Thánh Gióng đánh giặc xong, ăn cơm rồi nhảy Hồ Tây tắm?
Phụ huynh tại Thanh Hóa thắc mắc sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 có ghi: “ Thánh Gióng sau khi đánh giặc bị thương nặng, vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm”.
Cụ thể, trong cuốn sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5, tập 2A, tại bài 26C phần thảo luận có đoạn trích sau:
“Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa.
Tráng sĩ ấy gặp lúc Quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết”.
Cuốn sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5.
Bên cạnh đó, sách Tiếng Việt lớp 5 cũng có đoạn tương tự, trong phần luyện từ và câu (trang 86) “Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu”.
“Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc Quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng.
Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết”.
Video đang HOT
Đoạn trích Thánh Gióng xuống Hồ Tây tắm.
Truyền thuyết chuyện Phù Đổng Thiên Vương thường kể về Thánh Gióng là một nhân vật trong cổ tích của dân gian Việt Nam. Thánh Gióng sinh ra ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội vào thời Hùng Vương thứ 6.
Ông là “người trời” đã đầu thai xuống trần thế để giúp nhân dân ta đánh giặc Ân sang xâm lược. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông đuổi giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), rồi lên đỉnh núi cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn ông, phong là Phù ổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
Một số phụ huynh cho rằng, mình chưa bao giờ thấy có đoạn nào nói đến Thánh Gióng đánh giặc xong ăn bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, sau đó ôm vết thương vào rừng giấu kín nỗi đau và chết.
Bà Tạ Thị Ánh, Hiệu trưởng trường tiểu học Quang Lộc (huyện Hậu Lộc) cho biết cũng rất bất ngờ về đoạn văn trên. Bà cho biết, cuốn sách này là tài liệu học tập của mô hình “trường học mới Việt Nam” (chương trình VNEN). Chương trình này được thí điểm ở 63 tỉnh, thành, trên 2.000 trường tiểu học từ 3 năm nay.
Ông Nguyễn Văn Sĩ, trưởng phòng GD-ĐT huyện Hậu Lộc cho biết, chương trình VNEN do Bộ GD-ĐT triển khai ở huyện Hậu Lộc có 5 trường tiểu học tham gia là: Quang Lộc, Mỹ Lộc, Phú Lộc và Hưng Lộc 1. Chương trình được thực hiện trong những năm qua, đến năm học này mới triển khai đến lớp 5.
Theo Lê Anh/Báo Vietnamnet
Thánh Gióng đánh giặc xong nhảy xuống Hồ Tây tắm?
Một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chọn đoạn văn có nhắc đến Thánh Gióng để dạy về từ ngữ thay thế, trong đoạn văn có chi tiết liên quan đến nhân vật truyền thuyết này khiến phụ huynh, học sinh và giáo viên băn khoăn.
Thời gian gần đây, nhiều phụ huynh có con em đang theo học lớp 5 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xôn xao và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 và sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A (sách thử nghiệm).
Hai cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt và Tiếng Việt lớp 5 có đoạn văn "lạ" về sự tích Thánh Gióng.
Cụ thể trong cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A, tại bài 26C "Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế" ở phần 1 đưa ra 2 câu hỏi (a và b) là: Những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để chỉ nhân vật nào? và việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?.
Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc Quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết.
Đây là sách dạy thử nghiệm.
Ngoài hai câu hỏi này, còn có hình ảnh về một nhân vật đang cưỡi ngựa, hai tay cầm chắc một khóm tre đánh giặc.
Qua tìm hiểu, đoạn văn trên là nói đến Thánh Gióng - một nhân vật trong cổ tích của dân gian Việt Nam. Theo sự tích kể lại, Thánh Gióng sinh ra ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội vào thời Hùng Vương thứ 6. Ông là "người trời" đã đầu thai xuống trần thế để giúp nhân dân ta đánh giặc Ân sang xâm lược. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông đuổi giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), rồi lên đỉnh núi cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn ông, phong là Phù ổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
Sau khi đọc đoạn văn trong sách Hướng Dẫn học Tiếng Việt lớp 5, phụ huynh B.V.T ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) phân vân: "Theo truyền thuyết và nhiều tài liệu về chuyện cổ tích Thánh Gióng tôi được biết thì không hề thấy có đề cập đến việc Thánh Gióng đánh giặc xong ăn bữa cơm, nhảy xuống Hồ Tây tắm, ôm vết thương đó vào rừng giấu kín nỗi đau mà chết. Không hiểu sao trong sách lại ghi như vậy".
Đoạn văn viết về Thánh Gióng khác với chuyện cổ tích khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, đưa ra ý kiến trái chiều trong cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5.
Không chỉ mình anh T và nhiều phụ huynh khác có con em đang theo học lớp 5 ở Thanh Hóa cũng tỏ ra bất ngờ về đoạn văn này.
Trao đổi với Dân trí, bà Tạ Thị Ánh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa cũng khá bất ngờ về đoạn văn trên. Bà Ánh cho hay, cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 nhà trường được Bộ GD-ĐT đưa về để giảng dạy theo chương trình VNEN (Dạy học theo mô hình mới Việt Nam). Về việc Thánh Gióng đánh giặc xong, ăn cơm, nhảy xuống Hồ Tây tắm.. Bà Ánh cũng chỉ biết về việc Thánh Gióng đánh giặc xong bay về trời chứ chưa nghe có chuyện như đoạn văn trên.
Cô giáo Triệu Thị Ngư, giáo viên Trường Tiểu học Quang Lộc cho hay: "Chúng tôi dạy theo sách của Bộ GD-ĐT nên chỉ đi sâu vào dạy học sinh về mặt nội dung. Còn về sự khác nhau, chúng tôi thấy đoạn văn trong sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 cũng giống với nội dung hiện hành (sách Tiếng Việt Lớp 5 - PV), không có sự thay đổi nên cũng không có ý kiến gì".
Ông Hoàng Việt Cường - Phụ trách chuyên môn bậc Tiểu học Phòng GD-ĐT huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) chia sẻ: "Tôi chưa tin vào đoạn văn này, có sự khác xưa rất nhiều. Thông tin về bài văn của học sinh còn chấp nhận được chứ đoạn văn trong sách thì khó tin lắm. Trong nhiều văn bản trước có khác nhưng đối với đoạn văn này khác xưa rất nhiều".
Sách Tiếng Việt lớp 5 cũng có đoạn văn tương tự.
Ông Nguyễn Văn Sĩ - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hậu Lộc cho biết, chương trình VNEN do Bộ GD-ĐT triển khai ở huyện Hậu Lộc có 5 trường tham gia là: Trường Tiểu học Quang Lộc, Tiểu học Mỹ Lộc, Tiểu học Phú Lộc và Tiểu học Hưng Lộc 1. Chương trình được thực hiện trong những năm qua, đến năm học này mới triển khai đến lớp 5.
"Đến giờ tôi mới nhận được thông tin này, chưa thấy các trường có báo cáo lên. Đúng sai thế nào chúng tôi cũng chưa dám khẳng định. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại tại các trường, nếu có sự sai lệch sẽ làm báo cáo lên cấp trên", ông Sĩ nói.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên.
Thái Bá
Theo dantri
Thánh Gióng tắm ở hồ Tây: Bộ GD-ĐT lên tiếng Trao đổi với Dân trí, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết: Ngữ liệu của cuốn sách "Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 - tập 2A" dành cho học sinh theo học mô hình trường học mới được lấy từ chính SGK Tiếng Việt lớp 5 hiện hành. Ông Phạm Ngọc Định cho biết...