Thân trò… ví “xẻ làm đôi”
Nhà Vật lý thiên tài gốc Đức – Albert Einstein lên tiếng phản đối lối giáo dục nhồi nhét: “Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hoá”. Ông bày tỏ sự thất vọng vì “phát triển của tuổi trẻ đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét”.
Đó cũng là hệ lụy của căn bệnh thành tích vẫn chưa được khai tử trong môi trường sư phạm nước ta.
Học triền miên là thực trạng của nhiều học sinh ở thành phố. (Ảnh: T.L)
Không muốn cũng phải… học
Ngay sau khi Bộ GDĐT công bố môn thi tốt nghiệp, cả thầy và trò bước vào cuộc đua nước rút. Trường bắt học để đạt tỉ lệ tốt nghiệp cao, gia đình thì đích đến là ngưỡng cửa đại học. “Thân” học trò đã phải… xẻ làm hai để không phụ lòng thầy, công cha mẹ.
Năm nào cũng vậy, ngay sau khi công bố các môn thi tốt nghiệp là Bộ GDĐT có ngay “trát” gửi đến các trường, yêu cầu không được cắt xén chương trình đã quy định. Lệnh của trên là vậy, thực chất không ít trường đã kết thúc chương trình các môn phụ từ cuối học kỳ I, nhất là các trường dân lập.
Video đang HOT
Các trường công lập “tế nhị” hơn là vẫn không bỏ các môn không thi, nhưng gọi là học cho có. Trong hai tháng cuối, cả thầy và trò đều dốc lực cho kỳ thi tốt nghiệp.
Hầu hết các trường – chủ yếu là ở đô thị và trường “có tên, có tuổi” – đã ra chỉ tiêu tỉ lệ tốt nghiệp, thầy và trò đều căng như sợi dây đàn trước kỳ thi. Vì nhà trường tổ chức ôn luyện, buộc học sinh không thể không theo học.
Với những học sinh có học lực khá, giỏi thì việc thi tốt nghiệp là chuyện trong tầm tay. Tuy nhiên, với những học sinh này, vẫn phải ôn luyện tại trường để “đẹp lòng” thầy cô, nhưng để “cán đích” kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ, buộc các em phải học thêm ở “lò”, ngoài thời gian ôn luyện tại trường. Không ít học sinh thi môn năng khiếu, phải ngậm ngùi ôn luyện văn hoá cùng chúng bạn. Rời trường là lao vào học môn năng khiếu. Chính vì vậy, thời khóa biểu của nhiều em, thời gian học kéo dài 13, 14 tiếng.
Trên diễn đàn “Tiếng nói học trò”, biết bao lời than thở vì bị ép học. Học để thi, học để đẹp lòng thầy cô và cha mẹ. Có ý kiến còn bộc lộ ý nghĩ tiêu cực “chán sống”… Nếu như giáo viên và các bậc phụ huynh đọc được những dòng chữ “thật lòng” này hẳn thấy được sự “thống khổ” của con em trong kỳ thi cử.
Đến lớp luyện thi như một nghĩa vụ.
Đừng để thành… chuyện đau lòng
Cả nhà trường và gia đình đều những tưởng cứ ôn nhiều thì vững kiến thức. Đành rằng, não bộ con người có sức chứa vô tận, nhưng việc nhồi nhét, cấp tập thì nó lại có tác dụng ngược. Nhà Vật lý thiên tài gốc Đức – Albert Einstein lên tiếng phản đối lối giáo dục nhồi nhét: “Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hoá”.
Ông bày tỏ sự thất vọng vì “phát triển của tuổi trẻ đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét”. Đó là hệ lụy của căn bệnh thành tích vẫn chưa được khai tử trong môi trường sư phạm nước ta. Giáo dục theo kiểu nhồi nhét đang dần giết chết sự sáng tạo của tuối trẻ, biến học sinh trở thành những robot. Và không ít học sinh không chịu nổi áp lực nhồi nhét đã bị sang chấn tâm lý, rơi vào trầm cảm, sợ hãi… có học sinh đã tìm đến cái chết.
TS tâm lý Đinh Phương Duy ở TPHCM nhận định: “Cha mẹ và thầy cô nhiều khi vẫn còn quen với lối giáo dục áp đặt. Ở trường thầy la, về nhà bố mắng, cộng với thần kinh không vững vàng sẽ khiến các em cảm thấy như rơi vào tình cảnh không lối thoát, không ai hiểu, thông cảm và chia sẻ, từ đó dẫn đến những ý nghĩ tiêu cực. Đó là hệ quả của áp lực học tập quá nặng nề, của phương pháp giáo dục không phù hợp của gia đình và thầy cô. Người lớn không tin, không gần gũi, không hiểu được tâm trạng sẽ rất dễ làm cho các em bị tổn thương và mất niềm tin”.
Mọi chuyện… vẫn còn chưa muộn nếu các thầy cô và phụ huynh cùng tỉnh táo trong cuộc đua thi cử. Xin đừng để sau mỗi kỳ thi của một năm học lại có những câu chuyện đau lòng, khiến bậc làm cha, làm mẹ, thầy cô… phải thốt lên: Đau quá, giá như…
Theo Linh Trần
Lao Động
Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Vẫn chỉ thi hai môn
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định: "Không có sự thay đổi về phương thức tuyển sinh vào lớp 10 năm nay. Hà Nội vẫn tiếp tục thực hiện phương thức "kết hợp thi tuyển với xét tuyển". Học sinh dự thi 2 môn Ngữ văn và Toán"
Khẳng định này đã xóa bỏ hoàn toàn luồng thông tin trước đó cho hay, năm 2013, Hà Nội sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10 với 3 môn gồm Toán, Ngữ văn và môn thứ 3.
Ông Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết thêm, kì thi tuyển sinh vào lớp 10 không chuyên năm nay sẽ diễn ra vào ngày 18/6/2013. Đối với lớp 10 chuyên thực hiện phương thức vòng 1 sơ tuyển; vòng 2 thi tuyển. Học sinh dự tuyển lớp chuyên dự thi hai môn Ngữ văn bà Toán cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp không chuyên, học sinh phải dự thi thêm môn Ngoại ngữ và môn chuyên. Học sinh dự thi vào các lớp chuyên Ngoại ngữ phải thực hiện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Thí sinh Hà Nội dự kỳ thi vào lớp 10 năm học 2012 - 2013.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, năm học 2012-2013, toànThành phố dự kiến có75.393 học sinh tốt nghiệp THCS. Số lượng học sinh tuyển vào lớp 10 năm học 2013-2014 đối với hệ THPT là 69.920 học sinh (trong đó các trường công lập 54.160 học sinh, các trường ngoài công lập 13.260 học sinh, các trung tâm giáo dục thường xuyên 2.500 học sinh), giáo dục thường xuyên là 4.200 học sinh và trung cấp chuyên nghiệp 1.400 học sinh.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, năm học 2013-2014 chủ trường của ngành là giảm sĩ số/1 lớp là 42 học sinh.
Theo lịch của Sở GD-ĐT Hà Nội, ngày 18/6/2013, học sinh thi hai môn Ngữ văn, Toán; sáng ngày 19/6/2013 thi môn Ngoại ngữ; ngày 20/6/2013 thi môn chuyên; ngày 21/6/2013 thi nói các môn chuyên Ngoại ngữ.
S.H
Theo dân trí
Gặp nữ sinh trường huyện đạt giải học sinh giỏi quốc gia Là học sinh của khối các trường THPT không chuyên tham dự cuộc thi Học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2013, em Đường Thị Hồng Nhung (HS Trường THPT Hà Trung) là học sinh trường huyện duy nhất của xứ Thanh đạt thành tích với giải Ba môn Hóa học. Trong số những học sinh (HS) của tỉnh Thanh Hóa tham...