Thắng kiện 10 triệu USD vì giẫm phải đinh gỉ trong siêu thị
Một phụ nữ ở South Carolina, Mỹ đã thắng kiện 10 triệu USD sau khi kiện tập đoàn Walmart vì bà giẫm phải đinh gỉ tại một trong các siêu thị của họ khiến bà bị nhiễm trùng và nhiều lần phẫu thuật.
April Jones phải ngồi xe lăn suốt 6 năm qua sau khi bị cắt chân phải vì giẫm phải đinh trong siêu thị (Ảnh: NYP).
Hãng tin New York Post ngày 30/11 cho biết, vụ việc trên xảy ra từ tháng 6/2015, April Jones, một phụ nữ sống ở South Carolina (Mỹ) giẫm phải một chiếc đinh gỉ bên trong một siêu thị của tập đoàn bán lẻ Walmart ở hạt Florence. Tai nạn này khiến bà bị nhiễm trùng, phẫu thuật nhiều lần và cuối cùng phải cắt bỏ chân phải. Suốt 6 năm qua Jones phải ngồi xe lăn.
Bà và gia đình đã quyết định kiện Walmart vào năm 2017. Sau quá trình tranh tụng kéo dài 5 ngày, một tòa án ở Florence mới đây đã ra phán quyết buộc Walmart phải bồi thường cho bà Jones 10 triệu USD. Hôm 26/11 vừa qua, sau quá trình thảo luận gần 2 giờ đồng hồ, bồi thẩm đoàn đã đồng ý với phán quyết của tòa án. Họ cho biết, Walmart đã không đưa ra được video làm bằng chứng cho thấy nhân viên của họ thường xuyên quét dọn lối ra vào siêu thị.
Theo các luật sư bào chữa, bà Jones dự định sẽ dùng số tiền bồi thường để lắp chân giả và sửa nhà cửa tiện lợi hơn với xe lăn cũng như để trang trải tiền thuốc và viện phí.
Walmart hiện chưa bình luận về phán quyết.
Bí quyết cường thịnh của gia tộc giàu nhất thế giới
Từ đời ông, cha đến đời cháu, gia đình Walson, sở hữu đế chế bán lẻ Walmart, luôn nằm trong danh sách những gia tộc giàu nhất thế giới.
Doanh nghiệp gia đình có thể tồn tại bao thế hệ? Sở Thuế vụ Mỹ đã rút ra quy luật "không giàu quá ba đời" qua theo dõi và nghiên cứu 400 người nộp thuế cao nhất từ năm 1992 đến 2000, chỉ 13% có mặt trong danh sách này nhiều hơn 2 năm.
Video đang HOT
Nhà kinh tế học người Mỹ Gregory Clark, Đại học California, tin rằng một nửa số con cái của các gia đình thuộc tầng lớp trên, cuối cùng sẽ bước xuống tầng lớp xã hội thấp hơn.
Nhưng có vẻ gia tộc Walton, những người đứng sau chuỗi siêu thị bán lẻ Walmart đã "tránh được lời nguyền". Từ thế hệ Sam Walton vay bố vợ 20.000 USD để mở cửa hàng tạp hóa đầu tiên vào năm 1951, đến khi trở thành gia tộc giàu nhất thế giới năm 2019, gia đình Walton đã trải qua ba thế hệ liên tục phát triển.
Vợ chồng Sam, Helen và 4 con Rob, John, Jim, Alice. Ảnh: Bloomberg
Trong danh sách 25 gia tộc giàu nhất thế giới năm 2021 mà Bloomberg vừa công bố, Walton vẫn giữ vị trí đầu bảng. Trong 12 tháng qua, họ kiếm được 23 tỷ USD, nâng tổng tài sản lên 238 tỷ USD, nhiều hơn gần 100 tỷ USD so với gia tộc giàu thứ hai thế giới là Mars (141,9 tỷ USD).
Câu chuyện về Walmart bắt nguồn từ người sáng lập Sam Walton. Ông sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở bang Oklahoma vào năm 1918. Ông Sam đã làm nhiều công việc từ khi còn là một đứa trẻ như nuôi thỏ, vắt sữa bò, giao báo và bồi bàn.
Trước khi kết hôn với bà Helen Robson vào năm 1942, ông Sam từng là sinh viên xuất sắc ngành kinh tế tại Đại học Missouri. Những năm 1950, ông để ý hai tập đoàn bán lẻ khổng lồ Kmart và Sears sở hữu hầu hết hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Arkansas và các bang lân cận nhưng không hề xuất hiện ở các thị trấn nhỏ bé và hẻo lánh như quê mình. Ông đã vay tiền bố vợ, cùng khoản tiết kiệm của mình, thuê 8 công nhân và thành lập cửa hàng bán lẻ đầu tiên lấy tên là Walmart, ngay tại thị trấn Bentonville quê hương vào năm 1962.
Theo New York Times, đến năm 1991, chuỗi siêu thị của ông đã vượt qua Sears, Roebuck & Company để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất quốc gia. Vào ngày 1/4/1991, Walmart có 1.735 cửa hàng ở 42 tiểu bang, cũng như 2 cửa hàng ở Mexico.
Thành công của Walmart có thể đúc kết ở các tiêu chí: hạ giá bán bằng cách mua số lượng lớn; khách hàng là thượng đế; mở ở các thị trấn nhỏ; kịp thời ủy quyền cho các nhà quản lý doanh nghiệp...
Bản thân Sam là một người tham công tiếc việc. Ông dậy từ 4h30 sáng mỗi ngày để làm việc. Ngay cả khi gia đình đi nghỉ, ông cũng tranh thủ "vi hành" các cửa hàng địa phương của mình.
Ba người con Jim, Alice và Rob Walton của gia tộc Walton (từ trái qua). Ảnh: Walton Family Foundation
Sự cường thịnh của gia tộc Walton liên quan rất nhiều đến giá trị của vợ chồng Sam và ảnh hưởng của họ đối với các thế hệ tương lai.
Ông Sam và vợ Helen đều là những người Mỹ điển hình, sinh ra và lớn lên ở các thị trấn nhỏ, với các giá trị: coi trọng mối quan hệ gia đình; rất sùng đạo Thiên Chúa; phản đối chủ nghĩa duy vật; coi trọng sự phấn đấu cá nhân; làm từ thiện... Mối quan hệ giữa Sam và vợ luôn hòa thuận, họ cùng trưởng thành, cùng già đi, sống đạm bạc. Ngay cả sau khi trở thành người giàu nhất nước Mỹ năm 1985, ông vẫn quen mặc quần áo bình dân và lái một chiếc xe bán tải cũ.
Bà Helen sinh ra trong một gia đình có bố làm ngân hàng, vốn xinh đẹp và chỉ số thông minh cao. Trong những ngày đầu khởi nghiệp, Helen nhất quyết không tham gia vào điều hành mà đứng sau hỗ trợ chồng.
Cả hai vợ chồng nuôi dạy con nghiêm khắc. "Tôi không có điểm kiểm tra dưới A khi còn đi học. Các con cũng phải có điểm kiểm tra A", Helen nói. Còn ông Sam thì nói: "Các con tôi có thể cảm thấy bị đối xử như nô lệ khi còn nhỏ. Tại sao không để chúng làm việc nhà và hiểu được giá trị của sức lao động".
Robertson, con trai cả của Sam nhớ lại: "Hồi đó chúng tôi luôn làm việc ở cửa hàng, lau sàn, dọn nhà cửa. Cha mẹ cho tôi ít tiền tiêu vặt hơn nhiều bạn bè, đôi khi khiến chúng tôi còn tưởng nhà mình nghèo. Cha tôi cũng yêu cầu tôi đầu tư tiền túi vào cửa hàng. Tất nhiên, khoản đầu tư này sau đó đã giúp tôi trả tiền mua nhà".
Trước khi qua đời, Sam đã viết cuốn hồi ký với chỉ với mục đích là "lưu giữ cho các cháu và chắt của mình, để chúng không có thói quen ngông cuồng".
Năm 1992, Sam Walson qua đời. Hai câu hỏi đặt ra trước mắt gia đình Walton, một là làm thế nào để giải quyết số vốn sở hữu, hai là ai sẽ tiếp quản. Nhiều nhà quan sát phân tích rằng gia đình Walton có thể chọn cách bán 50% cổ phiếu Walmart của họ để lấy tiền mặt.
Khi còn sống, Sam từng bày tỏ trăn trở khi thế hệ thứ hai giàu có của một số doanh nghiệp gia đình duy trì cuộc sống xa hoa bằng cách bán cổ phần. Ông hy vọng các con mình kiên quyết nắm giữ tài sản. "Chúng ta không cần quá nhiều tiền, không cần mua du thuyền hay đảo riêng", ông dặn dò.
Vì vậy, hầu như tất cả tài sản của gia đình Walton đã được duy trì trong cổ phiếu của Walmart. Mười năm sau khi ông Sam qua đời, giá trị thị trường của Walmart đã tăng gần tám lần. Có thể khẳng định nếu bán cổ phần lấy tiền mặt, họ đã không thể đứng đầu trong danh sách gia tộc giàu nhất thế giới lâu như thế.
David Glass, cựu Giám đốc điều hành của Walmart, từng nhận xét: "Đây không phải là khái niệm mà mọi doanh nghiệp gia đình đều có thể có. Nhà Walton có tầm nhìn rất xa".
Bốn người con của ông Sam, ngoại trừ con cả, ba người khác không quan tâm đến ngành bán lẻ. Trước khi qua đời, ông đã thiết lập chính sách đồng quản lý doanh nghiệp. Walmart không có nhà lãnh đạo tuyệt đối, mà chỉ có lãnh đạo tập thể.
Sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ của đế chế bán lẻ một phần là do gia đình Walton luôn có mối quan hệ hòa thuận. Mặt khác, cũng là do ông Sam rất có uy tín trong công ty và gia đình. Nhiều năm sau cái chết của ông, những "cây đại thụ" của doanh nghiệp vẫn nói về "tư tưởng của Sam" và "đường lối của Sam" mỗi khi thảo luận những vấn đề lớn. Walmart đã phát triển nhanh chóng trong gần 30 năm theo mô hình lãnh đạo tập thể này.
Steuart Walton, một luật sư và doanh nhân, con trai của Jim Walton - chủ ngân hàng, trở thành người thừa kế của Walmart hiện nay. Ảnh: Walton Family Foundation
Năm 2016, Steuart Walton (con trai Jim Walton) được chọn là người tiếp theo chèo lái Walmart. Với tầm hiểu biết chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh điện tử, Steuart nhanh chóng phát triển Walmart lên hơn 11.000 cửa hàng tại khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Steuart Walton cũng nối tiếp truyền thống của gia tộc với cuộc sống giản dị, trẻ trung. Luật sư và doanh nhân này có niềm đam mê sâu sắc với bộ môn leo núi, thể thao mạo hiểm và từ thiện.
Ngoại trừ Steuart Walton, các thành viên trẻ khác của gia tộc này không mấy khi xuất hiện trên mặt báo. Họ chọn một cuộc sống kín đáo, bình dị ở thị trấn nhỏ giống như truyền thống gia đình.
New Zealand áp dụng hệ thống phân loại 3 cấp độ dịch Ngày 22/11, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thông báo từ ngày 3/12 tới nước này sẽ áp dụng hệ thống phân loại cấp độ dịch để sống chung với COVID-19, theo đó sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế và cho phép nối lại các hoạt động kinh doanh tại Auckland - thành phố lớn nhất nước. Người dân đeo khẩu...