Thận trọng trước xu hướng ngoại hóa doanh nghiệp nội

Theo dõi VGT trên

Tính đến giữa năm 2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15,67 tỷ USD, bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến giữa năm 2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15,67 tỷ USD, bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, trong thời gian này có 4.125 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đó là tín hiệu vừa đáng mừng, song cũng có ý kiến băn khoăn trước khả năng đang diễn ra xu hướng “ngoại hóa” các doanh nghiệp nội địa.

Để phân tích kỹ hơn về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI).

Thận trọng trước xu hướng ngoại hóa doanh nghiệp nội - Hình 1
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ảnh: Thạch Huê/BNEWS/TTXVN

Phóng viên: Trước diễn biến tăng lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm ngoái trong khi dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, ông có bình luận gì về con số này?

Ông Hoàng Quang Phòng: Dữ liệu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2019 được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, cho thấy dòng vốn ngoại đang tiếp tục đổ về Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh xung đột thương mại và địa chính trị tiếp tục xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến các nền kinh tế cùng với những dự báo của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang có diễn biến chậm lại.
Sự tăng trưởng về tỷ lệ đăng ký vốn đầu tư nước ngoài có thể hiểu là do các dự án có lượng vốn cam kết cao ở những năm trước, đến nay được thúc đẩy giải ngân đầu tư trên thực tế. Tuy nhiên, cũng có thể là do tác động từ chiến tranh thương mại giữa các cường quốc trên thế giới và chính sách giảm thuế theo các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ đã tạo lực hút mạnh nguồn vốn đầu tư trên thế giới “nhắm” vào Việt Nam.

Video đang HOT

Tôi thấy, cũng không loại trừ một xu hướng đáng chú ý khác là sự gia tăng mạnh mẽ dòng vốn góp hay việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong tỷ lệ đăng ký đầu tư ở các dự án tại nhiều địa phương đang thể hiện khả năng các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn “thâu tóm” các doanh nghiệp nội địa.

Phóng viên: Trong bối cảnh hiện nay, thực trạng và sức khỏe của các doanh nghiệp nội địa đang rất “mong manh” sau những sang chấn và tác động tiêu cực của dịch COVID-19. Ông đánh giá như thế nào về diễn biến của thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ?

Ông Hoàng Quang Phòng: Trong 6 tháng đầu năm 2020, cả nước có 1.418 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 8,43 tỷ USD; có 526 lượt dự án được đăng ký điều chỉnh tăng vốn với tổng mức 3,72 tỷ USD. Trong số đó, có thể thấy các lĩnh vực chế biến, chế tạo; phân phối điện, nước, khí, điều hòa, ô tô, xe máy, bất động sản, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm…. là khu vực có tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần nhiều nhất. Chứng tỏ, các nhà đầu tư nước ngoài đang dành sự ưu tiên đặc biệt vào những lĩnh vực này.

6 tháng đầu năm 2020 cũng đã ghi nhận có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam; trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,44 tỷ USD, chiếm 34,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Thái Lan đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,58 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư; Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,58 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Một số dự án đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này có thể điểm qua như dự án Nhà máy dệt kim tại KCN Texhong Hải của Hồng Kông (Trung Quốc), vốn đăng ký đầu tư 214 triệu USD; dự án Nhà máy sản xuất của USI tại Việt Nam của Trung Quốc, vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu sản xuất bản mạch điện tử thiết bị đeo được tại Hải Phòng; dự án Nhà máy Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam (Nhật Bản), vốn đầu tư 48,8 triệu USD với mục tiêu sản xuất bộ dây diện dùng cho xe ô tô tại Vĩnh Long.

Bên cạnh đó là dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu của Singapore, vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG; dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ USD; dự án công trình văn phòng tại 29 Liễu Giai của Singapore, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 246 triệu USD…

Theo đánh giá của các chuyên gia, làn sóng đầu tư nước ngoài mới đang tràn đến Việt Nam là minh chứng cho sự dịch chuyển đầu tư được thúc đẩy bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung hay dịch COVID-19 cùng với nhiều nhân tố khác. Đây là nguồn vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng vì hiện rất ít nước có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của các tập đoàn đa quốc gia nên chứng tỏ, môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như các yếu tố khác về chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ đang có sự cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, nói gì thì nói, tôi vẫn cho rằng, cần có sự thận trọng nhất định. Bởi lẽ, môi trường thể chế, hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành quy định về đầu tư, hoạt động của doanh nghiệp hiện vẫn đang trong quá trình liên tục cập nhật và chỉnh sửa để phù hợp hơn với yêu cầu phát triển thực tế khách quan. Vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cập về điều kiện kinh doanh làm khó và trói chân doanh nghiệp.

Xét ở bối cảnh hiện tại, thực lực của doanh nghiệp nội địa đang rất mong manh và yếu thế sau những cú “va đập” vì ngoại cảnh khách quan của thị trường, của dịch bệnh… Do đó, đón dòng đầu tư nước ngoài vừa nhiều, vừa mạnh về ngay lúc này…e rằng, lợi bất cập hại.

Tôi cho rằng thị trường cần những động lực thúc đẩy tích cực. Song để có những động thái nhanh, mạnh và dứt điểm cũng cần sự thận trọng nhất định và góc nhìn rộng hơn để tránh những hệ lụy.

Phóng viên: Nhiều đề xuất về việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần nên theo hướng đơn giản về thủ tục, không bắt buộc nhà đầu tư phải đăng ký đầu tư, vừa gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước trong việc quản lý hoạt động góp vốn tại các doanh nghiệp và dễ dẫn đến tình trạng đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng”… Quan điểm của ông thì sao?

Ông Hoàng Quang Phòng: Trong các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, việc lựa chọn đối tác nào và cách thức đối tác ra sao có lẽ người trong cuộc thường rõ hơn ai hết. Cũng vẫn có tình trạng, phía sau các thương vụ mua bán – sáp nhập xảy ra tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt” hay sự bất đồng về quan điểm giữa các đối tác đầu tư.
Song vấn đề ở chỗ, cứ không quản được là cấm, là siết chặt, tôi nghĩ, chúng ta đang có những thứ mà các nhà đầu tư nước ngoài cần. Đó là thị trường Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố để được thúc đẩy sôi động và phát triển, vậy cớ sao phải quản “chặt” để rồi luôn mang tiếng là khó, là thiếu thân thiện…

Tôi cho rằng, cơ bản cần có một bộ khung pháp lý sao cho đủ chắc chắn, minh bạch, khách quan và công bằng và áp dụng chung cho tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước, còn vận hành ra sao, hãy để thị trường tự quyết định đúng theo quy luật và những người tham gia phải tuân thủ đúng theo luật chơi mà chính họ đã xây dựng và cùng nhau thống nhất.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Còn nhiều điều kiện kinh doanh "trói chân" doanh nghiệp

Qua 2 đợt cải cách thủ tục, điều kiện kinh doanh (ĐKKD) trước đây (năm 2016 và năm 2018), nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp (DN) liên quan tới ĐKKD đã được hủy bỏ, đơn giản hóa.

Còn nhiều điều kiện kinh doanh trói chân doanh nghiệp - Hình 1

Hoạt động kinh doanh khí do 2 cơ quan cùng đưa ra yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, điều kiện đảm bảo an ninh trật tự, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: Tấn Thạch

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm bất cập, chồng chéo và bất hợp lý về điều kiện và thủ tục gia nhập thị trường, tạo rào cản cho DN, nhất là DN nhỏ và vừa.

Mặc dù ĐKKD đối với một số ngành, nghề là cần thiết, nhưng bà Nguyễn Thị Diệu Hồng - thành viên Ban Pháp chế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, có nhiều bất cập trong thiết kế ĐKKD và nội dung đó đang can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ của DN. Đơn cử như yêu cầu phải thiết lập hệ thống phân phối ở 2 tỉnh, thành phố trở lên với mặt hàng rư ợu, xăng dầu...; yêu cầu về phương án kinh doanh khả thi, xếp hạng tín nhiệm với ngành bưu chính, sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin mạng, thông tin tín dụng... Việc đưa ra những ĐKKD trong thời điểm DN gia nhập thị trường là không phù hợp, vì chiến lược kinh doanh của DN có thể thay đổi tùy theo thị trường. Việc yêu cầu như vậy sẽ tạo nên gánh nặng thủ tục hành chính cho DN.

Một số ĐKKD lại do nhiều cơ quan cùng cấp phép, đánh giá cho một hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như hoạt động kinh doanh khí do 2 cơ quan cùng đưa ra yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, điều kiện đảm bảo an ninh trật tự. Đây chính là sự chồng lấn, gây khó khăn cho DN...

Không chỉ điều kiện gia nhập thị trường, theo nhóm nghiên cứu của VCCI, hiện vẫn có sự chồng lấn và bất bình đẳng trong thủ tục gia nhập thị trường giữa các DN, khi tồn tại 2 hệ thống thủ tục thành lập DN là theo Luật DN và theo pháp luật chuyên ngành. Đơn cử, chủ thể muốn kinh doanh ngành nghề như công chứng, thừa phát lại, ngân hàng, bảo hiểm, luật sư, đấu giá tài sản, giám định tư pháp... hiện không phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng ký, mà đến cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp để xin giấy phép hoạt động, đồng thời thành lập DN. Về bản chất, những DN này hoạt động tương tự như các loại hình DN tại Luật DN, nhưng lại không thực hiện thủ tục thành lập DN theo luật này. "Vì vậy, cần thống nhất theo hướng tất cả đều phải đăng ký thành lập DN theo Luật DN rồi mới đến cấp phép hoạt động", bà Hồng đề xuất.

Ngoài ra, nhiều luật sư còn nêu ý kiến về việc thiếu quy định rõ ràng về thời hạn trả lời văn bản lấy ý kiến tham vấn giữa các cơ quan nhà nước và phản hồi cho DN về các vấn đề liên quan đến ngành nghề kinh doanh. Theo luật sư Nguyễn Đức Mạnh - Công ty Luật TNHH Bizlink, nhiều thủ tục do không có quy định cụ thể về thời hạn tham vấn nên các cơ quan thực hiện việc tham vấn còn tùy tiện, kéo dài thời gian mà không có lý do hợp lý, dẫn đến sự mệt mỏi cho DN trong quá trình làm thủ tục. Có thể dẫn chứng thủ tục đăng ký biến động đất đai tại một DN có vốn nhà nước đã được cổ phần hóa.

Luật sư Lê Nết, đại diện Công ty Luật LNT & Partners cũng cho rằng, hiện nay vẫn còn thiếu quy định về thời hạn trả lời văn bản lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan đối với ngành nghề, dịch vụ, nên thực tế các Sở Kế hoạch và Đầu tư thường phải mất rất nhiều thời gian để nhận lại phản hồi của các bộ, ngành, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

"Sẽ khó có thể đảm bảo cải thiện môi trường kinh doanh khi vẫn còn các ĐKKD kiểu "trói chân" DN như vậy. Do đó, trong thời gian tới, cần có làn sóng thứ 3 về cải cách thì mới có thể tạo nên những đột phá trong cải cách về thể chế", ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế của VCCI nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?
22:49:03 08/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"
22:53:45 08/11/2024
Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được
20:50:10 08/11/2024
Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump
22:51:48 08/11/2024
Giúp việc đến làm ngày đầu tiên, chủ nhà mở camera giám sát lên và chứng kiến hành vi lạ
19:54:55 08/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Indonesia: Núi lửa Lewotobi Laki-Laki phun trào trở lại

Thế giới

05:19:20 09/11/2024
Từ ngày 3/11, núi lửa Lewotobi Laki-Laki đã bắt đầu các đợt phun trào mạnh cả tro bụi và dung nham khiến 9 người thiệt mạng. Đến ngày 7/11, giới chức đã mở rộng vùng cấm với người dân địa phương lên 8 km.

Van Nistelrooy ca ngợi ngôi sao tạo ra sự khác biệt, sắc sảo nhất MU

Sao thể thao

23:56:42 08/11/2024
Paul Scholes khẳng định Amad Diallo xứng đáng có suất đá chính ở Manchester United sau cú đúp tại Europa League, trong khi HLV tạm quyền Ruud van Nistelrooy ca ngợi quá trình tập luyện

Phim Hàn chưa chiếu đã bị tẩy chay vì coi thường phụ nữ, cảnh 1 nữ giáo viên bị tát gây sốc

Hậu trường phim

22:59:14 08/11/2024
Mới đây, bộ truyện tranh trực tuyến Get Schooled từng thu hút hơn 99 triệu lượt xem khi đăng tải trên Naver đang trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Đỗ Nhật Hoàng: 'Ngày xưa có một chuyện tình' khiến tôi trưởng thành, chín chắn hơn!

Sao việt

22:37:23 08/11/2024
Chàng diễn viên trẻ Đỗ Nhật Hoàng đã đánh dấu một bước ngoặt đáng nhớ trên con đường nghệ thuật với vai diễn Phúc đuôi tôm trong bộ phim điện ảnh Ngày xưa có một chuyện tình

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Hồng Vân thích thú trước chuyện tình của cặp đôi quen nhau từ ứng dụng hẹn hò

Tv show

21:10:46 08/11/2024
Trò chuyện với MC Hồng Vân - Quốc Thuận tại chương trình Vợ chồng son, cặp vợ chồng cho rằng duyên số đưa họ đến với nhau.

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.

Xã hội đen bất ngờ chỉ thẳng mặt mẹ Diddy, tố cáo mối liên quan đến tội ác của ông trùm

Sao âu mỹ

20:51:58 08/11/2024
Vào ngày 7/11, Deon D1 Best tố cáo Diddy sử dụng tên mẹ mình để thành lập công ty nhằm che giấu tiền bạc và các hợp đồng phạm pháp khác.