Thành công bất ngờ của Samsung trong quý 2 có đóng góp lớn từ… Covid-19 và Apple
Cũng như nhiều ông lớn công nghệ khác, Samsung đã gặp phải rất nhiều khó khăn do Covid-19 gây ra. Nhưng bên trong cái rủi lại có cái may, nhất là với một ông lớn đóng vai trò “xương sống” cho thế giới công nghệ như Samsung.
Kết thúc quý 2, Samsung công bố kết quả tài chính cho thấy công ty đã vượt qua những khó khăn của mùa dịch: doanh thu công ty giảm nhẹ, nhưng lợi nhuận lại tăng. Đó là một thành quả cực kỳ đáng khâm phục, bởi theo Samsung, “Covid-19 đã khiến các cửa hàng và các khu vực sản xuất phải đóng cửa trên phạm vi toàn cầu”.
Nhưng nói đến Covid-19 không chỉ là nói đến những khó khăn. Cũng như nhiều ông lớn khác của làng công nghệ, Samsung đã vô tình được Covid-19 “giúp đỡ” theo nhiều cách.
Nhu cầu online gia tăng trong mùa dịch đã góp phần thúc đẩy cho mảng kinh doanh sinh lời nhiều nhất của Samsung: chip nhớ.
Đầu tiên và đáng chú ý nhất là mảng bán dẫn, vốn là nguồn sinh lợi nhuận quan trọng nhất của Samsung trong nhiều năm. Theo số liệu công bố, lợi nhuận từ mảng này đã tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2019.
Lý do giúp đem đến mức tăng trưởng thần tốc này không gì khác ngoài… Covid-19: khi dịch bệnh bùng nổ, người dân các nước phải chuyển sang làm việc từ xa, trẻ em phải thực hiện việc học từ nhà. Vì vậy, sức ép dành cho các trung tâm dữ liệu và các nhà cung ứng đám mây cũng gia tăng, kéo theo nhu cầu DRAM và SSD cho máy chủ tăng mạnh so với cùng kỳ 2019.
Một hệ quả khác của xu thế làm việc/học tập từ xa là nhu cầu máy laptop tầm trung/giá rẻ. Theo Samsung, nhu cầu DRAM và SSD cho laptop đã “tăng mạnh” trong quý vừa qua. Trong quý này, các nhà sản xuất PC đã tăng mạnh sản lượng để bù đắp cho quý 1, khi nhu cầu của người dùng đã gia tăng nhưng lại không được đáp ứng do các nhà máy buộc phải đóng cửa. Khi toàn bộ ngành công nghiệp PC được “cởi trói” để tăng trưởng, Samsung đã hưởng lợi nhờ vị thế là một trong những nhà cung ứng RAM và SSD hàng đầu.
Nghịch lý quý 2: Smartphone Galaxy càng bán chậm thì lại càng… sinh lời!
Video đang HOT
Càng bất ngờ hơn nữa, những tác động tiêu cực của Covid-19 đã khiến nhiều mảng phần cứng của Samsung vừa bị suy giảm doanh thu, vừa… gia tăng lợi nhuận. Đầu tiên trong số này là TV: khi người dùng ở nhà, nhu cầu mua TV QLED và TV cỡ lớn của họ cũng gia tăng. Rất có thể điều này đã giúp giảm tỷ lệ TV bán cho doanh nghiệp (vốn kém cao cấp hơn và có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn), cho phép Samsung tăng lợi nhuận dù rằng doanh thu không chuyển biến đáng kể.
Smartphone Samsung cũng giảm doanh thu và giảm lợi nhuận, nhưng là theo một cách khác. Khi sức mua smartphone của người tiêu dùng giảm sút, Samsung cũng đã cắt giảm mạnh tay các hoạt động marketing và khuyến mại. Chi phí hoạt động vị thế giảm mạnh hơn doanh thu, cho phép lợi nhuận tăng 25% dù rằng doanh số bị giảm tới 20%.
Nhắc đến smartphone, Covid-19 cũng đã vô tình giúp cho Samsung hưởng lợi bằng cách… buộc đối thủ phải trả tiền khi thua lỗ. Mảng kinh doanh yếu nhất của Samsung hiện tại là mảng linh kiện hiển thị, vốn có tỷ suất lợi nhuận rất mỏng khi sánh cùng các mảng khác. Ấy vậy mà quý 2 vừa qua, chìm trong khó khăn của ngành công nghiệp smartphone, mảng này lai gia tăng lợi nhuận thu về so với cùng kỳ 2019.
Samsung không ngần ngại khẳng định lý do đem đến sự tăng trưởng đầy bất ngờ này là “một khoản thu một lần”. Theo nhiều nguồn tin, “khoản thu một lần” mà Samsung nhắc đến không gì khác ngoài khoản tiền bồi thường của Apple. Trong khuôn khổ thỏa thuận giữa 2 đối thủ và cũng là 2 đối tác lâu năm, Apple buộc phải mua một lượng màn hình OLED nhất định. Do nhu cầu iPhone cao cấp suy giảm – hay nói chính xác hơn là do người dùng chuyển sang mua iPhone 11 và iPhone SE, Apple đã không đạt được đến con số cam kết và buộc phải trả tiền phạt cho Samsung.
Người dùng ghẻ lạnh iPhone OLED khiến Apple buộc phải bồi thường cho Samsung Display vì không mua đủ cam kết ban đầu.
Như thế, trên khắp các mảng kinh doanh, Samsung đều chứng kiến khoản tiền thu về bị suy giảm nhưng khoản lãi nhận được lại gia tăng. Gã khổng lồ Hàn Quốc đã thực hiện những bước đi lão luyện để đứng vững trong lúc kinh tế thế giới đang suy thoái, thất nghiệp gia tăng và chiến tranh thương mại vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nhìn về phía trước, Samsung chắc chắn sẽ đón nhận một quý 3 nhiều tin vui: Galaxy Note20 và Galaxy Z Fold 2 sắp ra mắt, PS5, Xbox Series X và nhiều sản phẩm sử dụng linh kiện của Samsung khác sắp sửa lên kệ, nhu cầu mua sắm sẽ bùng nổ khi các quốc gia gỡ bỏ cách ly… Các tín đồ của gã khổng lồ Hàn Quốc có quyền chờ đợi một tương lai tươi sáng hơn rất nhiều, bởi ngay từ bây giờ, Samsung đã thể hiện sức sống siêu bền bỉ khi không chỉ đứng vững mà còn tăng trưởng giữa muôn trùng khó khăn.
5 hãng smartphone lớn nhất thế giới
Thống kê quý II/2020 cho thấy Huawei lần đầu vượt Samsung thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, trong khi Apple bỏ xa các hãng Trung Quốc.
1. Huawei (thị phần: 20% - doanh số: 54,8 triệu máy)
Huawei vượt Samsung dẫn đầu thị trường smartphone toàn cầu trong quý II/2020.
Số lượng smartphone xuất xưởng trong quý II/2020 của Huawei đã đạt 54,8 triệu sản phẩm, nhiều hơn chỉ khoảng 600.000 máy so với Samsung. Tuy nhiên, con số vừa đủ để lần đầu tiên thị phần smartphone của Huawei trong một quý vượt qua đối thủ Hàn Quốc, vươn lên dẫn đầu thị phần toàn cầu.
Nửa đầu 2020 vẫn là thời gian khó khăn của Huawei khi lệnh cấm của chính phủ Mỹ chưa được nới lỏng. Các smartphone Android của hãng không được sử dụng các dịch vụ và kho ứng dụng của Google. Nhưng sức tiêu thụ từ thị trường nội địa đã giúp Huawei vươn lên dẫn đầu. Bên cạnh đó, sự sa sút của Samsung cũng tạo lợi thế cho nhà sản xuất Trung Quốc.
2. Samsung (thị phần: 20% - doanh số: 54,2 triệu máy)
Samsung tự đánh rơi vị trí dẫn đầu của mình khi có một quý kinh doanh tụt dốc. So với cùng kỳ 2019, quý II/2020 hãng Hàn Quốc chỉ bán ra được 54,2 triệu thiết bị, giảm tới hơn 22 triệu máy. Thị phần từ 21% trong năm ngoái đã tụt xuống 20% và buộc phải xếp dưới Huawei.
Sự sụt giảm của hãng được lý giải do chịu tác động lớn từ tình hình Covid-19 và lệnh phong toả tại nhiều thị trường lớn như Bắc Mỹ, Ấn Độ và châu Âu. Doanh số kém của dòng smartphone cao cấp Galaxy S20 cũng khiến nhà sản xuất Hàn Quốc lần đầu mất vị trí dẫn đầu vào tay Huawei.
3. Apple (thị phần: 14% - doanh số: 37,5 triệu máy)
Apple là hãng smartphone tăng trưởng tốt nhất quý II/2020.
Apple là hãng duy nhất trong top 5 có doanh số smartphone tăng trong quý II/2020, thay vì giảm. Từ 36,5 triệu thiết bị bán ra trong quý II/2019, doanh số cùng kỳ năm nay của hãng đã tăng lên 37,5 triệu. Kết quả này ảnh hưởng từ việc Apple tung ra thêm mẫu iPhone SE 2020 với giá 400 USD cũng như chiến lược giảm giá iPhone 11 ở Trung Quốc.
Thị phần của Apple cũng tăng vọt từ 10% lên thành 14%, tạo khoảng cách lớn so với các hãng di động cạnh tranh tới từ Trung Quốc.
4. Xiaomi (thị phần: 9% - doanh số: 26,5 triệu máy)
Tác động từ dịch bệnh khiến tham vọng vượt qua Apple của Xiaomi bị ảnh hưởng. Dù khoảng cách từng được rút ngắn trong năm ngoái, tới quý II/2020, sự chênh lệch doanh số smartphone giữa Xiaomi và Apple lại bị nới rộng. Một phần vì doanh số bán hàng của Xiaomi đã sụt giảm nhiều trong quý vừa rồi. Từ 32,3 triệu máy bán ra trong quý II năm ngoái, cùng kỳ năm nay doanh số của nhà sản xuất Trung Quốc còn 26,5 triệu máy. Tín hiệu đáng mừng là thị phần nhích nhẹ từ 9% lên 10%.
5. Oppo (thị phần: 9% - doanh số: 24,5 triệu máy)
Oppo cũng rơi vào hoàn cảnh giống Xiaomi khi thị phần trong ba tháng vừa rồi sụt giảm. Doanh số bán smartphone trong quý II/2020 chỉ được 24,5 triệu máy, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 6,1 triệu máy. Thị phần của hãng Trung Quốc cũng giậm chân tại chỗ với 9%.
Thống kê mới nhất của Counterpoint Research cho thấy thị trường smartphone trong quý II/2020 đã sụt giảm mạnh so với năm ngoái vì dịch bệnh. Từ 357 triệu smartphone, thị trường toàn cầu xuống còn 271,4 triệu, giảm 24%.
Trong top 10, các thương hiệu Trung Quốc vẫn chiếm đa số. Realme là thương hiệu tăng trưởng tốt nhất trong quý II/2020 với doanh số tăng giống Apple.
Bloomberg: Nvidia đang đàm phán để mua lại ARM với giá 32 tỷ USD Theo báo cáo mới nhất của Bloomberg, Softbank đang muốn bán lại ARM Theo báo cáo mới nhất của Bloomberg, Softbank đang muốn bán lại ARM - công ty thiết kế chip có trụ sở chính tại Anh, cung cấp thiết kế chip xử lý di động cho Qualcomm, Apple, Samsung và Huawei. Theo Bloomberg, Nvidia hiện đang tham gia một cuộc "đàm...