Tháng 5 và lớp 12 ngày ấy
Ngày này năm ấy, chúng tôi vẫn đang miệt mài ôn tập, chuẩn bị “ chạy nước rút” để thi tốt nghiệp. Những buổi chiều tháng 5 luôn có những cơn mưa rào. Không khí se lạnh xua tan bao mệt mỏi thường nhật, và cơn mưa luôn cuốn ta trôi về những kỉ niệm cũ.
Tháng 5, tháng hoa phượng nở, tháng chia tay thầy cô, mái trường. Không hẹn mà gặp, bất giác sinh viên chúng tôi, đứa nào cũng nhớ về quãng thời gian cuối cấp năm nào…
Ngày này năm ấy, chúng tôi vẫn đang miệt mài ôn tập, chuẩn bị “chạy nước rút” để thi tốt nghiệp. Đứa nào cũng xanh xao, bơ phờ, thiếu ngủ. 6 môn thi dồn dập vắt kiệt sức lũ học trò. Áp lực từ thầy cô, từ gia đình, sự thi đua, cạnh trang ngầm với bạn bè, những mơ ước, những hi vọng… luôn bao quanh khiến chúng tôi ngộp thở. Điều chúng tôi lo không phải là 6 môn thi, điều chúng tôi lo là tương lai phía trước, quan điểm “phải vào đại học mới thay đổi được cuộc sống” ngấm sâu vào tư tưởng của mỗi người.
Dù áp lực đè nặng là thế, dù học nhiều là thế, nhưng chúng tôi vẫn có thời gian để vui đùa cùng nhau. Nhớ lắm những giờ la hét trong lớp, những lần trêu chọc nhau vào 5 phút chuyển tiết giữa giờ, trò chơi “hôm nay hộc bàn có gì” (chúng tôi hay giấu đồ của bạn A để rồi bỏ vào hộc bàn bạn B vào hôm sau). 5 giờ chiều, buổi học kết thúc nhưng cơn mưa quá lớn khiến cả đám chúng tôi không đủ can đảm đạp xe về nhà trong chiếc áo mưa mỏng manh. Và thế là túm tụm lại trong lớp để giỡn, để kể đủ thứ chuyện trên đời, tâm sự…, trong khi bên ngoài sấm chớp ầm ầm. Từ những ngày cuối cùng ấy, chúng tôi níu giữ được kỉ niệm, kí ức và những mộng mơ…
Thời gian trôi nhanh, chúng tôi đã là sinh viên. Việc học trở nên thoải mái hơn. Giờ đây, cuộc sống rộng mở, nhiều thứ đáng lo hơn là điểm số, thứ hạng trong lớp. Chúng tôi cũng không ngây thơ, hồn nhiên như trước mà tất bật lo lắng cho cuộc sống hiện tại và tương lai sau này. Hè, đứa thì tranh thủ đăng kí thêm tín chỉ để sớm tốt nghiệp, đứa lại đi làm thêm để trang trải, phụ giúp gia đình, một vài đứa gia đình khá giả thì tranh thủ đi du lịch, hoặc đăng kí các lớp học năng khiếu để “giết thời gian”…
Video đang HOT
Bận rộn hơn, nhưng chúng tôi không có nhiều bạn hơn. Cuộc sống thu hẹp trong phạm vi nhỏ, chỉ với vài bạn bè. Có vẻ như càng lớn thì chúng ta càng xã giao nhiều và kết thân ít. Chúng ta hướng nội và xem gia đình là chỗ dựa vững chắc. Thời gian eo hẹp khiến quá khứ lùi vào quên lãng. Để rồi khi cơn mưa đến, mọi thứ lại xuất hiện như vừa mới hôm nào…
Lên mạng, thấy cô bạn để avatar là hình nàng mặc áo dài cách đây hai năm trước. Nàng nói: “Ngồi buồn, lục lại album cũ thì tìm ra được tấm ấy. Thấy nhớ quá”. Lạ thay, tôi cũng cùng chung cảm xúc này. Và tôi chủ động hỏi những người bạn khác. Chúng tôi có chung cảm xúc. Đã lâu lắm rồi chúng tôi không trò chuyện. Hôm nay, cơn mưa buổi chiều cuối tuần khiến lòng mỗi đứa đều dâng lên cảm xúc khó tả. Ngày này 2 năm trước, mình đang làm gì?
Nghĩ về thời ngây ngô đó, chúng tôi luôn bật cười. Những trò nghịch tinh quái, những buổi kiểm tra “thót tim”, sự căng thẳng đến đáng sợ khi học trúng tiết Toán, những rung động chưa thể gọi tên, những lần bắt gặp ánh mắt ai đó đang thấp thoáng nhìn… làm sao có thể quên được.
Chiều nay, cơn mưa lại rơi. Và tôi tưởng tượng mình đang ngồi học ở lớp 12 năm nào. Có những giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời, mà chỉ đến khi rời xa nó, ta mới kịp nhận ra…
Theo Mực Tím
Nghiêm cấm việc lợi dụng thi cử để bắt ép HS học thêm
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học chương trình giáo dục phổ thông đối với lớp 12 và việc tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh. Nghiêm cấm việc lợi dụng thi cử để bắt ép học sinh học thêm trái với quy định.
Đó là một trong những nội dung công văn chỉ đạo kì thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 mà Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: "Trong những năm vừa qua, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ban, ngành đoàn thể liên quan tổ chức kỳ thi tốt nghiệpTHPT và các kỳ thi tuyển sin ĐH, CĐ hệ chính quy đảm bảo yêu cầu an toàn, nghiêm túc, khách quan và thuận lợi cho người dự thi".
Công văn nêu rõ, để thực hiện tốt chủ trương này, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong các kỳ thi, tiếp tục nâng cao chất lượng của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ GDĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở GDĐT, các ban, ngành đoàn thể có liên quan, UBND các cấp phối hợp với ngành GDĐT thực hiện tốt các công việc. Cụ thể, tiếp tục phát huy kết quả đạt được từ việc thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", đảm bảo tổ chức các kỳ thi an toàn, khách quan, công bằng và chính xác, đánh giá sát chất lượng dạy học.
Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thi, đề ra các giải pháp thực tế và khả thi, đảm bảo tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, tích cực chuẩn bị phương án dự phòng, kịp thời ứng phó với các hiện tượng bất thường do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, cháy nổ, mất điện... tăng cường kiểm tra tất cả các khâu tổ chức thi và thường xuyên chỉ đạo thực hiện các yêu cầu theo Quy chế thi. Trong đó lưu ý, thực hiện đúng Quy chế thi tốt nghiệp THPT và các công văn chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ trong tất cả các khâu của kỳ thi đảm bảo kỷ cương, tích cực phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực trong thi cử kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy chế thi của các tổ chức, cá nhân tham gia kỳ thi.
Xây dựng kế hoạch tổng thể bố trí các Hội đồng in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo xây dựng phương án thực hiện việc coi thi, chấm thi, thực hiện báo cáo tiến độ và kết quả chấm thi theo đúng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT phương án xử lý kết quả thi đảm bảo đúng quy chế và tuyệt đối an toàn, không để xảy ra sai sót xây dựng phương án dự phòng để kịp thời ứng phó với các tình huống đột xuất có thể xảy ra và phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, bảo mật cho toàn bộ quy trình thực hiện các khâu của kỳ thi chuẩn bị đầy đủ, kịp thời các điều kiện về tài chính cho kỳ thi.
Bố trí cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn tham gia công tác thi có biện pháp tuyên truyền, tập huấn để bảo đảm cán bộ quản lý, giáo viên tham gia công tác thi và thí sinh nắm vững quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia công tác thi phổ biến rộng rãi, công khai các quy định về thi cử trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để tất cả học sinh lớp cuối cấp đủ tiêu chuẩn đều tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Đối với kì thi ĐH, CĐ thì cần phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH trên địa bàn tổ chức kỳ đúng quy chế.
Để đảm bảo cho cả hai kì thi Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các đơn vị cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra việc tổ chức thi, chấm thi và công bố kết quả các kỳ thi... Tăng cường các phương tiện giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của thí sinh, có phương án giải tỏa ùn tắc giao thông, không để thí sinh đến thi muộn do ách tắc giao thông. Xây dựng và thực hiện kế hoạch huy động các nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội và Ban đại diện cha mẹ học sinh đảm bảo an toàn về đi lại, đề phòng tai nạn giao thông ở các địa bàn phức tạp như vùng lũ, vùng sông nước, đồi núi hiểm trở.
Đảm bảo cung cấp điện nước ổn định, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt và các điều kiện khác cho các kỳ thi. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở cho thuê phòng nghỉ trọ trên địa bàn, đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cho thí sinh lưu trú, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các tệ nạn xã hội nhằm đáp ứng việc ăn, nghỉ đối với thí sinh ở xa và có nhu cầu, không để xảy ra tình trạng bỏ thi vì thiếu điều kiện ăn ở, sinh hoạt...
Để tránh những thông tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh dự thi Bộ GD-ĐT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các cơ quan truyền thông cần trao đổi kỹ với các cơ quan có trách nhiệm trước khi cho đăng tải các thông tin liên quan đến đề thi như: lộ đề, đề có sai sót... (nếu có).
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Không dạy trước chương trình cho trẻ 5 tuổi trong dịp hè Các trường mầm non cần phải xây dựng kế hoạch ôn tập và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với độ tuổi. Tuyệt đối không dạy trước chương trình ở các độ tuổi. Đối với trẻ 5 tuổi, không được dạy trước chương trình lớp 1 dưới bất kỳ hình thức nào. Đó là một trong những quy định của...