‘Thần y’ Biển Thước, cha đẻ phương pháp bắt mạch Đông y
Phương pháp bắt mạch của Biển Thước được xem là đã đặt nền móng quan trọng cho ngành Đông y.
Biển Thước là danh y thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, Trung Quốc. Theo LizhiWang, ông thật ra họ Tần tên Hoãn, “Biển Thước” chỉ là tên hành nghề.
Biển Thước vốn dĩ không xuất thân từ gia đình y học. Thời thiếu niên, ông làm việc trong một gia đình quý tộc. Với nhân cách chính trực, biết kính trên nhường dưới, Biển Thước được nhiều người trọng dụng.
Tranh vẽ Biển Thước. Ảnh: Wikipedia.
Theo sử sách, danh y tên Chương Tang Quân thời đó vì quý mến nhân cách của Biển Thước đã ngỏ lời muốn truyền lại những kiến thức và bí kíp y học cho ông. Từ đó, Biển Thước đi khắp nơi hành nghề chữa bệnh giúp dân, dần dần danh tiếng ngày càng được nhiều người biết đến.
Dân gian lưu lại nhiều giai thoại về tài năng y học của Biển Thước.
Theo Hán thư ngoại truyện, có lần Biển Thước dẫn 5 học trò đến nước Quắc (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây) để làm thuốc. Nghe nói Thế tử nước Quắc bị bệnh qua đời đột ngột, ông cảm thấy đáng ngờ bèn xin được vào xem.
Quan sát một hồi, thấy cánh mũi người chết còn động đậy, hai chân còn ấm, Biển Thước chẩn đoán kỹ rồi kết luận: “Thế tử mắc chứng “thi quyết” (chết giả), có thể cứu sống được”. Ông châm kim ở các huyệt trọng yếu, sai học trò Tử Minh làm ngải cứu, Cốc Tử đổ thuốc, Tử Dung xoa bóp không ngừng tay. Hồi lâu, quả nhiên “người chết “dần dần tỉnh lại. Biển Thước lại dùng thuốc dán dưới hai nách, bệnh nhân ngồi dậy được ngay.
Sử gia Tư Mã Thiên ghi lại trong bộ Sử Ký rằng một hôm Biển Thước sang nước Tề gặp Tề Hoàn Công. Thấy khí sắc vua Tề không tốt, ông liền tâu: “Trong da và chân lông của ngài có gốc bệnh, nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ nặng thêm”. Đáp lại, Tề Hoàn Công thờ ơ: “Ta cảm thấy rất khỏe, chẳng có bệnh tật gì cả”. Biển Thước bèn lui ra.
Năm ngày sau, Biển Thước yết kiến Tề Hoàn Công và khẳng định một lần nữa với vua Tề: “Bệnh của ngài đã vào đến nội tạng rồi, phải chữa ngay đi”. Hoàn Công tỏ vẻ khó chịu, không trả lời. Đợi Biển Thước đi khỏi, ông bảo với mọi người: “Thầy thuốc chỉ khéo vẽ vời, hù dọa. Ta chẳng có bệnh gì mà ông ta dám bảo là bệnh nặng. Thật vớ vẩn”.
Năm ngày sau nữa, Biển Thước lại vào yết kiến. Chỉ mới nhìn mặt vua Tề, ông đã quay bước bỏ đi. Tề Hoàn Công sai người chạy theo hỏi, Biển Thước nói: “Bệnh ở da thịt thì còn xoa thuốc được, bệnh ở huyết mạch thì còn truyền thuốc được. Nay bệnh đã vào đến xương tủy rồi thì trời cũng không cứu được nữa, bởi vậy tôi mới bỏ đi”. Quả thật sau đó Tề Hoàn Công lâm bệnh nặng, các đại phu thuở ấy không chữa được.
Căn cứ vào kinh nghiệm hành nghề của mình, khi chữa bệnh cho bệnh nhân, Biển Thước sử dụng phương pháp “tứ chẩn”, tức gồm 4 bước chẩn đoán bệnh. Đầu tiên, ông quan sát bệnh nhân và chú ý tới vẻ bề ngoài như màu da, màu lưỡi. Bước thứ hai, ông nghe giọng nói, nhịp thở. Bước thứ ba, ông hỏi bệnh nhân về các triệu chứng mà họ gặp phải. Cuối cùng, ông bắt mạch.
Tương truyền, Biển Thước chính là người đã khai sinh ra phương pháp bắt mạch, đặt tiền đề quan trọng cho Đông y. Về phương pháp bắt mạch của Biển Thước, dân gian lưu truyền một giai thoại.
Có lần, Biển Thước đến nước Tấn, biết được Triệu Giản Tử – người đang nắm quyền chính trị trong nước lâm bệnh, hôn mê đã 5 ngày. Biển Thước bắt mạch, thấy mạch bệnh nhân yếu ớt, lại nghe rằng chính trị nước Tấn lúc ấy rối ren nên đoán Triệu Giản Tử lao tâm quá mức khiến máu không tuần hoàn tốt dẫn tới hôn mê. Biển Thước kê thuốc cho Triệu Giản Tử uống. Chỉ hai ngày sau, bệnh nhân tỉnh lại, bệnh dần thuyên giảm. Trong Sử Ký, Tư Mã Thiên tán tụng: “Thiên hạ nói đến mạch là nói đến Biển Thước”.
Ngoài “tứ chẩn”, Biển Thước còn am hiểu và sử dụng nhiều các phương pháp trị liệu như châm cứu, châm kim đá, xoa bóp. Đặc biệt, ông đề cao phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh có giá trị gấp đôi chữa bệnh. Điều này có thể thấy rõ trong giai thoại về Tề Hoàn công.
Video đang HOT
Biển Thước để lại cho người đời nhiều bí kíp, tác phẩm y học đồ sộ như “Nạn Kinh”, “Biển Thước ngoại kinh”, “Biển Thước ngoại kinh”. Về sau, Biển Thước cùng Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được hậu thế xưng tụng Trung Quốc cổ đại Tứ đại danh y.
Nguyễn Xuân
Theo VNE
Thánh nữ cosplay khiến người xem cười ngất với những màn hóa trang "bựa"
Chẳng ngại bị lôi ra làm trò cười cho thiên hạ, Sine Benjaphorn thường xuyên chia sẻ lên trang cá nhân những tiết mục cosplay hài hước của mình.
Có những người làm lố đến mấy để gây sự chú ý cũng chẳng thể nổi tiếng được một lần. Có những người chỉ làm trò mua vui thôi cũng khiến cả cộng đồng mạng dậy sóng, đó chính là Sine Benjaphorn, cô gái 30 tuổi người Thái Lan. Với những màn cosplay giá rẻ theo phong cách bựa, cô nàng vui tính này đã chinh phục được biết bao người hâm mộ cuồng nhiệt trên khắp thế giới.
Sine hiện đang kinh doanh một cửa hiệu thời trang nhỏ ở tỉnh Ratchaburi, Thái Lan. Trong lúc làm người mẫu cho các sản phẩm của shop, cô đã nảy ra ý tưởng cosplay mua vui này. Vốn là một người có tâm hồn ăn uống nên hầu hết đạo cụ hóa trang của Sine đều được tận dụng từ đồ ăn, khi là nải chuối, khi chỉ là gói bim bim.
1. Tay của người ta vững chãi như thế, chân của mình thì như móng giò lợn.
2. Dưới bàn tay của thánh cosplay bựa thì bộ lễ phục nào cũng trở nên dễ ợt.
3. Thánh nữ Thái Lan phiên bản khăn tắm và ấm đun nước.
4. Cần gì phải đi salon làm xoăn xù mì, cứ gắn bim bim lên đầu là được.
5. Ngày xưa mà có sẵn bìa các-tông thì có phải người rừng ăn diện cứ phải gọi là không phải nghĩ.
6. Áo đỏ chứng tỏ chưa có người yêu.
7. Có lẽ đây mới là nguồn cội cảm hứng cho logo của Starbucks.
8. Cũng 6 múi như ai, mỗi tội múi này bóc ra ăn được.
9. Muốn tóc dài như Nong Poy? OK fine, dán lá rong biển lên là xong.
10. Nói không phải mê tín chứ cô ý to gần bằng cái thùng gánh nước ở phía xa.
11. Mái ngố xinh như này mà lại phụng phịu là sao?
12. Nụ cười và kiểu chào hoa hậu thân thiện không lẫn đi đâu được.
13. Bộ váy dạ hội được làm từ bánh phồng tôm đã đem lại tên tuổi cho Sine.
14. Váy đính hoa, người ta gọi là váy hoa.
15. Công chúa rừng xanh một phát biến thành công chúa rừng mỡ...
16. Người sao của chiêm bao là vậy, mọi đạo cụ cosplay đều để cúng Thần Lợn.
17. Đang múa mà đói thì cứ việc bóc bim bim trên người ra ăn dần thôi.
18. Harley sẽ nhỏ nước dãi khi nhìn thấy bản sao của mình.
19. Sang trọng và quý tộc chỉ gói gọn bằng một nải chuối.
20. Với hai cây cọ thông bồn cầu trên vai, cô ấy giống bác lao công hơn là một cô nàng xinh đẹp.
21. Nữ hoàng Đỏ cũng chăm tập thể dục lắm chứ đâu có vòng eo con voi như thế kia đâu.
Theo gamek
Tiệc trà Anh: tưởng sang chảnh bậc nhất nhưng thực ra có nguồn gốc "cứu đói" cho một quý tộc thích "ăn cả thế giới" Nếu vị quý tộc ngày ấy không "ham ăn" đến thế thì đã chẳng có tiệc trà Anh cho chúng ta ngày nay đâu. Như ta đã biết, tiệc trà Anh là một nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn biết bao nhiêu người trên thế giới từ ngày xưa cho đến tận ngày nay. Tiệc trà Anh trong ấn tượng của chút...