Thần đồng Toán học ngày ấy – bây giờ
Akshay Venkatesh là một trong 30 thần đồng thông minh nhất hành tinh. Anh thuộc top 10 người lấy bằng tiến sĩ trẻ nhất thế giới.
Akshay Venkatesh sinh năm 1981 tại New Delhi (Ấn Độ) nhưng lớn lên ở Perth (Australia). Venkatesh nổi tiếng thế giới khi lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 20. Anh được mệnh danh là thần đồng Toán học.
Thần đồng Akshay Venkatesh năm 12 tuổi. (Ảnh: Daily Telegraph)
Những kỳ tích của thần đồng
Tham gia chương trình đào tạo tài năng của chính phủ Australia, 11 tuổi, Venkatesh giành huy chương đồng Olympic Vật lý Quốc tế lần thứ 24, tổ chức tại Williamsburg, Virginia (Mỹ). Một năm sau, anh xếp thứ 2 ở Olympic Toán Australia và mang về huy chương bạc Olympic Toán châu Á Thái Bình Dương lần thứ 6.
Cùng năm đó, Venkatesh tiếp tục đạt huy chương đồng Olympic Toán Quốc tế, tổ chức tại Hong Kong. Anh hiện là người Australia duy nhất sở hữu huy chương ở Olympic Toán học và Vật lý quốc tế.
Venkatesh lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Princeton ở tuổi 20. (Ảnh: Capitalfm).
Venkatesh hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông khi mới 13 tuổi. Ở tuổi 14, anh vào Đại học Western Australia và trở thành sinh viên trẻ nhất trong lịch sử các trường đại học tại Australia.
16 tuổi, Venkatesh được trao giải J. A. Woods Memorial Prize nhờ đứng đầu danh sách sinh viên tốt nghiệp năm 1997. Ngay sau đó, anh ghi danh là người trẻ nhất nhận bằng First Class Honours về Toán học thuần tuý – giải thưởng dành cho sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc.
Năm 1998, Venkatesh bắt đầu học lên tiến sĩ tại Đại học Princeton (Mỹ) và lấy bằng ở tuổi 20. Anh lần lượt nhận học bổng Hackett Fellowship, học bổng của Viện Công nghệ Massachusetts và học bổng nghiên cứu của Viện Toán học Clay.
Video đang HOT
Chàng trai sinh năm 1981 cũng từng làm phó giáo sư tại Đại học New York (Mỹ) trước khi chính thức trở thành giáo sư tại Đại học Stanford từ tháng 1/2008.
Akshay Venkatesh hiện là giáo sư tại Đại học Stanford. Ảnh uow.edu.
Nhà Toán học người Australia là chủ nhân của loạt giải thưởng như Salem Prize (2007), Packard Fellowship (2007) và SASTRA Ramanujan Prize (2008). Anh còn nổi tiếng nhờ những bài diễn thuyết lôi cuốn tại các trường đại học danh giá trên khắp thế giới.
Năm 2010, Venkatesh được mời làm diễn giải tại Đại hội Toán học Thế giới (International Congress of Mathematicians) ở Hyderabad (Ấn Độ), theo Wikipedia.
Giải “ Nobel” Toán học
Akshay Venkatesh thực hiện thành công nhiều nghiên cứu trong Toán học như lý thuyết số, các dạng tự đồng cấu, lý thuyết biểu diễn và lý thuyết Ergodic. Anh nhận được giải Fields năm 2008. Giải thưởng này do Hội Liên hiệp Toán Quốc tế (International Mathematical Union) thành lập, ví như Nobel trong lĩnh vực Toán học.
Nhờ đó, anh được ghi danh là một trong những người có đóng góp lớn nhất cho nền Toán học toàn cầu.
Akshay Venkatesh là một trong những thiên tài có nhiều đóng góp nhất cho nền Toán học nhân loại. (Ảnh: Superscholar).
Trả lời câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên quan tâm đến nghiên cứu của anh?” trên Amsi, thần đồng Toán học cho biết: “Rất khó để giải thích chi tiết vì phạm vi nghiên cứu của tôi rộng. Nhưng bạn sẽ có hứng thú bởi lý thuyết số nằm trong các công cụ tạo ra mật mã trên internet. Chẳng hạn, mỗi khi bạn mua đồ qua mạng, máy tính thường sử dụng một phần lý thuyết số để bảo mật thông tin cá nhân”.
Theo Zing
Thần đồng 17 tuổi lấy bằng tiến sĩ ngày ấy - bây giờ
Ruth Lawrence là một trong những người lấy bằng tiến sĩ trẻ nhất thế giới. Cô thuộc top 30 người thông minh nhất hành tinh.
Ruth Lawrence (nay là Ruth Elke Lawrence-Naimark) sinh năm 1971 tại Brighton (Anh). Lawrence là thần đồng toán học với hàng loạt thành tựu lớn.
Thần đồng toán học Ruth Lawrence năm 10 tuổi. (Ảnh: The Daily Mail)
9 tuổi, cô lập kỷ lục với Chứng chỉ Giáo dục tổng quát (GCSE) về Toán học và đạt điểm tối đa trong chương trình tú tài Toán học thuần tuý.
Hai năm sau, Ruth Lawrence trở thành người trẻ nhất vượt qua kỳ thi đầu vào của Đại học Oxford danh giá, với kết quả đứng đầu trong tổng số 530 ứng cử viên. Cô lấy bằng cử nhân toán tại Oxford năm 13 tuổi và tiếp tục học thêm ngành Vật lý.
Năm 17 tuổi, Lawrence nhận bằng tiến sĩ. Nhờ đó, cô trở thành một trong những người có bằng tiến sĩ trẻ nhất thế giới. Năm 1990, cô gái người Anh đến ĐH Harvard làm việc. Sau đó, cô được phong giáo sư tại ĐH Harvard và ĐH Michigan.
Tuy nhiên từ sau năm 1999, cô chuyển sang Viện Toán học Einstein, thuộc ĐH Hebrew tại Jerusalem (Israel) công tác, theo Wikipedia.
Đến nay, thần đồng toán học xuất bản gần 20 cuốn sách, công bố nhiều kết quả nghiên cứu nổi tiếng về Toán học và Vật lý lượng tử. Nổi bật trong đó là Thuyết Nút thắt (Knot Theory) - hiện được giảng dạy tại nhiều trường đại học trên thế giới.
Năm 1997, nhà báo Charles Arthur đã bình luận về Thuyết Nút thắt trên tờ The Independent: "Chủ đề Toán học Lawrence nghiên cứu quá tiên tiến, trừu tượng và phức tạp đối với trí não của những nhà không chuyên. Phải mất rất nhiều năm nữa khoa học và công nghệ mới có thể ứng dụng được nó".
Tuổi thơ đầy hối tiếc
"Đằng sau mỗi đứa trẻ thiên tài có một tuổi thơ trắc trở" là tiêu đề của không ít bài báo viết về cuộc đời của những thần đồng như Ruth Lawrence.
Theo The Guardian, cha mẹ của Lawrence - ông Harry Lawrence và bà Sylvia Greybourne đều là chuyên gia máy tính. Khi nhận thấy con gái mình bộc lộ trí thông minh hơn người, ông Harry quyết định bỏ việc để tập trung giáo dục cô tại nhà.
Thay vì đến trường, Lawrence học theo giáo trình của cha - người cho rằng cô cần được bảo vệ khỏi "những cuộc trò chuyện tầm thường và vui chơi vô bổ". Do đó, suốt những năm tháng tuổi thơ, cô chỉ làm bạn với các công thức và con số.
Ruth Lawrence bên cạnh cha - Harry Lawrence trong ngày nhận bằng cử nhân ĐH Oxford năm 13 tuổi. (Ảnh: The Telegraph).
Trên tờ The Free Library, dù khẳng định Toán học là niềm đam mê của mình song Lawrence vẫn thừa nhận: "Tôi không chê trách cha mẹ, thậm chí tôi đánh giá cao nỗ lực của cha và biết ơn vì những gì ông ấy đã dành cho con gái. Nhưng có lẽ tôi thích một tuổi thơ khác".
Cuộc hôn nhân "nổi loạn"
Năm 1998, Ruth Lawrence kết hôn với Ariyeh Naimark - nhà toán học cũng dạy tại ĐH Hebrew ở Jerusalem (Israel). Ariyeh từng có một đời vợ và chỉ kém cha của Ruth 6 tuổi. Cuộc hôn nhân lệch tuổi của họ từng gây xôn xao dư luận thời bấy giờ.
Theo The Independent, nhiều ý kiến cho rằng, việc ly hôn giữa cha mẹ từ năm Lawrence 13 tuổi khiến cô có quyết định không sáng suốt. Trong khi đó, số khác lại coi đây là việc "nổi loạn" thường thấy ở những thiên tài.
Trả lời phỏng vấn, thần đồng toán học cho biết: "Tôi từng rất buồn khi cha mẹ chia tay. Nhưng điều đó không liên quan đến quyết định hôn nhân của tôi".
Sau khi kết hôn, Ruth Lawrence đổi tên thành Ruth Elke Lawrence-Naimark. Hiện cô sống bên chồng cùng hai con tại Jerusalem.
Ruth Lawrence năm 2014. (Ảnh: MFO)
Hai con của Lawrence cũng cho thấy sự nhanh nhạy với những con số. Tuy nhiên, cô cho hay: "Con tôi cần được phát triển như những đứa trẻ bình thường khác. Tôi không thích chúng phải đối mặt với áp lực, khó khăn và sự quan tâm quá mức của truyền thông như tôi đã từng".
Theo Zing
Thần đồng tốt nghiệp đại học khi mới 15 tuổi Từng nghỉ học vì bị nhận xét là "ngu ngốc", Charlie Downing trở thành sinh viên trẻ nhất tốt nghiệp đại học ở xứ Wales. Theo The Mirror, Charlie Downing sinh ra và lớn lên ở vùng quê Llansannan, phía Bắc xứ Wales. Năm 9 tuổi, cậu thôi học ở trường khi bị nhận xét "ngu ngốc và vô dụng". Từ đó, cậu...