Thận trọng trong quản lý, phát hành và mua trái phiếu doanh nghiệp
Gần đây, nhiều doanh nghiệp đua nhau phát hành trái phiếu với lãi suất cao gấp 2 – 3 lãi suất huy động của các ngân hàng. Dù việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp được nhà nước khuyến khích nhằm giảm phụ thuộc vào kênh vốn của ngân hàng thương mại và cũng được xem là xu thế tất yếu trong phát triển thị trường vốn. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính, kinh tế khuyến cáo, người mua trường trái phiếu và cả cơ quan nhà nước cần thận trọng, nếu thấy bất thường, thiếu minh bạch hoặc thiếu an toàn thì phải chấn chỉnh.
Bùng nổ thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Số liệu khá thống nhất từ Ủy ban chứng khoán Nhà nước hay Công ty chứng khoán MBS công bố mới đây cho thấy, thị trường trường trái phiếu doanh nghiệp đang có sự phát triển tương đối nhanh. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 60.000 tỷ đồng, chủ yếu là phát hành của các tập đoàn tư nhân lớn và phát hành riêng lẻ cho đối tác, không phải phát hành ra công chúng.
Dù là kênh huy động vốn được khuyến khích, song cả cơ quan nhà nước, doanh nghiệp phát hành và người mua trái phiếu doanh nghiệp cần thận trọng (Ảnh minh hoạ)
Số liệu chi tiết hơn từ Công ty chứng khoán MBS cho thấy, trong khoảng 60.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được phát hành nói trên, nhóm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản chiếm tỷ trọng đến 82%. Cụ thể, ngành ngân hàng phát hành 17.600 tỉ đồng với lãi suất cố định từ 6,4 – 6,9%; nhóm ngành bất động sản, xây dựng, hạ tầng phát hành 16.200 tỉ đồng trái phiếu, lãi suất trên 10%/năm, cao nhất lên đến 14,5%/năm; nhóm các doanh nghiệp chứng khoán huy động 15.800 tỉ đồng từ phát hành trái phiếu với lãi suất từ 8 – 11,3%…
Như vậy, so với lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng hiện nay từ 4 – 8,9%/năm thì lãi suất trường trái phiếu doanh nghiệp cao hơn từ 2 – 3 lần và cao hơn lãi suất vay vốn ngân hàng khoảng 2 – 3%/năm.
Video đang HOT
Trong khi đó, một số liệu khác của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, 6 tháng đầu năm nay, khối lượng trường trái phiếu doanh nghiệp tăng 134% so với cùng kỳ năm 2018 và dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 10,22% GDP năm 2018 – vượt mục tiêu đạt 7% GDP vào năm 2020 mà Chính phủ đề ra trong Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 của Thủ tướng phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đặc biệt, VEPR đưa ra dự báo, cùng với sự suy giảm của tăng trưởng tín dụng và huy động vốn của ngân hàng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục được mở rộng trong thời gian tới.
Cơ quan quản lý, doanh nghiệp phát hành và người mua cần thận trọng
Phân tích về sự tăng trưởng nhanh trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian qua, các chuyên gia tài chính, kinh tế cho rằng, trong bối cảnh các ngân hàng hạn chế tín dụng, đặc biệt đối với lĩnh vực bất động sản, chứng khoán thì khả năng phát hành trái phiếu để huy động vốn trong cộng đồng doanh nghiệp sẽ ngày càng nhiều.
Hơn nữa, doanh nghiệp “thích” phát hành trái phiếu hơn là đi vay ngân hàng bởi ngoài mục tiêu huy động vốn thì trái phiếu có ưu điểm khác là thủ tục phát hành đơn giản hơn rất nhiều so với một hồ sơ vay vốn ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, theo TS. Bùi Quang Tín – Trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh – lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cao là một rủi ro, đặc biệt những kênh có mức sinh lời trên 10% thì độ rủi ro sẽ càng lớn. Ông Tín cho rằng, để hạn chế rủi ro, trái phiếu doanh nghiệp sau khi phát hành phải được niêm yết trên thị trường chứng khoán để đảm bảo tính minh bạch. Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, dù không bắt buộc song doanh nghiệp phải công bố đánh giá xếp hạng tín nhiệm trước khi phát hành trái phiếu, tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua công đoạn này khi phát hành trái phiếu.
Cũng lưu ý về tính rủi ro, TS. Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia – cho rằng, cần phải xem xét kỹ Bản cáo bạch phát hành trái phiếu, nhất là những thông tin, như: trái phiếu doanh nghiệp có được bảo lãnh bởi ngân hàng hay không; có tài sản đảm bảo là bất động sản hay không… Và trường hợp có bảo lãnh của ngân hàng và thông tin phát hành minh bạch, tài sản bảo đảm được công chứng… thì người mua có thể an tâm.
Còn đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, các chuyên gia chỉ rõ, tại một số doanh nghiệp, khi quy mô nợ do phát hành trái phiếu tăng trưởng nhanh sẽ đưa đến thách thức rất lớn đối với công tác quản trị doanh nghiệp, nhất là khi nguồn vốn này bị sử dụng không đúng thời điểm, không đúng dự án có thể dẫn đến rủi ro về hiệu quả kinh doanh.
Về vấn đề này, tại phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về đổi mới và phát triển doanh nghiệp mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp là bước tất yếu để giảm phụ thuộc vào kênh vốn của ngân hàng thương mại. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan lưu ý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp khi đây không phải là kênh cần khuyến khích hiện nay, đang cần dẫn vốn đúng mục tiêu, liều lượng phù hợp.
Tuy nhiên, nhắc đến thông tin doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất rất cao, từ 12 – 14%/năm, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã đặt ra nhiều câu hỏi: Các ngân hàng thương mại có mua không hay chỉ các nhà đầu tư tư nhân?. Mặt bằng lãi suất có bị ảnh hưởng không?. Và yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sớm báo cáo việc này.
Hoàng Châu
Theo congthuong.vn
HAG và HNG đã mua lại 3.500 tỷ trái phiếu trước hạn từ VPBank
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) và Công ty Cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) đồng loạt công bố mua lại trái phiếu trước hạn từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Cụ thể, HAG mua lại hai khoản trái phiếu và khoản lớn nhất có tổng giá trị 991 tỷ đồng, được phát hành vào ngày 28/11/2014 và đáo hạn vào ngày 28/12/2021 với giá mua trước hạn là gần 1.009 tỷ đồng; khoản thứ 2 là 129 tỷ đồng, được phát hành vào ngày 29/12/2016, đáo hạn ngày 29/12/2020 với giá mua trước hạn là 140,3 tỷ.
Trong khi đó, HNG mua lại hai khoản trái phiếu có giá trị là 1.394 tỷ đồng có giá mua trước hạn là 1.411 tỷ đồng và 306,51 tỷ đồng với giá mua trước hạn là 315 tỷ, có ngày đáo hạn vào cuối năm 2020 và 2021.
Được biết, việc mua lại mua lại trái phiếu trên nhằm mục đích cơ cấu nợ. Tuy nhiên, công ty không thông tin chi tiết nguồn tiền để thực hiện nghiệp vụ này.
Trước đó, HAG đã hoàn tất mua lại trước hạn 594 trái phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá là 594 tỷ đồng vào ngày 20/6 vừa qua. Mục đích của hoạt động này nhằm cơ cấu lại nợ.
Trái chủ của số trái phiếu trên là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Đây là số trái phiếu do HAG phát hành trong đợt phát hành 600 tỷ trái phiếu ngày 25/8/2015. Ngày đáo hạn là 27/12/2021 với tổng tiền để HAG mua lại trước hạn số trái phiếu trên là 625,1 tỷ đồng.
Như vậy, HAG và HNG mua lại 5 khoản trái phiếu trước hạn từ VPBank với tổng số tiền mà HAG và HNG chi cho các giao dịch hơn 3.500 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý 1/2019, nợ phải trả của HAG ở mức 32.277 tỷ đồng, tăng hơn 977 tỷ đồng trong vòng 3 tháng đầu năm và gấp 2 lần vốn chủ sở hữu doanh nghiệp (16.761 tỷ đồng) - trong đó, về trái phiếu, công ty có khoản vay dài hạn trái phiếu đến hạn trả trị giá 1.254 tỷ đồng và vay dài hạn trái phiếu thường trong nước trị giá 9.716 tỷ đồng.
Theo vneconomy.vn
Phát hành trái phiếu: Phải "nói dối" cho... đúng luật Nghị định 163/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp yêu cầu gia tăng minh bạch thông tin phát hành trái phiếu, nhưng doanh nghiệp đang phải... "nói dối" do quy định tại đây chưa phù hợp với đặc tính của loại hình phát hành riêng lẻ. Vì sao khó nói thật? Tuy mới đi vào áp dụng từ đầu năm 2019, nhưng...