Thần tượng ở đâu xa!
Năm nay, Bộ GD-ĐT đã ra đề thi tuyển sinh đại học môn văn khối D khá hay: “Ngưỡng mộ thần tượng là nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng sẽ là một thảm họa”.
Đây là một đề thi mở, gần gũi với thời sự, khi mà một bộ phận tuổi trẻ đam mê thần tượng đến điên cuồng, đặc biệt là các ca sĩ của K-Pop ( nhạc Hàn Quốc) mà giá trị của nó có khi chỉ như những món thời trang.
Đề thi đã làm nhiều thí sinh thích thú nhưng cũng làm một bộ phận bạn trẻ phản ứng. Ngay sau buổi thi, nhiều bạn trẻ tự nhận là người hâm mộ của các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc đăng bài khắp các diễn đàn để “ném đá” đề thi này với lời lẽ khiếm nhã, thậm chí thô tục.
Trên Facebook, những người hâm mộ K-Pop có tên “Hội những thí sinh phản đối cách ra đề của Bộ Giáo dục” cũng được thành lập ngay sau đó. Một nữ thí sinh tự nhận mình là người hâm mộ của K-Pop cho rằng đề thi văn đã “đá đểu” vào K-Pop và chỉ viết một vài dòng để bảo vệ K-Pop, nộp bài và ra về!
Một ý kiến khác viết: “Đại học không thi năm nay thì năm sau, trượt thì thôi, nhưng tình yêu của mình dành cho SuJu nó gọi là mãi mãi, vĩnh viễn không thay đổi. Em yêu các anh, sẽ mãi mãi”…
Ai mới xứng đáng là thần tượng trong trái tim chúng ta…?
Video đang HOT
Trong nỗi thất vọng cùng cực đó, có một làn gió mát khiến chúng ta – những bậc phụ huynh – cảm thấy đỡ ray rứt, để còn một chút gì đó có thể tin rằng không phải các em đều như vậy. Đó là hình ảnh người cha quạt cho con gái đang gối đầu lên đùi mình nghỉ trưa dưới gốc cây, giữa cái nắng gay gắt trưa hè Hà Nội để lấy sức cho môn thi tiếp theo.
Hãy nhìn hình ảnh người cha dẫu mồ hôi lã chã nhưng ánh nhìn hạnh phúc, sự bình yên tuyệt đối của con gái yêu, lòng chúng ta lặng đi, xúc động. Đó chính là thần tượng của các em, chứ tìm đâu xa? Và quả vậy, xuất hiện mới chỉ hơn nửa ngày trên mạng xã hội, bức ảnh này đã thu hút gần 1.500 lượt bình luận, khoảng 24.000 lượt người bấm xem.
Chính những người trẻ tuổi đã bình luận: “Ai mới xứng đáng là thần tượng trong trái tim chúng ta”, “Đã bao giờ các bạn bày tỏ tình cảm cho bố mẹ như những thần tượng của mình?”… Cảm ơn các bạn trẻ đã hiểu và chia sẻ.
Xin hãy rộng lượng, đừng trách các em, hãy trách chính chúng ta, những bậc làm cha làm mẹ, trong đó có những người đang giữ trọng trách của xã hội, đã không tạo nổi những thần tượng đủ sức thu hút các em, thậm chí còn là mẫu hình phản cảm của xã hội làm các em chán ngấy.
Thí sinh Nguyễn Văn Thuận xem lại bài sau khi thi xong môn Hóa, môn cuối cùng trong đợt 1 kỳ thi đại học năm 2012.
Hàng vạn cư dân mạng bấm xem với bức ảnh xúc động đó, có nghĩa là lương tâm xã hội còn nhiều ánh sáng. Và chắc chắn rằng cô bé Võ Thị Thanh Trúc, bị hỏng xe đạp ở Phú Yên hôm thi tốt nghiệp THPT ở Tuy An – Phú Yên, phải chạy bộ mười mấy cây số để đến trường thi bạn Ngô Vĩnh Thuận đạp xe hơn 300 km từ Nghệ An ra Hà Nội thi đại học khi trong túi chỉ có 30.000 đồng, chính là những thần tượng của các em.
Xin cảm ơn những thần tượng đích thực đó, khi mà xã hội chưa tạo được những thần tượng đủ sức cuốn hút các em thì những hình ảnh, nhân vật vừa nêu đã làm lương tâm chúng ta ấm áp… .
Theo Lưu Nhi Dũ
Người Lao Động
Điêu đứng vì "giang hồ" truy đòi nợ cá độ bóng đá
Những ngày qua, hàng ngàn người dân ở xã Nam Yang, H. Đắc Đoa, Gia Lai hết sức hoang mang về việc liên tục có các đối tượng giang hồ từ TP Pleiku về truy đòi nợ các gia đình có người tham gia vào đường dây cá độ bóng đá với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Chim (SN 1959, trú thôn 1, xã Nam Yang) - bố của Nguyễn Văn Thế (SN 1995) cho chúng tôi hay: "Chiều 2-7, không biết từ đâu xuất hiện 2 đối tượng mặt mày bặm trợn, tự xưng là Đoàn Việt Đức (khoảng 30 tuổi), ở TP Pleiku tìm đến nhà, đưa ra tờ giấy ghi nợ mà Thế đã ký vào đó để vay số tiền 40 triệu đồng của Đức". Điếng người vì số nợ mà con đứng tên vay mượn, ông Chim hỏi con về nguyên nhân sự việc thì Thế kể: Từ đầu mùa giải Euro 2012 đến nay, thông qua đối tượng Nguyễn Văn Thuận (Cu Đen, SN 1993, trú cùng xã Nam Yang), Thế cùng đám bạn trong xã đã ghi độ bóng đá qua trang bóng của Thuận (mở tài khoản trên Internet để tổ chức cá độ).
Do thua nhiều trận liên tiếp nên Thế nợ Thuận tổng cộng với số tiền 40 triệu đồng. Sau đó, do Thuận là "tay chân" bắt độ bóng đá cho Đức, nên Đức đã yêu cầu Thế cùng đám bạn lên TP Pleiku viết giấy nợ trực tiếp với Đức. Theo đó, Thế ký nợ số tiền 40 triệu đồng, Nguyễn Tiến Phong (SN 1995) nợ 42 triệu đồng, Phan Xuân Lâm (SN 1995) nợ 40 triệu đồng... Khi Đức và đồng bọn tìm đến nhà đòi nợ, trước thái độ và sự dữ dằn của các đối tượng, lo sợ cho tính mạng của con và cả gia đình, hôm sau, vợ chồng ông Chim phải chạy đôn chạy đáo để vay mượn bạn bè 40 triệu đồng trả nợ.
Từ trái sang: Ông Chim, Phong và ông Ân trình bày vụ việc với phóng viên
Cùng ngày, gia đình ông Nguyễn Ân (SN 1959, trú xã Nam Yang) cũng bị các tay anh chị giang hồ từ TP Pleiku đến nhà truy đòi số tiền 42 triệu đồng mà con ông là Nguyễn Tiến Phong đã viết giấy nợ sau khi tham gia đường dây cá độ bóng đá của Thuận. Ông Ân cho hay, gia đình ông thuộc diện khó khăn, vợ chồng đau ốm liên miên, nhưng khi thấy các đối tượng giang hồ đi taxi về đòi nợ, tuyên bố "nếu gia đình không trả tiền thì chúng áp dụng lãi suất vay nóng, đồng thời sẽ có biện pháp xử Phong theo luật của chúng" khiến ông khiếp sợ, chạy vay mượn 33 triệu đồng trả nợ.
Còn trường hợp ông Lương Bé (SN 1966, trú xã Nam Yang) - bố của Lương Quốc Thường (SN 1995) thì bi kịch hơn nhiều. Ngày 24-6, khi biết Thường bị các đối tượng cù rủ tham gia đường dây cá độ bóng đá của Thuận và phải viết giấy nợ với Đức tổng số tiền hơn 60 triệu đồng, ông Bé quá "sốc", bị tai biến mạch máu não, gia đình phải đưa đi TPHCM cứu chữa. Ngày 5-7, theo thông tin từ bệnh viện thì hiện tình hình sức khỏe của ông đang rất nguy kịch.
Giấy vay mượn tiền mà các đối tượng đưa ra để đòi nợ
Trao đổi với chúng tôi về vấn nạn cá độ và giang hồ truy đòi nợ trên địa bàn, đại diện công an xã Nam Yang cho hay: Đến nay, công an xã đã ghi nhận có 9 trường hợp thanh niên trên địa bàn xã có liên quan đến đường dây cá độ bóng đá với số nợ thấp nhất là 30 triệu đồng, cao nhất là 60 triệu đồng/người. Theo những gia đình này khai báo cũng như tường trình của các thanh niên thì tất cả đều liên quan đến đường dây cá độ của Nguyễn Văn Thuận và buộc phải viết giấy nợ của Đức. Vụ việc đã được CAX tiếp tục xác minh để báo cáo cấp trên.
Quá trình thu thập thông tin, cho thấy đối tượng Nguyễn Văn Thuận, trước đây từng bị các đối tượng giang hồ về nhà truy đòi số nợ lên đến 328 triệu đồng vì liên quan đến thua nợ cá độ bóng đá. Sau đó gia đình Thuận đành thế chấp sổ đỏ để trừ nợ. Thế nhưng, Thuận vẫn không từ bỏ mà tiếp tục lún sâu vào trò cá độ và trở thành "tay chân" đắc lực của Đức.
Với những chứng cứ chúng tôi tìm hiểu, thu thập được, cho thấy có sự tồn tại một đường dây cá độ bóng đá lớn trên địa bàn xã Nam Yang liên quan đến nhiều đối tượng ở TP Pleiku. Đề nghị CQĐT CA tỉnh Gia Lai nhập cuộc để điều tra làm rõ đường dây cá độ bóng đá bất hợp pháp trên cũng như xác định có hay không đối tượng giang hồ có dấu hiệu bảo kê, truy ép nợ đối với những thanh niên trú xã Nam Yang để xử lý nhằm lập lại ANTT trên địa bàn.
Theo ANTD
Thu giữ đến... 6 kg ma túy Chỉ trong 2 ngày cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã bắt giữ 2 vụ vận chuyển đến 6 kg ma túy. Nguyễn Văn Thuận và 4 kg ma túy dạng đá Thiếu tá Nguyễn Văn Giáp, Phó đồn Trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, cho biết ngày 17-6 tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (xã Sơn Kim...