Thăng hạng, tội nhất là giáo viên trung học cơ sở
Đáng lẽ ra, thang bậc, hệ số lương sau chuyển ngạch, thăng hạng phải tương đương nhau, đằng này, giáo viên trung học cơ sở sau khi thăng hạng lại bị thiệt thòi
LTS: Cho rằng, đối tượng giáo viên trung học cơ sở sau khi thăng hạng bị thiệt thòi rất nhiều so với giáo viên trung học phổ thông, tác giả Đỗ Tấn Ngọc đã có bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Theo thông tư số: 02/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 25/05/2007 về việc xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức thì đối tượng giáo viên từ mầm non đến phổ thông được xếp ở các hạng có hệ số lần lượt như sau:
Giáo viên tiểu học, mầm non: Hạng IV (từ 1,86 đến 4,06); Hạng III (từ 2,1 đến 4,98); Hạng II (từ 2,34 đến 4,89).
Giáo viên trung học cơ sở: Hạng III (từ 2,1 đến 4,89); Hạng II (từ 2,34 đến 4,98); Hạng I (từ 4,0 đến 6,38).
Giáo viên trung học phổ thông: Hạng III (từ 2,34 đến 4,98); Hạng II (từ 4,0 đến 6,38); Hạng I (từ 4,4 đến 6,78).
Giáo viên mầm non, tiểu học hiện tại được xếp thành 12 bậc, mỗi bậc cách nhau 0,2 nhưng khi thăng hạng thì được thêm 2 bậc nữa, thành 14 bậc, mỗi bậc cách nhau 0,31.
Bậc lương cuối cùng khi thăng hạng cao hơn bậc lương cuối cùng của hiện tại là 0,83.
Giáo viên trung học cơ sở hiện tại được xếp thành 10 bậc, mỗi bậc cách nhau 0,31 nhưng khi thăng hạng thì chỉ còn 9 bậc, mỗi bậc cách nhau 0,33, giống như thang, bậc lương giáo viên trung học phổ thông đang hưởng.
Bậc lương cuối cùng khi thăng hạng cao hơn bậc lương cuối cùng của hiện tại là 0,09.
Giáo viên trung học phổ thông hiện tại được xếp thành 9 bậc, mỗi bậc cách nhau 0,33 nhưng khi thăng hạng thì được giãn ra thành 13 bậc mỗi bậc cách nhau 0,34.
Bậc lương cuối cùng khi thăng hạng cao hơn bậc lương cuối cùng của hiện tại là 1,4.
Video đang HOT
Khi thăng hạng từ hạng II lên hạng I (Giáo viên trung học phổ thông được chuyển xếp lương từ 8 bậc (từ 4,0 đến 6,38) thành 9 bậc (từ 4,4 đến 6,78).
Bậc lương cuối cùng khi thăng hạng I cao hơn bậc lương cuối cùng của hạng II là 0,4.
Nhìn vào đây có thể thấy ngay rằng, giáo viên trung học phổ thông chuyển ngạch từ hạng III sang hạng II là được hưởng lợi nhiều nhất.
Nếu các giáo viên trẻ tuổi (khoảng 10 năm thâm niên trở lại) của mầm non, tiểu học và trung học cơ sở được thăng hạng từ hạng IV lên hạng III, từ hạng III lên hạng II thì mức độ chênh lệch giữa các thang, bậc lương cũ với các thang, bậc lương mới không đáng kể. Tính cụ thể ra, mỗi tháng chỉ thêm không quá 150.000 đồng.
Trong khi đó giáo viên trung học phổ thông trẻ tuổi (khoảng 10 năm thâm niên trở lại) thì có bước nhảy vọt từ thang, bậc lương cũ (hạng III) chuyển sang thang, bậc lương mới (hạng II): hệ số lương từ khoảng 2,34 đến 3,33 sẽ tăng lên hệ số lương khởi điểm là 4,0. Tính cụ thể ra, mỗi tháng thêm trên cả triệu đồng.
Giáo viên trung học phổ thông từ hạng III thăng hạng III được mở rộng khung lương thêm 4 bậc nữa từ 5,36 đến 6,38.
Còn giáo viên trung học cơ sở từ hạng III thăng hạng II lại thụt lùi từ thang bậc lương 10 xuống thang bậc lương 9, hưởng hệ số lương của giáo viên trung học phổ thông hạng III hiện hành.
Hệ số lương cuối cùng của hạng II chênh hệ số lương cuối cùng của hạng III hiện tại là 0,09, mỗi tháng chỉ thêm không quá 120.000 đồng.
Thăng hạng, tội nhất là giáo viên trung học cơ sở (Ảnh minh họa: vtv.vn).
Cũng là giáo viên thuộc bậc phổ thông (trừ mầm non) tuy bằng cấp khác nhau nhưng tính chất công việc đặc thù của môi trường giáo dục phổ thông gần như nhau, nhất là giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Đáng lẽ ra, thang bậc, hệ số lương sau chuyển ngạch, thăng hạng phải tương đương với nhau. Đằng này, đối tượng giáo viên trung học cơ sở sau khi thăng hạng bị thiệt thòi rất nhiều so với giáo viên trung học phổ thông.
Trong bài: “Giáo viên sẽ được xếp lương như thế nào sau khi thăng hạng?” của tác giả Bùi Nam đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam (ngày 13/09/18) cũng đã nêu kiến nghị rất xác đáng:
“ Có nhiều trường hợp khi chuyển ngạch hầu như không tăng, trong đó cũng có trường hợp tăng khá nhiều (nhất là đối với giáo viên trung học phổ thông), mong Bộ Giáo dục và Đào tạo có chính sách để cho việc xếp lương sau khi thăng hạng công bằng hơn và tạo điều kiện để giáo viên luôn phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề“.
Theo giaoduc.net.vn
Khác biệt về lương giáo viên trên thế giới
Luxembourg vẫn giữ vững vị trí là nơi trả lương giáo viên cao nhất, cả về mức khởi điểm, theo thâm niên và theo giới tính.
Theo dữ liệu công bố bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đồ họa bởi Business Insider ngày 7/5, Luxembourg trả lương giáo viên cao nhất thế giới. Mức lương cho một giáo viên trung học phổ thông chưa có kinh nghiệm khoảng 79.000 USD một năm. Mức cao nhất dành cho giáo viên kỳ cựu là 138.000 USD. Năm ngoái, quốc gia châu Âu này đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng.
OECD thành lập năm 1961, hiện gồm 35 thành viên, hầu hết là quốc gia có thu nhập cao. Dữ liệu của tổ chức cho thấy khoảng cách khá xa về thu nhập của nghề giáo ở các nơi khác nhau trên thế giới, theo thâm niên và giới tính.
Giáo viên tiểu học
Lương giáo viên tiểu học theo thâm niên, tính theo năm.
Là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới, Luxembourg giúp giáo viên mới vào nghề có mức lương cao hơn cả thu nhập của giáo viên dành cả đời cống hiến cho sự nghiệp ở nước khác.
Giáo viên tiểu học kỳ cựu của Luxembourg có thể kiếm đến 122.000 USD một năm. Thụy Sĩ theo sát nút với mức lương tối đa của giáo viên tiểu học là 84.000 USD.
Lương khởi điểm của giáo viên ở Hàn Quốc là 28.352 USD. Trong khi đó, mức lương tối đa ở ba quốc gia trả thấp nhất (Slovakia, Czech, Hungary) đều thấp hơn mức khởi điểm của 10 quốc gia trả lương cao nhất.
Lương giáo viên tiểu học theo giới tính.
Xét về giới tính, OECD không thu nhập đủ dữ liệu của tất cả thành viên như bảng xếp hạng tổng. Tuy nhiên, dựa trên những gì được tổng hợp, mức độ bình đẳng giới trong nghề giáo ở Luxembourg cũng cao nhất thế giới. Giáo viên nam hay nữ đều kiếm được trung bình 95.000 USD.
Đối với các quốc gia khác trong top 5, đa số có sự chênh lệch 1.000-3.000 USD. Nam giới thường kiếm được nhiều tiền hơn nữ giới dù cùng dạy cấp tiểu học.
Giáo viên trung học phổ thông
Lương giáo viên trung học phổ thông theo thâm niên.
Luxembourg và Thụy Sĩ vẫn thống trị bảng xếp hạng lương giáo viên trung học phổ thông.
Ở Hàn Quốc, kinh nghiệm và thâm niên ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập. Dù một giáo viên chưa có có kinh nghiệm ở xứ sở kim chi chỉ kiếm được 27.702 USD trong năm đầu tiên, mức lương của họ tăng lên thành 41.875 USD sau 10 năm và có thể đạt mức cao nhất là 77.979 USD.
Áo là một trong những nước hiếm hoi có sự nhảy vọt đáng kể về mức lương từ tiểu học lên trung học. Ở mức lương cao nhất, giáo viên trung học phổ thông có thể kiếm được nhiều hơn giáo viên tiểu học khoảng 9.000 USD một năm.
Lương giáo viên trung học phổ thông theo giới tính.
Trung bình, giáo viên trung học ở Luxembourg được trả 109.000 USD, dù là nam hay nữ.
Áo trả lương cho nam giới cao hơn 6.000 USD so với nữ giới. Ở các nước thuộc nhóm trả lương thấp, thu nhập theo giới tính chênh lệch ít hơn.
Thùy Linh
Theo vnexpress.net
Lương giáo viên cao nhất đang xấp xỉ 11 triệu đồng/tháng Giáo viên đã công tác được 25 năm thì mức lương dao động từ 9.183.720 đồng (giáo viên mầm non/tiểu học) tới 10.171.200 đồng (giáo viên Trung học cơ sở)... Theo báo cáo thực hiện chính sách tiền lương mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, tổng thu nhập bình quân nhà giáo và cán bộ quản lý giáo...