rồi, ảnh hưởng đến tâm lý tò mò, khám phá, lam các em nhàm chán và không muốn học nữa.
Trẻ cần được trang bị nhiều kỹ năng trong trường MN chứ không chỉ là chữ để vào lớp 1. Trong ảnh:
Phải thay đôi nhận thức
Ngay từ học kỳ một năm học 2011-2012, Phòng Giáo dục quận Tân Phú đã triển khai kế hoạch vân đông phụ huynh, cán bộ quản lý, giáo viên hiểu đúng vai trò của chương trình giao duc mâm non (GDMN), chương trình lớp 1, xóa tình trạng cho trẻ năm tuổi học chữ. Giao viên MN chưa đu sưc giai thich nhâm lẫn nay nên cân co sư tham gia cua ca giao viên lơp 1. Khối lớp lá ở MN và lớp 1 ở tiểu học sẽ là hai khối đươc tâp trung vân đông. Hiện tại Phòng đang tiếp tục vân đông cho phu huynh có con sinh năm 2006 và 2007 ơ khu dân cư để huy động trẻ ra lớp la. Đến tháng 4, giáo viên tiểu học sẽ trực tiếp đi tuyên truyền đến giáo viên và phụ huynh khối lớp lá và chồi tại các trường MN hiểu đúng về chương trình lớp 1. Trường tiểu học nào nằm ở phường nào sẽ phải có trách nhiệm tuyên truyền cho các trường MN trên địa bàn phường đó.
Bà Phượng phân tích hoc sinh lơp la cần được trang bị những kiến thức cơ bản về những kỹ năng sống, môi trường xung quanh, tâm sinh lý phu hơp... chứ không chỉ là chữ. "Giáo viên MN hiểu được lớp 1, lớp 1 hiểu được MN. Từ đó, phụ huynh yên tâm để con hoàn thành lớp phổ cập năm tuổi trước khi vào lớp 1 với đầy đủ kiến thức cơ bản ở khối MN mà không phải lo lắng cho con học chữ trước" - bà Phượng nói.
Bà Bích Nga cho biết ơ Nhà Bè trươc đây chi giai thich cho phụ huynh hiểu đúng về chương trình GDMN, cho học sinh MN tham quan các trường tiểu học trên địa bàn. Năm nay, học kinh nghiệm từ quận Tân Phú, huyện se đưa giáo viên lơp 1 giơi thiêu chương trình lớp 1 cho giáo viên và phụ huynh các trường MN.
Bà Trần Thị Kim Thanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, đánh giá cao cách làm của Phòng Giáo dục quận Tân Phú. Quan trọng nhất là tác động vào phụ huynh, giúp họ hiểu được cho con học ở mức nào là phù hợp. Sở đã đề nghị 23 quận, huyện còn lại tham khảo cách làm ở Tân Phú để áp dụng hợp lý trong quận mình.
Theo Phạm Anh
Pháp luật TPHCM
Miền Bắc rét đậm, trẻ mầm non nghỉ học hàng loạt Dù cuối năm có nhiều việc phải hoàn thành, chị Nhi (Phú Diễn, Hà Nội) vẫn xin phép cơ quan cho làm ở nhà để chăm cô con gái 4 tuổi, vì không muốn đưa con tới trường khi trời mưa rét. "Nhà mình cách trường 3 km, ngày thường thì không sao, chứ những hôm lạnh cắt da cắt thịt thế này...