Thận trọng khi thanh toán quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, doanh nghiệp (DN) Việt Nam ngày càng chủ động tham gia tìm kiếm thị trường nước ngoài, có nhiều hợp đồng mua – bán suôn sẻ, thành công. Song, vẫn không ít DN đã thua lỗ, thậm chí mất hàng khi thanh toán quốc tế…
Thiếu kinh nghiệm
Thời gian gần đây, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, Algeria, Maroc… liên tiếp đưa ra cảnh báo đối với DN Việt Nam khi thanh toán xuất nhập khẩu, nhất là thiếu kinh nghiệm khi sử dụng phương thức thanh toán L/C. Mặc dù, phương thức thanh toán quốc tế này được cho là an toàn nhất đối với người bán và người mua, tuy nhiên, do phức tạp ở khâu làm chứng từ, một số DN Việt Nam phải đối diện nguy cơ từ chối thanh toán từ khách hàng.
Cần xác minh thông tin trước khi giao dịch quốc tế
Thương vụ Việt Nam tại Pakistan dẫn chứng, Công ty A. tại tỉnh Thừa Thiên Huế ký hợp đồng xuất khẩu cao su sang Pakistan. Để đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán quốc tế, công ty đã thỏa thuận với khách hàng sử dụng phương thức thanh toán L/C. Sau khi giao hàng, Công ty A. làm thủ tục thanh toán, tuy nhiên, ngân hàng từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ không phù hợp với các quy định của L/C. Công ty A. buộc phải liên hệ trực tiếp với khách hàng đề nghị chấp nhận thanh toán nhưng bị từ chối và tìm cách cản trở việc tái xuất lô hàng về Việt Nam để ép giá.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, rủi ro chỉ xảy ra đối với người mua khi người bán làm giả các chứng từ giao hàng mà ngân hàng không phát hiện ra; hoặc rủi ro đối với người bán khi người mua cố tình gài bẫy bằng cách đưa vào các quy định của L/C một hoặc một số yêu cầu mà người bán không thể thực hiện được. Trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Algeria (kiêm nhiệm Mali, Senegal, Xarauy, Niger, Gambia) cho biết, đã xuất hiện lừa đảo để lấy bộ chứng từ không qua ngân hàng…
Video đang HOT
Xác minh đối tác, tránh rủi ro
Ông Lê Phú Cường – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ – cho biết, đa phần DN Việt bị thiệt hại do quá chủ quan, không liên hệ với thương vụ để xác minh DN trước khi giao dịch hoặc thanh toán. Không ít trường hợp DN xuất khẩu chấp nhận các điều kiện thanh toán rủi ro, nhất là điều kiện CAD. Mặt khác, trong nhiều giao dịch, hai bên không có hợp đồng mà chỉ xác nhận lên hóa đơn và coi là hợp đồng nên thiếu các điều khoản quan trọng về giải quyết tranh chấp. “Việc xác minh, kiểm tra đối tác rất quan trọng và góp phần ngăn chặn được nhiều giao dịch có khả năng lừa đảo”- ông Lê Phú Cường nhấn mạnh.
Trong khâu thanh toán, ông Hoàng Đức Nhuận – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria – khuyến cáo, DN nên sử dụng L/C không hủy ngang có xác nhận của ngân hàng uy tín châu Âu hoặc châu Mỹ. Đề nghị khách hàng trả trước (đặt cọc) ít nhất là 40 – 50% giá trị tiền hàng, không chấp nhận phương thức trả chậm. Tuyệt đối không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (nhờ thu chấp nhận chứng từ) bởi một khi khách hàng đề nghị hình thức thanh toán này, rất có thể DN xuất khẩu sẽ bị mất hàng. Đặc biệt, cần lưu ý và xác định rõ địa chỉ ngân hàng cũng như người nhận bộ chứng từ của bên mua, vì có hiện tượng khách hàng cho địa chỉ người nhận chứng từ không thuộc ngân hàng…
Đối với DN chưa có kinh nghiệm sử dụng phương thức thanh toán L/C, khi nhận được L/C, nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế của DN phải nghiên cứu rất cẩn thận nội dung của L/C đến từng dấu chấm, dấu phẩy, bởi chỉ cần thiếu hoặc sai vị trí dấu câu cũng đủ để khách hàng và ngân hàng có lý do từ chối thanh toán.
Bên cạnh việc chuẩn bị nguồn lực có kinh nghiệm về các phương thức thanh toán quốc tế, DN cũng cần sự đồng hành của các tổ chức chuyên ngành về thanh toán và thanh toán quốc tế để đối phó với những loại “bẫy” trong thanh toán quốc tế.
Xu hướng tất yếu
Tại Việt Nam, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKTM) đang có sự phát triển mạnh mẽ, hình thành nhu cầu cấp thiết về xây dựng hệ sinh thái không dùng tiền mặt hay hệ sinh thái thanh toán điện tử.
Rất nhiều con số ấn tượng cho thấy người Việt Nam đang dần quen với TTKTM. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, giá trị giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2020 tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng số lượng giao dịch qua Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử trong 3 tháng đầu năm 2020 tăng 81,32% về số lượng và tăng 145,32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Tỷ trọng giao dịch tại ATM giảm từ 62% của năm 2018 xuống còn 42% vào cuối năm 2019, cho thấy sự thay đổi thói quen từ việc rút tiền mặt phục vụ chi tiêu hằng ngày sang các kênh ngân hàng điện tử. Đến nay, 50 ngân hàng đã kết nối thanh toán điện tử với hải quan, thuế; hơn 95% số thu của hải quan, 90% tiền điện và 35% viện phí được giao dịch không tiền mặt...
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh về thanh toán điện tử. TTKTM đang được nhiều người dân hưởng ứng nhờ tiện ích và bảo mật cao hơn do không phải phiền phức với việc nắm giữ, xử lý tiền mặt.
TTKTM còn hỗ trợ tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế và thu hẹp nền kinh tế ngầm với những giao dịch tiền mặt không được báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, cùng với đó là mở rộng tài chính toàn diện đến khu vực dân chúng chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ ngân hàng.
Năm 2020 là năm cuối triển khai Đề án phát triển TTKTM tại Việt Nam, với mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%, đến cuối năm 2025 ở mức dưới 8%.
Tuy nhiên, tỷ lệ giao dịch sử dụng tiền mặt ở nước ta còn cao, khi gần 40% người dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng, nhưng 80% trong số này chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 98% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng và 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền.
Theo các chuyên gia tài chính, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, cùng với đó là tâm lý e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới, cũng như lo ngại về an ninh, an toàn và chi phí khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử đang khiến TTKTM còn ở mức thấp.
Mặt khác, hạ tầng TTKTM chưa đồng bộ giữa các tổ chức tài chính gồm ngân hàng, trung gian thanh toán và ví điện tử; các hình thức thanh toán mới như QR Code, sinh trắc học... chưa được triển khai diện rộng, nên chưa khai thác hết tiềm năng thanh toán điện tử.
Do vậy, để thúc đẩy TTKTM, Chính phủ cần có các giải pháp đồng bộ từ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, hạ tầng tài chính, truyền thông, đến sự nhập cuộc của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty công nghệ tài chính cũng như thay đổi thói quen và nâng cao niềm tin cho người dân để xây dựng một xã hội TTKTM.
Khi TTKTM được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích cho tất cả người dân và doanh nghiệp, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn.
Điều này có ý nghĩa lớn về mặt phát triển kinh tế - xã hội trước những tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và những biến cố khó lường như dịch Covid-19.
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) lại dự kiến phát hành 600 tỷ trái phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (Mã chứng khoán: CII - sàn HOSE) dự kiến phát hành tối đa 600 tỷ đồng trái phiếu để huy động vốn Doanh nghiệp dự kiến số tiền thu được dùng để tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp; hoặc đầu tư vào các chương trình, dự án của doanh...