Thằn lằn thay đổi thói quen ăn uống khi khí hậu tăng 2 độ C
Thằn lằn thường sống bằng chế độ ăn côn trùng, bao gồm cả côn trùng ăn thực vật như dế, cũng như côn trùng ăn thịt như nhện và bọ cánh cứng.
Theo một công bố ngày 30-10, nhiệt độ chỉ ấm lên 2 độ C, thằn lằn đã thay đổi thói quen ăn uống, chuyến sang ăn nhiều côn trùng săn mồi.
Thằn lằn đổi thói quen, ăn nhiều côn trùng săn mồi khi nhiệt độ tăng lên.
Trưởng nhóm nghiên cứu Elvire Bestion nói với AFP rằng cô rất ngạc nhiên với kết quả nghiên cứu này. “Sự thay đổi chế độ ăn uống có liên quan đến sự sống sót thấp hơn của thằn lằn trưởng thành, tuy nhiên thật khó để nói chính xác tại sao là như vậy”, cô viết trong một email.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra khi nhiệt độ nóng hơn, có rất ít côn trùng săn mồi bò xung quanh, nhưng thằn lằn vẫn thay đổi thói quen thích chúng hơn các loài côn trùng ăn thực vật.
Cô Bestion cho rằng: “Một trong những giả thuyết của chúng tôi là ở vùng khí hậu ấm hơn, thằn lằn cần con mồi bổ dưỡng hơn để đáp ứng nhu cầu của chúng và chuyển chế độ ăn sang chế độ ăn nhiều động vật không xương sống ăn thịt”.
Điều này làm tăng sự cạnh tranh giữa các loài thằn lằn đối với thực phẩm ưa thích.
Sự thay đổi thói quen ăn uống của thằn lằn có thể phá vỡ chuỗi thức ăn khi nhiệt độ nóng lên.
Một phát hiện đáng chú ý khác là khi chế độ ăn của thằn lằn thay đổi, hệ vi khuẩn đường ruột của chúng trở nên ít đa dạng hơn, có thể dẫn đến tỷ lệ sống của thằn lằn thấp hơn.
“Hệ vi sinh vật đường ruột được liên kết với rất nhiều chức năng quan trọng, bao gồm tiêu hóa hoặc miễn dịch”, Bestion nói.
Điều quan trọng, nghiên cứu, được công bố trong Kỷ yếu của Hiệp hội Hoàng gia B (Proceedings of the Royal Society B) cũng cho thấy rằng sự thay đổi chế độ ăn của bò sát sang côn trùng ăn thịt có thể phá vỡ thói quen ăn uống trong chuỗi thức ăn.
Nhà khoa học Bestion nói: “Chúng tôi thấy các cơ chế tác động của biến đổi khí hậu phức tạp hơn chỉ là tác động của nhiệt độ lên một con vật”.
Giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C là nỗ lực được nhắm đến trong Thỏa thuận chung Paris tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2015.
HOA LAN
Theo nhandan.com.vn/Phys
Hành động khó hiểu của đại bàng lớn nhất châu Phi sau khi săn lợn lòi
Tóm gọn con lợn lòi con, đại bàng không lập tức kết liễu con mồi để ăn thịt mà đứng trông chờ điều gì đó, đến khi con mồi chết hẳn thì con đại bàng lại bay đi, một lúc sau mới quay lại với chiến lợi phẩm của cuộc săn.
Video: hành động khó hiểu của đại bàng châu phi sau khi săn lợn lòi
Đại bàng Martial, là một loài đại bàng lớn được tìm thấy trong môi trường sống mở và bán mở của châu Phi hạ Sahara. Đây là một loài đại bàng rất lớn, với tổng chiều dài 78-96 cm, trọng lượng 3-6,2 kg và sải cánh dài 188-260 cm, đuôi dài 27,2-32 cm, xương cổ chân 9,7-13 cm. Đại bàng Martial là loài đại bàng lớn nhất châu Phi và lớn thứ năm trên thế giới .
Bộ lông của con trưởng thành gồm các màu xám-nâu tối trên lưng, đầu và phần trên, còn phần dưới cơ thể có màu trắng với các đốm đen-nâu. Các lông dưới cánh có màu nâu. Con mái thường lớn hơn con trống. Con non có màu nhạt, thường là màu trắng trên đầu và ngực, ít đốm ở phần dưới. Cái mỏ rất khỏe, dài khoảng 5,5 cm và đôi chân được phủ kín lông cũng rất mạnh mẽ. Chúng có thị lực rất tốt (gấp 3,0-3,6 lần so với con người), do đó chúng có thể phát hiện con mồi từ một khoảng cách rất xa.
Đại bàng martial là một trong những loài chim ăn thịt mạnh nhất thế giới và, trong số những loài chim ăn thịt châu Phi, chỉ có đại bàng rừng châu Phi có thể so sánh được. Chúng là động vật ăn thịt đỉnh, ở trên cùng của chuỗi thức ăn, và nếu trong tình trạng khỏe mạnh, chúng không có kẻ thù tự nhiên.
Con mồi ưa thích của đại bàng martial thường là các loài có kích thước trung bình sống trên mặt đất như thỏ rừng, chuột lang hyrax, cầy mangut, sóc, chuột nhảy, chuột cống, cầy genet, cáo, khỉ đầu chó, các loài khỉ khác, linh dương dikdik, lợn bướu, linh dương Impala non và nhiều linh dương non khác. Bên cạnh đó, giống đại bàng còn đi săn cả các loài ăn thịt như linh miêu châu Phi, beo đốm châu Phi và chó rừng lưng.
Sau khi săn mồi, đại bàng không ăn no rồi bỏ đi mà chỉ ăn một chút một và liên tục quay lại ăn đến khi hết thì thôi. Loài đại bàng không lãng phí miếng ăn nên sẽ thường tích trữ và cất giấu chiến lợi phẩm sau những cuộc đi săn ở một nơi kín đáo để tránh sự dòm ngó của linh cẩu và các loài động vật khác.
Trong đoạn video, con đại bàng Martial sà xuống tấn công bầy lợn lòi, tóm gọn 1 con non. Tuy nhiên con đại bàng không lập tức kết liễu mà để con mồi vùng vẫy trong đau đớn. Khi con mồi đã chết hẳn, con đại bàng không ăn ngay mà lại tung cánh bay lên trời, đậu trên 1 ngọn cây cao để quan sát xung quanh. Một khi đã chọn được chỗ giấu thức ăn thuận lợi, con đại bàng mới quay trở lại với con lợn chết, dùng chân quắp nó đến địa điểm đã chọn và bắt đầu "đánh chén".
Theo Người đưa tin
Ăn uống không hợp lý, bệnh ung thư có thể chuyển nặng Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Rất ít bệnh nhân quan tâm đến việc ăn, uống thế nào cho hợp lý. Nhiều bệnh nhân thiếu hiểu biết, do lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát còn ăn kiêng quá mức...