Tháng 11 và 9 mong ước nhỏ nhoi của giáo viên

Theo dõi VGT trên

Hằng năm cứ vào tháng 11, mọi người dù còn ngồi trên ghế nhà trường hay đã trưởng thành đều hướng về các thầy giáo, cô giáo với tấm lòng trân trọng.

Tháng 11 này có một ngày đặc biệt – ngày Nhà giáo Việt Nam, tôn vinh công lao đóng góp của hàng triệu giáo viên trên cả nước đối với sự nghiệp phát triển giáo dục – đào tạo. Xin được chia sẻ một vài mong mỏi, ao ước của giáo viên nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Thứ nhất, được yên bình

Tháng 11 là tháng mà giáo viên vô cùng vất vả, bội thực với các phong trào từ chuyên môn đến văn hóa, thể dục, thể thao

Giáo viên phải chuẩn bị các tiết dạy mẫu, các tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng, các cuộc thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, phong trào văn hóa, văn nghệ cho giáo viên và học sinh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam…

Tháng 11 và 9 mong ước nhỏ nhoi của giáo viên - Hình 1

Các thầy cô chỉ mong học sinh chăm ngoan, học giỏi. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Gần đến ngày 20/11, các thầy cô càng tất bật hơn, chuẩn bị hoa, quà, chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, chuẩn bị tiếp đón đại biểu, cấp trên…

Trong suốt buổi tiệc 20/11, nhiều giáo viên được phân công tiếp đón khách, sau đó khách ra về thì phải dọn dẹp bàn ghế, chén đũa, vệ sinh… để ngày hôm sau, việc học diễn ra bình thường…

Giáo viên chỉ mong tháng 11 được yên bình, không quá vất vả, áp lực.

Thứ 2, thu nhập được cải thiện

Giáo viên mới ra trường nhận lương chỉ trên 3 triệu đồng/tháng, giáo viên công tác 20 năm cũng chỉ tầm 8 triệu đồng… Mức lương này không còn phù hợp, cần thay đổi.

Các nhân viên trường học như kế toán, thư viện… cũng cần sớm được quan tâm, cải thiện lương, thu nhập.

Thứ 3, tổ chức 20/11 nhẹ nhàng, ý nghĩa

Dịp 20/11 này, giáo viên mong muốn có được ngày kỷ niệm đúng nghĩa, được cấp trên quan tâm, không phải vất vả, giảm áp lực trong công việc và cuộc sống.

Giáo viên không mong ngày 20/11 được nhận hoa, quà của học sinh, chỉ mong học sinh học thật giỏi, chăm ngoan và thành đạt.

Thứ 4, giảm các việc hình thức

Video đang HOT

Giáo án theo Công văn 2345, 5512 mỗi bài dài hàng chục trang, mỗi giáo án hàng ngàn trang, cho thấy bệnh hình thức chưa được thuyên giảm, mong được xem xét lại.

Các cuộc thi giáo viên giỏi, khoa học kỹ thuật, kiến thức pháp luật… vẫn còn nặng tính hình thức, chưa phát huy tác dụng, mong được giảm bớt.

Thứ 5, dân chủ trong trường học được nâng cao

Một trong những nguyên nhân khiến giáo viên ngao ngán, bỏ việc, ngoài lương là sự thiếu dân chủ sự thiếu dân chủ trong trường học, hiệu trưởng chuyên quyền độc đoán, gây bè phái, mất đoàn kết.

Giáo viên mong được bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bầu hiệu trưởng công khai, dân chủ, mong lựa chọn hiệu trưởng có tâm, trách nhiệm.

Thứ 6, các trường được tuyển dụng giáo viên

Theo người viết, hãy mạnh dạn giao quyền tự chủ tuyển dụng cho nhà trường, tuyển sinh nhiều đợt, không phải mỗi năm tuyển một lần như hiện nay.

Bên cạnh đó, cần xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, để họ được sớm trở thành viên chức.

Thứ 7, được xếp lương công bằng

Thông tư 01-04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông xếp hạng giáo viên còn chưa công bằng, hợp lý, đang được Bộ GD-ĐT sửa đổi, bổ sung.

Giáo viên mong được chuyển xếp lương mới, trong đó tránh việc chia hạng, xếp lương cào bằng, hên xui, chưa đ.ánh giá đúng năng lực, chưa thể hiện người giỏi có thành tích ở hạng cao.

Thứ 8, mong được bảo vệ

Giáo viên mong muốn được bảo vệ trước áp lực, trước những trường hợp phụ huynh xông vào trường h.ành h.ung, mắng nhiếc…

Xin có cái nhìn đúng đắn hơn về nghề giáo, xin đừng quá khắt khe, đừng đổ lỗi và áp lực lên nhà giáo, hãy chung tay cùng nhà giáo trong việc giáo dục học sinh tiến bộ.

Thứ 9, mong được thưởng Tết

Giáo viên nhiều nơi nhiều năm liền không được thưởng Tết, đương nhiên các ngày lễ càng không có đồng nào, rất thiệt thòi, ngậm ngùi.

Thu nhập đã thấp, lại không có thưởng Tết khiến giáo viên càng thêm khó khăn.

Giáo viên mong được có lương “tháng thứ 13″ như những ngành nghề khác.

Giáo viên, học sinh 'bội thực' với các phong trào chào mừng ngày 20/11

Việc 'bội thực' các phong trào, hội thi chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam như một số địa phương làm gây nên sự quá tải, áp lực cho giáo viên và học sinh.

Ngày 20/11- ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, đây là thời điểm mà sở, phòng giáo dục, các trường học trên cả nước thường có những kế hoạch tổ chức các hội thi, phong trào nhằm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tổ chức quá nhiều các phong trào, hội thi trong cùng một thời điểm khiến cho giáo viên và học sinh quá tải. Đối với giáo viên, có người sẽ tham gia hội thi, tham gia làm giám khảo, có người phải tham gia cùng với học sinh lớp mình chủ nhiệm để chuẩn bị các phong trào mà trường phát động.

Nhiều em học sinh, nhất là những em nằm trong ban cán sự lớp cũng đuối sức khi phải phụ trách nhiều hoạt động, phong trào của lớp mình. Đó là chưa kể mỗi khi cô thầy tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ giao rất nhiều công việc cho học trò thực hiện.

Giáo viên, học sinh bội thực với các phong trào chào mừng ngày 20/11 - Hình 1

Rất nhiều hội thi, phong trào được phát động, tổ chức nhằm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam(Ảnh minh họa: toquoc.vn)

Cấp nào cũng muốn tạo điểm nhấn để chào mừng ngày 20/11

Như đã thành thông lệ, khi bước sang tháng 11, nhiều sở, phòng giáo dục, nhà trường thường lồng ghép một số hội thi để hướng đến ngày Nhà giáo Việt Nam. Vì thế, các hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên dạy giỏi đều được đồng loạt tổ chức vào những tuần đầu của tháng.

Việc các cấp tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cũng kéo theo sự vất vả của nhiều người liên quan. Giáo viên tham gia tất nhiên là phải chuẩn bị biện pháp cải tiến, chuẩn bị tiết thực hành cho tốt, nhất là đối với cấp huyện, cấp tỉnh.

Mặc dù hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, cấp tỉnh chỉ diễn ra 1 tiết thực hành trên lớp và vài chục phút báo cáo biện pháp cải tiến nhưng giáo viên tham gia và một số đồng nghiệp hỗ trợ phải tất bật chuẩn bị nhiều ngày mới có được sự thành công.

Bên cạnh đó, học sinh lớp nào được giáo viên lựa chọn dạy cũng vất vả không kém khi thầy cô giáo nhiệm vụ chuẩn bị các hoạt động trên lớp để đến ngày giáo viên dạy không có những hạn chế đáng tiếc xảy ra.

Một số thầy cô là ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn hay một số giáo viên đã có thành tích cũng được điều động tham gia làm giám khảo hội thi. Nhiều khi phải đi mấy chục cây số đến trường bạn để chấm 1 tiết thực hành giáo viên giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi.

Những buổi phải đi như vậy, tất nhiên giáo viên phải sắp xếp công việc trường lớp, phải đổi tiết cho giáo viên khác dạy thay nên công việc dồn ứ lại. Nhất là giai đoạn này, các trường phổ thông đang bước vào ôn tập và tổ chức kiểm tra giữa học kỳ I.

Ngoài các hội thi, các phong trào chuyên môn thì ngành giáo dục, các ngành khác tổ chức hội thao và cùng với đó các trường học cũng phải cử người vào đội tuyển để tập luyện, tham gia, đi cổ vũ cho trường.

Bên cạnh đó, các trường học thường tổ chức các tiết dạy tốt chào mừng 20/11. Tổ chức thi văn nghệ, làm báo tường và một số phong trào thể thao nên giáo viên chủ nhiệm và học sinh phải tất bật chuẩn bị, thực hiện.

Một số giáo viên không chủ nhiệm được điều động làm giám khảo chấm phong trào cũng phải bố trí thời gian để hoàn thành công việc được Ban giám hiệu phân công.

Một số thầy cô kiêm nhiệm công tác Đoàn- Đội, tổ trưởng chuyên môn còn phải lo hoàn thiện các loại kế hoạch, hồ sơ cho các hội thi, phong trào của trường để trình lãnh đạo nhà trường ký duyệt, xin kinh phí phát thưởng cho học trò.

Vì thế, gần như tháng 11 năm nào cũng khiến cho giáo viên, học sinh chạy đua cùng các phong trào theo các kế hoạch của sở, của phòng và Ban giám hiệu nhà trường triển khai nên rất áp lực và mệt mỏi.

Không nên tập trung quá nhiều phong trào trong cùng một thời điểm

Cho dù giáo viên, học sinh tham gia hội thi, phong trào nào đi chăng nữa thì hàng tuần giáo viên cũng phải dạy đủ số tiết theo định mức quy định của ngành. Học sinh vẫn phải học theo số tiết thời khóa biểu mà nhà trường phân công.

Trong khi, nhiều phong trào như tập dượt văn nghệ của các lớp thường phải chuẩn bị nhiều ngày mới ra sản phẩm.

Đối với những trường lớn thường thuê một số giáo viên về dạy nhảy, dạy múa, tập kịch nên mất rất nhiều thời gian mà thường tập vào cuối buổi học hoặc những ngày nghỉ cuối tuần nên học sinh gần như không được nghỉ ngơi.

Vì thế, cả thầy và trò đều phải sắp xếp thời gian để tham gia, tập luyện và tất nhiên học sinh phải đóng góp nhiều t.iền cho mỗi tiết mục văn nghệ khi thuê giáo viên dạy và thuê trang phục biểu diễn.

Người Việt mình vốn trọng đạo lý, nghĩa tình nên việc thể hiện tình cảm, sự tri ân trong tháng 11 đối với những thầy cô giáo cũng là điều dễ hiểu. Nhưng, không phải là các cấp của ngành giáo dục cũng dồn dập các hội thi, phong trào để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam vì nó gây ra sự quá tải cho cả thầy và trò ở các nhà trường.

Đối với ngành giáo dục ở các địa phương có 3 cấp quản lý là nhà trường, phòng và sở giáo dục thì cũng nên tổ chức luân phiên cho hợp lý. Cấp này tổ chức hội thi, phong trào này thì cấp khác lùi sang thời điểm khác.

Một năm có biết bao nhiêu ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn khác nhau, đâu nhất thiết cứ phải chào mừng ngày 20/11.

Ngày Nhà giáo Việt Nam ở các nhà trường cũng nên đơn giản, không nhất thiết phải rình rang tổ chức giải thể thao, văn nghệ, báo tường cùng thời điểm- nhất là phong trào các lớp thi làm báo tường trong bối cảnh hiện nay thực ra đâu còn phù hợp mà năm nào cũng tổ chức.

Những bài thơ, những câu chuyện được học sinh chép trên mạng, kiểu hô khẩu hiệu nhạt nhẽo, không vần điệu được trình bày thành sản phẩm, sau đó trường chấm giải xong thì bỏ xó chứ bây giờ mấy giáo viên, học trò đọc những tờ báo tường như trước đây nữa.

Có lẽ, việc làm giản đơn nhất trong nhà trường ở tháng 11 là phát động những tiết học tốt, nói lời hay sẽ thiết thực hơn nhiều những việc làm vô bổ khác mà không phải tốn kinh phí của nhà trường và học sinh.

Ngày 20/11, chỉ cần giáo viên Âm nhạc lựa chọn một vài tiết mục văn nghệ giản đơn nhưng ý nghĩa là được. Sự tri ân thầy cô giáo không nhất thiết phải lôi kéo cả thầy và trò vào những phong trào hình thức, không mang tính thiết thực, hiệu quả nhưng lại rất tốn nhiều t.iền bạc, công sức tập luyện, chuẩn bị.

Suy cho cùng, các hoạt động giáo dục trong trường học, trong đội ngũ nhà giáo là hướng tới chất lượng giảng dạy và học tập của cả thầy và trò. Việc "bội thực" các phong trào, hội thi chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam như một số địa phương, nhà trường đang làm chỉ gây nên sự quá tải, áp lực cho giáo viên và học sinh mà thôi.

Thời điểm này, học sinh đang rất cần dành nhiều thời gian cho việc ôn tập nhưng phải lao vào vòng xoáy phong trào của trường, rồi các thầy cô thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi thì làm sao các em có sự chuẩn bị tốt nhất để có thể tập trung cho việc kiểm tra giữa học kỳ I được hiệu quả nhất?

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đen Vâu thánh tiên tri môn Văn THPT 2024, teen 2k6 tung hô quá đỉnh
15:27:53 27/06/2024
2 ngày trước hôn lễ, Midu tung trọn bộ ảnh cưới: Cô dâu mỹ miều bên chồng trẻ, 1 chi tiết đắt đỏ gây chú ý
15:36:13 27/06/2024
Quản lý Hằng Du Mục "vỗ mặt" Tôn Băng, hé lộ lý do nữ tiktoker nhẫn nhịn chồng
15:30:29 27/06/2024
Bảo mẫu con gái Mai Phương bị nói xấu, Phùng Ngọc Huy phải lên tiếng xin lỗi
16:24:18 27/06/2024
Chủ trọ U60 lắp camera quay lén trong phòng tắm nữ, công an vào cuộc xử lý
17:32:47 27/06/2024
Hằng Du Mục khoe ảnh vui vẻ bên con trai riêng Tô Bằng, nghi vấn chưa rời nhà
15:19:35 27/06/2024
Phương Mỹ Chi nói gì khi đoán trúng "Đất nước" trong đề thi ngữ văn?
15:21:36 27/06/2024
Angelababy "bít đường" trở lại showbiz, Huỳnh Hiểu Minh hạnh phúc bên bạn gái
17:04:13 27/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Những nẻo đường gần xa' tập 24: Dũng thất tình vì bị Đông từ chối?

Phim việt

21:19:39 27/06/2024
Những nẻo đường gần xa tập 23 có những tình tiết cho thấy sau khi Đông được Vinh đưa về, Dũng tỏ thái độ không hài lòng và chất vấn vì sao Đông lại đi cùng người lạ.

Sư Tử may mắn đường t.iền bạc, Bọ Cạp chìm đắm trong hạnh phúc ngày 28/6

Trắc nghiệm

21:14:45 27/06/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 28/6 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên... giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Nhóm đối tượng mua bán, chế tạo s.úng đạn lãnh án tù

Pháp luật

20:48:34 27/06/2024
Theo cáo trạng, vào tháng 7/2023, Trần Minh Hoài điện thoại liên hệ với Trần Anh Huy hỏi mua 01 khẩu s.úng ngắn thuộc vũ khí quân dụng và 25 viên đạn với giá 75 triệu đồng.

Hoa hậu Nông Thuý Hằng: 'Tôi ế toàn thân, chưa thấy ai tiếp cận'

Sao việt

20:42:04 27/06/2024
Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam 2022 Nông Thúy Hằng tập trung cho công việc nên không có thời gian yêu, tụ tập bạn bè. Cô thoải mái đón nhận tình yêu nhưng vẫn ế toàn thân .

Phim của La Vân Hi vượt mặt phim "Câu Chuyện Hoa Hồng" của Lưu Diệc Phi

Phim châu á

20:29:18 27/06/2024
Nhan Tâm Ký với sự tham gia của La Vân Hi và Độ Hoa Niên của Triệu Kim Mạch, Trương Lăng Hách là hai siêu phẩm cổ trang sắp ra mắt trong thời gian tới

Một cảnh sát ở Athens bị tấn công bằng bom xăng

Thế giới

20:24:17 27/06/2024
Đội chống k.hủng b.ố thuộc lực lượng Cảnh sát Hy Lạp đang điều tra vụ việc. Chưa có cá nhân hay tổ chức nào nhận thực hiện vụ tấn công.

Phương Mỹ Chi trở lại thế giới văn học trong Gối Gấm

Nhạc việt

20:02:51 27/06/2024
Liệu Phương Mỹ Chi sẽ có bất ngờ nào mới dành cho khán giả trong thời gian sắp tới hay không? Hãy cùng theo dõi các hoạt động tiếp theo của nữ ca sĩ.

Mỹ nhân "Hoàn Châu cách cách": Dạy con thành tài, giúp chồng đại gia trả nợ

Sao châu á

19:54:15 27/06/2024
Thông tin con trai của nữ diễn viên Vương Diễm được tuyển thẳng vào trường đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đang làm tâm điểm mạng xã hội.

Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra vụ hỏa hoạn làm cặp vợ chồng t.ử v.ong

Tin nổi bật

19:53:41 27/06/2024
Theo người dân, đây là căn nhà do vợ chồng anh P và chị Tr. thuê. Cặp vợ chồng này thường xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Họ có người con khoảng 1 t.uổi. Trước đó, cháu bé được anh P. gửi về nhà ngoại.

Gia Lai: Bệnh sốt xuất huyết gia tăng

Sức khỏe

19:31:13 27/06/2024
Gia Lai đang bước vào cao điểm mùa mưa. Thời tiết mưa nắng đan xen là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh trưởng, phát triển và truyền bệnh sốt xuất huyết.

Ronaldo tặng áo cho ngôi sao ghi bàn giúp Gruzia thắng Bồ Đào Nha

Sao thể thao

19:06:24 27/06/2024
Gruzia tạo nên cơn địa chấn tại EURO 2024 khi thắng Bồ Đào Nha với tỉ số 2-0 ở lượt trận cuối bảng F. Khvicha Kvaratskhelia góp công lớn trong thắng lợi lịch sử của bóng đá Gruzia bằng bàn mở tỷ số khi trận đấu mới diễn ra được 90 giây.