Tháng đầu tiên Ukraine không nhận được viện trợ quân sự mới từ EU
Tờ Politico dẫn dữ liệu từ Viện Kinh tế Thế giới Kiel (Đức) cho biết trong suốt tháng 7 vừa qua, sáu quốc gia lớn nhất châu Âu không đưa ra cam kết viện trợ quân sự mới nào cho Ukraine.
Binh sĩ Ukraine đứng trước khẩu pháo tự hành Caesar do Pháp viện trợ. Ảnh: AFP
Tờ Politico nhận định đây là tháng đầu tiên Ukraine không nhận được cam kết viện trợ quân sự mới nào từ EU kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự vào cuối tháng 2. Giới chuyên gia nhận định đây là dấu hiệu cho thấy viện trợ quân sự cho Ukraine đang giảm dần.
Trong suốt cuộc xung đột, Viện Kiel đã vận hành Công cụ theo dõi các khoản viện trợ cho Ukraine để liệt kê và ước tính các khoản hỗ trợ quân sự, tài chính và nhân đạo quốc tế cho Chính phủ của Tổng thống Volodyrmir Zelensky.
Ông Christoph Trebesch, trưởng nhóm theo dõi viện trợ dành cho Ukraine, cho biết dữ liệu của tổ chức cho thấy những cam kết hỗ trợ quân sự của châu Âu cho Ukraine đang theo chiều hướng giảm dần kể từ cuối tháng 4. Ông bình luận: “Mặc dù xung đột đang bước vào giai đoạn quan trọng, nhưng các sáng kiến viện trợ mới đã cạn kiệt”.
Video đang HOT
Vào tuần trước, các quốc gia phương Tây đã có cuộc trao đổi tại Copenhagen để đưa ra cam kết viện trợ thêm cho Ukraine 1,5 tỷ euro. Tuy nhiên theo ông Trebesch, con số này ít hơn nhiều so với các khoản viện trợ đã được đưa ra trong các hội nghị trước đó.
Nhà nghiên cứu này khẳng định rằng đối với EU, cuộc xung đột ở Ukraine cũng quan trọng như cuộc khủng hoảng nợ châu Âu năm 2009 hay đại dịch COVID-19. Châu lục này đã chi hàng tỷ USD cho các biện pháp khẩn cấp để đối phó với những cuộc khủng hoảng trên. Ông nói: “Khi so sánh tốc độ ký những tờ séc và số tiền được chuyển đi với những đề xuất của Ukraine, đây chỉ là một con số rất nhỏ”.
Ông Trebesch nhấn mạnh quy mô quỹ khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19 của EU là khoảng 800 tỷ euro cho các khoản vay và viện trợ không hoàn lại. Trong khi đó, khoản viện trợ cho Kiev chỉ bằng một phần nhỏ số tiền đó.
Hồi tháng 7, các bộ trưởng tài chính EU đã phê duyệt gói viện trợ tài chính trị giá hơn một tỷ USD, nằm trong cam kết hơn 9 tỷ USD cho Ukraine. Hơn một tỷ USD mới này giúp nâng tổng số viện trợ tài chính mà EU dành cho Ukraine lên hơn 2,2 tỷ USD kể từ ngày 24/2. EU trước đó đã giải ngân hơn 1,2 tỷ USD cho Kiev.
Do ảnh hưởng của chiến dịch quân sự đặc biệt, Ukraine cho biết ngân sách nước này thiếu hụt khoảng 5 tỷ USD mỗi tháng và việc vận hành các dịch vụ công đều dựa vào nguồn cứu trợ khẩn cấp của nước ngoài. Theo Bộ trưởng Tài chính Ukraine, nước này đặt mục tiêu đến cuối năm 2022 sẽ huy động được 20 tỷ USD viện trợ từ các đối tác phương Tây.
Về phần mình, Nga liên tục cảnh báo EU, Mỹ, Anh và các đồng minh về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Moskva cho rằng điều đó chỉ kéo dài xung đột và tạo ra các vấn đề lâu dài đối với Ukraine.
Những nguy cơ từ việc Mỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine
Khi vũ khí viện trợ đổ vào một đất nước có xung đột, Mỹ phải thực hiện các bước để đảm bảo chúng không bị đánh cắp hoặc sử dụng sai mục đích.
Các chiến binh thuộc Tiểu đoàn Azov ở khu vực Kharkiv, Ukraine ngày 28/6/2022. Ảnh: Defenseone.com
Đó là nhận định của các chuyên gia Rachel Stohl, Phó Chủ tịch Chương trình Nghiên cứu tại Trung tâm Stimson và Elias Yousif, nhà phân tích của Chương trình Phòng thủ Thông thường thuộc Trung tâm Stimson, trên trang mạng Defenseone.com mới đây.
Các chuyên gia trên cho rằng, chỉ tính riêng Mỹ, các vũ khí tài trợ đổ vào Ukraine cho đến nay trị giá hơn 6,1 tỷ USD và được Kiev hoan nghênh, nhưng chúng cũng kèm theo nhiều hậu quả chiến lược và an ninh quốc gia tiềm tàng. Các nhà hoạch định quốc phòng, các nhà lập pháp Mỹ và công chúng nên có các biện pháp bảo vệ để đảm bảo những vũ khí này không gây ra xung đột, bạo lực và bất ổn trong tương lai.
Rủi ro nghiêm trọng nhất và được nói đến nhiều nhất là chúng sẽ kích hoạt phản ứng trực tiếp từ Moskva. Tổng thống Joe Biden khẳng định rằng các nguy cơ leo thang đang được tính toán cẩn thận, tuy nhiên Tổng thống Vladimir Putin đã nhắm vào các tuyến đường cung cấp của phương Tây tới Kiev, tiến hành các cuộc tấn công ngăn chặn gần biên giới với với các quốc gia thành viên NATO và liên tục cảnh báo về kho vũ khí hạt nhân của Nga.
Về lâu dài, việc kiểm soát hàng chục nghìn loại vũ khí cỡ nhỏ, vũ khí hạng nặng và các khí tài quân sự khác được chuyển giao cho Ukraine kể từ khi cuộc xung đột nổ ra sẽ đặt ra một thách thức an ninh dai dẳng sau khi đạt được lệnh ngừng bắn. Tốc độ và quy mô của việc chuyển giao đặt ra thách thức với khả năng "hấp thụ" của Ukraine, nguy cơ vượt quá giới hạn của Kiev và nguy hiểm hơn là tạo ra rủi ro nghiêm trọng rằng những thiết bị có thể bị mất hoặc rơi vào các thị trường bất hợp pháp.
Bản chất của một số vũ khí mà phương Tây đang chuyển cho Ukraine cũng làm cho khả năng mất mát của chúng càng trở nên đáng lo ngại hơn. Ví dụ, Washington đã chuyển hàng nghìn tên lửa Stinger tới Kiev mà từ lâu đã khiến cộng đồng chống khủng bố của Mỹ lo ngại về mối đe dọa an ninh quốc gia nếu chúng rơi vào tay của các lực lượng thù địch.
Ngay cả những vũ khí mà các lực lượng Ukraine nhận và bảo vệ đúng cách cũng tạo ra rủi ro cho dân thường và những người không tham chiến mà các nhà hoạch định phương Tây phải chú ý khi cuộc xung đột kéo dài 8 năm ở Donbas đã chứng kiến các cuộc tấn công bừa bãi của các lực lượng Ukraine.
Cuối cùng, trong quá trình vội vàng củng cố hệ thống phòng thủ của Ukraine, Mỹ mạo hiểm trang bị cho một số đơn vị của Kiev có lịch sử phức tạp, như Tiểu đoàn Azov với những phần tử cực đoan, có người theo chủ nghĩa phát xít mới.
Việc viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine có thể sẽ tiếp tục được mở rộng. Trong khi Nhà Trắng đã cung cấp 6,1 tỷ USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine, Quốc hội Mỹ đã dành tới 23 tỷ USD viện trợ quân sự liên quan đến cuộc xung đột. Vì vậy, đã đến lúc Mỹ cần lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Và mặc dù thông báo Lầu Năm Góc đang xem xét triển khai các thanh sát viên vũ khí dân sự tới Ukraine là bước đi đầu tiên đáng hoan nghênh, bất kỳ nỗ lực nào như vậy cũng phải là một phần của kế hoạch quản lý rủi ro chiến lược rộng lớn hơn.
Hiến pháp mới của Tunisia có hiệu lực Ngày 16/8, Cơ quan bầu cử độc lập Tunisia (ISIE) đã công bố kết quả cuối cùng của cuộc trưng cầu dân ý hôm 25/7 về Hiến pháp mới của nước này. Cử tri bỏ phiếu về dự thảo Hiến pháp tại một địa điểm bầu cử ở Kasserine, Tunisia, ngày 25/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đó, hiến pháp mới đã đủ điều kiện...