Tháng 8: Vốn ngoại rút ròng mạnh có đáng ngại?
Diễn biến phục hồi khá tốt của thị trường trong tháng 8 đi liền với các giao dịch bán ròng lớn của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). VN Index tính đến ngày 26-8 cũng đạt 873 điểm, tiến gần sát tới đỉnh cao nhất của chu kỳ phục hồi trong đại dịch Covid-19 (VN Index đạt đỉnh 900 điểm đầu tháng 6-2020).
Hiện tượng vốn ngoại bán ròng mạnh trở lại đã làm nổi lên lo ngại về một chu kỳ rút vốn mới như đã từng xảy ra trong 2 quý đầu năm.
Điểm mặt các cổ phiếu bị bán “khủng” nhất
Trên sàn HOSE, tính đến ngày 26-8, tổng giá trị bán ròng của NĐTNN với cổ phiếu đạt khoảng 1.454 tỷ đồng. Điểm mấu chốt là trong tháng này xuất hiện giao dịch mua ròng tại VHM khoảng 1.044 tỷ đồng. Vì vậy nếu loại bỏ giao dịch của VHM, các cổ phiếu còn lại bị bán ròng giá trị lên tới 2.498 tỷ đồng.
Con số bán ròng nói trên là đáng lo lắng vì giao dịch của VHM tương đối đặc biệt. Tuy nhiên khi nhìn vào cơ cấu giao dịch chi tiết của khối ngoại, đang có một nhóm cổ phiếu blue chip chi phối đại đa số giao dịch bán của NĐTNN.
Cụ thể, nếu chỉ tính phần vốn rút ròng của khối ngoại đối với các cổ phiếu ngoài VHM, top 10 mã bị rút vốn mạnh nhất, chiếm tới gần 82% tổng giá trị bán ròng là VNM, HPG, VRE, VIC, NVL, VGC, VCB, AGG, MSN và DXG. Một số cổ phiếu trong nhóm này xuất hiện giao dịch mang tính đặc thù như VGC, AGG.
Với VGC, khối ngoại bán ròng trong tháng 8 (tính đến 26-8) là 199 tỷ đồng. Đây có thể là hoạt động thoái vốn liên quan đến kế hoạch Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (mã CK: GEX) lên kế hoạch chào mua công khai VGC để thâu tóm, tăng tỷ lệ sở hữu của nhóm đại diện từ 24,96% lên 46,15%.
Trong 5 tháng gần nhất VGC đã tăng giá trên 76% và cũng gần đạt giá cao nhất lịch sử. Tổ chức nước ngoài muốn thoái vốn cũng là điều bình thường. Với AGG, mức bán ròng trong tháng 8 khoảng 161 tỷ đồng, chủ yếu là 2 giao dịch của quỹ Creed Investments từ ngày 7 đến 10-8 giảm tỷ lệ sở hữu từ 12,12% xuống 7,18% khi bán hơn 3,7 triệu cổ phiếu. AGG mới niêm yết khoảng 8 tháng và kế hoạch thoái vốn sau khi niêm yết cũng không có gì đặc biệt.
Đối với các mã còn lại, VNM bị bán ròng lớn nhất với 310 tỷ đồng (chiếm 12,4% tổng giá trị bán ròng cổ phiếu HOSE ngoài VHM); HPG bị bán ròng 290 tỷ đồng, chiếm 11,6%; VRE bị bán ròng 234 tỷ đồng, chiếm 9,4%; VIC bị bán ròng 221 tỷ đồng, chiếm 8,9%.
Video đang HOT
Tuy nhiên khi nhìn tổng thể từ đầu năm, trong nhóm này VIC bị bán nhiều nhất và liên tục nhất. Tổng giá trị bán ròng 8 tháng là trên 3.000 tỷ đồng, trong đó tháng 4 bị rút vốn lớn nhất với hơn 1.200 tỷ đồng và từ tháng 3 đến tháng 5 bị bán ròng tổng hợp hơn 2.200 tỷ đồng.
HPG là mã đáng chú ý kế tiếp, 8 tháng năm 2020 tính chung đã bị bán ròng hơn 1.694 tỷ đồng và bán tập trung trong tháng 3 với hơn 1.000 tỷ đồng ròng. Tháng 3 cũng là thời điểm TTCK Việt Nam phản ứng tiêu cực nhất với dịch Covid-19 và giá HPG giảm 24,6% trong tháng này.
Tiếp đến là VRE với mức bán ròng 8 tháng trên 1.200 tỷ đồng, tập trung vào giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 (bán ròng xấp xỉ 1.110 tỷ đồng). Đây cũng là giai đoạn dịch bệnh khiến hoạt động thương mại, cho thuê mặt bằng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Ngược lại VNM tuy bị bán nhiều trong riêng tháng 8, nhưng từ đầu năm 2020 đến nay cũng mới chỉ bị bán ròng hơn 110 tỷ đồng và cũng chỉ bắt đầu bị bán ròng từ đầu tháng 8 này (7 tháng năm 2020 vẫn mua ròng hơn 175 tỷ đồng). Như vậy trong tổng mức bán ròng rất lớn kể từ đầu năm 2020 cũng như riêng trong tháng 8 (khi không tính VHM), chỉ có số ít cổ phiếu bị rút vốn nổi bật, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giao dịch.
Thời điểm bị bán nhiều nhất cũng dồn vào thời kỳ hỗn loạn nhất của TTCK toàn cầu. Các cổ phiếu như HPG, VNM, VIC, VRE… đều là những mã nằm trong danh mục đầu tư của rất nhiều tổ chức nên sự thay đổi dòng vốn cũng có ảnh hưởng lớn hơn các mã khác.
Tỷ lệ của 10 cổ phiếu bị bán ròng lớn nhất trên HSX ngoài VHM trong tháng 8-2020
Sẽ khó có đợt rút vốn mạnh như 2 quý đầu năm
Nếu so với giai đoạn tháng 3 tới tháng 5 thì quy mô bán ròng của NĐTNN trong tháng 8 này chưa phải là nhiều. Vẫn là những gương mặt quen thuộc như VNM, VIC, VRE, HPG bị bán ròng nhiều trong tháng 8. Về mặt tính chất giao dịch, thị trường ở thời điểm hiện tại cũng không bị đánh giá rủi ro lớn như trong giai đoạn bùng phát Covid lần đầu.
TTCK thế giới đã phục hồi và thu hút dòng vốn trở lại sau giai đoạn cuống cuồng phân bổ lại vốn trú ẩn toàn cầu cũng như giải quyết nhu cầu thanh khoản.
Theo thông lệ, khi các quỹ đầu tư cơ cấu lại dòng vốn, hoạt động giao dịch diễn ra bất chấp bối cảnh thị trường. Đó là điều đã được chứng kiến trên thị trường Việt Nam từ tháng 3 tới tháng 5, NĐTNN bán ra bất kể xu hướng tăng hay giảm và phải bán bằng xong.
Đợt bán ròng tháng 8 hiện tại nằm trong một bối cảnh khác, khi khả năng thanh khoản được đảm bảo từ các ngân hàng trung ương. Mặt khác, tỷ giá USD tại Việt Nam đang ổn định. Báo cáo của CTCK Bảo Việt trung tuần tháng 8 cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào thêm gần 2 tỷ USD.
Số liệu đến cuối quý I-2020, dự trữ ngoại hối khoảng 84 tỷ USD. Đó cũng là lý do các chuyên gia phân tích của CTCK Rồng Việt nhận định áp lực bán ròng của NĐTNN giai đoạn hiện tại sẽ không quá lớn như giai đoạn đầu tiên (từ tháng 2 đến tháng 5).
Một diễn biến trái chiều khá đặc biệt là các quỹ đầu tư trong nước gần đây thu hút vốn rất tốt. Số lượng quỹ ETF nội đang bùng nổ, chỉ từ đầu năm đến nay đã có 4 quỹ ETF mới được khởi động đầu tư theo các chỉ số mới như VNFIN Lead, SSIAM VN30, VFMVN Diamond, VinaCapital VN100.
Đầu tháng 8 này lại có thêm quỹ ETF thứ 5 MAFM VN30 của Công ty Quản lý quỹ Mirae Asset. Riêng chỉ số VN30-Index đến nay đã có 3 quỹ ETF đầu tư. Nếu dòng vốn ngoại cơ cấu lại một phần danh mục và chuyển vốn vào các quỹ đầu tư trong nước, thì khi đó giao dịch sẽ không còn được ghi nhận là dòng vốn nước ngoài.
Ảnh hưởng bởi Covid-19, vốn ngoại vào bất động sản sụt giảm mạnh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến nay.
Ảnh hưởng bởi Covid-19, vốn ngoại vào bất động sản sụt giảm mạnh.
Theo báo cáo này, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, có 1.797 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 25,3% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 9,73 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư tăng chủ yếu vẫn do dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đăng ký mới.
Về vốn điều chỉnh, có 718 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 20,9% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 4,87 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ.
Vốn điều chỉnh trong 8 tháng tăng do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Thái Lan) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu Trung tâm đô thị tây hồ Tây (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 4.804 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 8,2% so với cùng kỳ; tổng giá trị vốn góp 4,93 tỷ USD, bằng 51,8% so với cùng kỳ. Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, từ gần 42% trong 8 tháng năm 2019 xuống 25,2% trong 8 tháng năm 2020.
Đáng chú ý, các nhà nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 9,3 tỷ USD, chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 4 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký gần 2,87 tỷ USD và 1,21 tỷ USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.
Tình hình thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam 8 tháng đầu năm (Nguồn: FIA)
Như vậy, sau nhiều tháng giữ vị trí số 2 sau lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo, hoạt động kinh doanh bất động sản đã bị tụt hạng trong thu hút vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Báo cáo JLL công bố hồi cuối tháng 7/2020 cho biết, hoạt động đầu tư vào thị trường bất động sản tiếp tục lao dốc khi nhiều quốc gia vẫn còn đóng cửa thành phố và hạn chế đi lại, tác động lớn đến những kế hoạch triển khai vốn trong ngắn hạn.
Theo ông Stuart Crow, Giám đốc bộ phận Thị trường vốn khu vực châu Á Thái Bình Dương của JLL, sự sụt giảm đáng kể các giao dịch từ đầu năm tới nay là do thị trường thiếu hụt những tài sản sẵn sàng để bán và sự không chắc chắn về thời gian phục hồi của các nền kinh tế.
Ông Crow cho biết thêm, thanh khoản vẫn rất cao và dòng vốn đầu tư sẽ tăng trở lại khi các nền kinh tế mở cửa, đồng thời, mức giá sẽ được điều chỉnh ở một số thị trường. Khẩu vị của các quỹ đầu tư lớn vẫn là ưa chuộng các tài sản văn phòng tại những thị trường cốt lõi. Vì vậy, các tòa nhà văn phòng tiếp tục đón nhận nhiều vốn đầu tư nhất.
Các trung tâm hậu cần và bất động sản thay thế như trường học và trung tâm dữ liệu cũng đang rất thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư, thúc đẩy một loạt các cuộc gọi vốn và liên doanh mới. Các giao dịch đầu tư vào thị trường bán lẻ và khách sạn vẫn tiếp tục trì trệ trong thời gian qua.
Qua các ETF, dòng tiền thụ động vẫn coi Việt Nam là điểm đến tốt Dòng tiền thụ động vẫn coi thị trường Việt Nam là một điểm đến tốt và kỳ vọng đây là xu hướng mới của dòng tiền ngoại vào thị trường chứng khoán. Thời gian tới, vốn ngoại có thể lựa chọn các hoán đổi danh mục (ETF) để gia nhập thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là chia sẻ của ông Phan...