Thắng cố – đặc sản Hà Giang có nguyên liệu đặc biệt, ai can đảm mới dám thử
Đến Đồng Văn, Hà Giang mà chưa thử món thắng cố thì quả là một thiếu sót lớn. Cùng với mèn mén, thịt trâu gác bếp, rượu ngô… thắng cố là một trong những thức đặc sản không thể bỏ qua khi đến Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.
Thắng cố là một đặc sản nổi tiếng ở Đồng Văn, Hà Giang. (Ảnh: popolulu.vietnam)
Đây là món ăn truyền thống của người dân tộc H’Mông, nổi tiếng ở Sapa và Hà Giang. Từ một thứ đặc sản dân dã, lâu đời của người H’Mông trong các ngày lễ quan trọng, chợ phiên, thắng cố dần được khách du lịch biết đến và truyền tai nhau, để rồi trở thành một món ăn được khách thập phương tìm kiếm để thưởng thức mỗi khi đến với mảnh đất này.
Sự độc đáo của thắng cố ở chỗ sử dụng tất cả bộ phận của ngựa, ngay cả ruột cũng sẽ được cho vào nấu. (Ảnh: girleatsvietnam)
Thắng cố có nghĩa là canh thịt, bao gồm các loại thịt thường được chế biến như ngựa, trâu, bò, và lợn. Ban đầu, món ăn này được làm từ nguyên liệu chính là ngựa, nhưng hiện tại do thịt ngựa rất hiếm và đắt, nên đa phần các quán sẽ phục vụ thịt bò, trâu, lợn để thay thế.
Video đang HOT
Thắng cố luôn có một mùi đặc trưng ngai ngái của ruột non trâu, bò, dê để nguyên. (Ảnh: _.trongsky._)
Món ăn đặc trưng bởi việc pha trộn tất cả các bộ phận như lòng, tim, gan, phổi, tiết, thịt… đến xương để nấu. Toàn bộ lục phủ ngũ tạng, thịt, xương sẽ được ninh nhừ cùng 12 loại thảo mộc núi rừng như thảo quả, quế, hồi…
Thắng cố có mùi khá kén người ăn, nhưng nếu đủ can đảm để thử, thực khách sẽ phải bất ngờ bởi hương vị độc lạ này. (Ảnh: angelicfiend)
Thắng cố gây ấn tượng với mùi hương ngai ngái của ruột non động vật, đặc biệt là khi để nguyên các thứ bên trong thì mới ngon đúng vị, nên thoạt nhiên nhiều người sẽ e dè, lắc đầu không dám dùng thử. Tuy nhiên, cũng như sầu riêng kén người ăn, một khi đã thử và dần làm quen với hương vị lạ này, thực khách có thể khó lòng mà dừng đũa.
Nồi lẩu thắng cố hấp dẫn. (Ảnh: kidhiden)
Còn gì thú vị hơn khi được ngồi quây quần bên nồi thắng cố liu riu lửa, phả khói ấm áp trong những ngày thu se lạnh. Nhâm nhi cái vị ngai ngái, ngầy ngậy từ ruột non để nguyên, những miếng thịt giòn sật hòa với vị thảo mộc núi rừng, thực khách sẽ đi từ cảm giác e sợ đến ngất ngây trước món ăn lạ lẫm mà lại độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của người H’Mông.
Ngày nay, khi thắng cố dần được phổ biến với khách du lịch, nhiều hàng quán cũng dần cải tiến, chế biến món ăn để phù hợp với khẩu vị của số đông thực khách.
Thế nên du khách hoàn toàn có thể lựa chọn thưởng thức phiên bản của thắng cố tại các nhà hàng hoặc thử cái đặc trưng chuẩn vị của món ăn tại những buổi chợ phiên địa phương. Dù với lựa chọn nào thì hương vị tuyệt vời, không lẫn vào đâu được của thắng cố sẽ là một kỷ niệm khó quên của du khách tại mảnh đất Hà Giang.
Món bún kỳ công bậc nhất chỉ có ở Hà Giang
Muốn nếm thử món bún đặc sản này, du khách phải tới Hà Giang vào đúng thời điểm trong năm. Bún vịt là một món ăn quen thuộc, có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên đất nước ta.
Thế nhưng đến với Hà Giang, món bún vịt lại được chế biến một cách rất đặc biệt, không nơi nào giống vậy. Tới đây vào dịp rằm tháng 7, nhất định du khách sẽ được người dân địa phương gợi ý món ăn công phu này.
Được coi là một trong những món kỳ công nhất, bún vịt làng Hà Giang thường do những người lớn tuổi giàu kinh nghiệm trong gia đình thực hiện, ví dụ như mẹ hoặc con dâu trưởng. Những con vịt dùng để làm món bún vịt làng sẽ được người Tày nuôi từ sau Tết nguyên đán. Họ nuôi vịt trên suối đến rằm tháng 7 thì vịt béo tốt, chéo cánh. Trong những con vịt ấy lại tuyển ra những con chắc thịt nhất để đem đi chế biến làm thành món bún vịt béo ngậy.
Bún vịt làng là món đặc sản không thể thiếu vào rằm tháng 7 - một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của người dân tộc Tày ở Hà Giang.
Nuôi vịt để làm bún vịt làng đã tốn thời gian như vậy, để làm được những sợi bún chuẩn cũng vô cùng kỳ công. Công đoạn làm bún yêu cầu mọi người trong nhà đều phải tham gia vào làm, nào là giã bột, nào là ép bún...
Trước tiên, người ta sẽ chọn loại gạo tẻ ngon, đều hạt, không được quá dẻo để giã thành bột khô mịn. Sau đó đem nhào với nước vừa đủ, nặn thành từng viên bột to bằng cái bát. Cho bột vào nước sôi luộc khoảng 15 phút với nửa bột sống và nửa bột chín.
Những viên bột sẽ tiếp tục đem đi giã nhuyễn để bột sống cùng bột chín quyện đều vào nhau. Đây cũng chính là khâu mất nhiều công sức nhất, thường sẽ do người trẻ làm. Một điều thú vị đó là người Tày thường sẽ giao công đoạn này cho con rể. Nhìn vào cách giã bột sẽ đánh giá được người con rể này có cẩn thận hay không.
Bột sau khi giã nhuyễn sẽ nặn thành từng viên rồi cho vào chiếc khuôn tự chế đơn giản. Những sợi bún to mịn sẽ chảy qua khuôn, xuống nồi nước đang sôi và luộc khoảng 5 phút để bún chín đều.
Bún vịt làng của người Tày chắc chắn sẽ gây ấn tượng với những du khách lần đầu đến với Hà Giang. Nếm thử một lần thôi là hương vị của món ăn này sẽ khiến người ta lưu luyến, vương vấn mãi. Vị ngon bởi sự quyện hòa giữa vị béo ngậy của nước chan, vị bùi của những sợi bún dài, mịn, mềm. Những miếng thịt vịt béo mềm, lại vừa đủ độ dai ngọt từ những con vịt được nuôi thả tuyển chọn.
Một tô bún vịt có thêm thịt vịt, có thêm các loại rau thơm như rau mùi, lá hẹ, ăn nóng rất tuyệt vời. Nếu có dịp lên cao nguyên đá Hà Giang bạn nhớ tìm thưởng thức món ăn độc đáo này của người Tày nhé!
Món nhà nghèo ăn, nay là đặc sản chỉ có ở Hà Giang Đến với Hà Giang, du khách đã bị hấp dẫn bởi món ăn giản dị này.Hà Giang là điểm đến thu hút những bạn trẻ yêu thích phượt, đam mê những cung đường đèo đẹp tuyệt vời. Tới đây, du khách cũng được trải nghiệm những món ăn đặc sắc của nhiều dân tộc khác nhau. Du lịch Hà Giang phát triển khiến...