‘Thần đồng dự báo thời tiết’ đỗ Harvard: Thích gì học đó, tự tạo hẳn ngành riêng
Cappucci là người đầu tiên lấy bằng cử nhân Khoa học khí quyển tại Đại học Harvard vào năm 2019 – ngành học do chính anh tạo nên tại ngôi trường danh tiếng này.
Matthew Cappucci, 24 tuổi đến từ Mỹ là một nhà khí tượng học. Cappucci mê mẩn với thời tiết từ khi anh mới là một cậu bé lên 2. Năm 7 tuổi, anh tiết kiệm tiền để mua một chiếc máy quay phim, thường xuyên chạy ngoài trời trong những cơn giông bão mùa hè để ghi lại hình ảnh những tia sét.
Khi 14 tuổi, Cappucci trở thành người thuyết trình trẻ nhất tại Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ, nơi anh đã đưa ra một bản tóm tắt về “các đường dẫn nước liên quan đến ranh giới dòng chảy”.
Trong thời gian học trung học, các bạn cùng lớp và giáo viên đều phụ thuộc vào Cappucci để dự đoán ngày tuyết rơi. Anh thường có thể dự đoán ngày tuyết rơi trước ít nhất ba ngày, và xác suất chính xác là 9 trên 10 lần.
Cappucci từng là “ thần đồng nhí” về thời tiết với việc dự đoán ngày tuyết rơi cho cả lớp.
Kiến thức của anh về chủ đề này phần lớn là do tự học. Khóa đào tạo chính thức đầu tiên của Cappucci đến từ một trại khí tượng anh đã tham dự vào năm lớp chín.
Cappucci trúng tuyển Harvard năm 2015, nơi anh chàng đã tự thiết kế và triển khai chương trình đào tạo đại học đầu tiên về Khoa học khí quyển tại ngôi trường danh tiếng này.
Ban đầu, Cappucci muốn vào học tại trường Cao đẳng Bang Lyndon, một trường ở Vermont với chương trình khí tượng học được kính trọng và có lịch sử gửi sinh viên của mình vào lĩnh vực này.
Dù được trúng tuyển, nhưng sau đó Cappucci tiếp tục nộp đơn vào Harvard và Cornell. Cornell đã có một chương trình khí tượng học được biết đến khá rộng rãi. Harvard thì không. Cha mẹ của anh đã thuyết phục anh ít nhất nên thử Harvard.
Mọi kiến thức phần lớn đều do anh tự học.
“Tôi luôn biết mình muốn theo đuổi khoa học khí quyển,” anh kể lại. “Tôi đăng ký vào Harvard theo sự thuyết phục của những người khác, mặc dù Harvard không đào tạo chuyên ngành này. Tôi thực sự không hạnh phúc trong năm đầu tiên của mình”.
Video đang HOT
Trong một lần tình cờ gặp được Giáo sư Vật lý Eric Heller, người nhiều năm trước đã ca ngợi chuyên mục thời tiết hàng tháng của Cappucci, anh đã nhờ vị giáo sư này làm cố vấn giúp mình thành lập một chuyên ngành đặc biệt chưa từng được giảng dạy tại ngôi trường có bề dày lịch sử 385 năm này – Khoa học Khí quyển.
Cappucci hiện đang làm việc cho các chương trình thời tiết trên sóng truyền hình.
Khi còn ngồi ở giảng đường đại học, Cappucci đã bắt đầu làm việc tự do với Capital Weather Gang. Là một nhà thám hiểm cuồng nhiệt, Cappucci đã đi rất nhiều nơi, bao gồm các chuyến đi trên Great Plains để quan sát và theo dõi các cơn lốc xoáy, các chuyến đi đến Trung Quốc để thuyết trình về thời tiết và chuyến đi đến Chile để xem nhật thực toàn phần.
Khi không ở trong văn phòng, người ta có thể thấy Cappucci đang nhìn chằm chằm vào bầu trời, nhảy lên máy bay hoặc đuổi theo cơn bão tiếp theo.
Chàng thanh niên 24 tuổi với niềm đam mê bất tận về thời tiết.
Không có gì ngạc nhiên khi mục tiêu cuối cùng của Cappucci là trở thành một phóng viên thời tiết toàn thời gian trên truyền hình. Thanh niên 24 tuổi này đang là ngôi sao sáng trong thế giới khí tượng học. Hiện tại anh đang làm việc cho các nhà đài và tờ báo địa phương. Trong các mùa bão và lốc xoáy, Cappucci đi khắp đất nước trên một chiếc xe tải bọc thép và tường thuật trực tiếp cho các mạng lưới trên toàn thế giới.
Chạy theo những cơn bão vẫn là một phần trong cuộc sống của Cappucci. Anh ấy coi việc đuổi theo cơn bão là một trong những niềm đam mê của mình. Cappucci chia sẻ rằng việc đuổi theo cơn bão, như việc đứng ngoài trời trong cơn gió 80 dặm một giờ, hoặc theo dõi các cơn lốc xoáy thật ra không đáng sợ hay khó khăn như nhiều người nghĩ.
Cappucci không ngần ngại ra hiện trường để ghi nhận các hiện tượng thời tiết.
Đối với Cappucci, khí tượng học cũng là một loại hình nghệ thuật: “Đó là ngẫu hứng, nó không bao giờ lặp lại. Dù bạn có giỏi đến đâu thì bạn cũng sẽ không bao giờ trở nên hoàn hảo, vì vậy hãy luôn có động lực để cải thiện. Thời tiết là một điều đẹp đẽ. Để nhìn vào Bắc Cực quang, đứng bên trong tâm bão, để ngửi thấy một cơn bão, để xem một đám cháy rừng tạo ra cơn giông bão của riêng nó… Tôi ước mọi người dành nhiều thời gian hơn để nhìn lên thay vì nhìn xuống điện thoại di động của họ”.
Nếu mục đích tối thượng chỉ là tiền bạc thì không nên chọn nghề giáo
Chiều ngày 10/6, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng cử nhân năm 2022.
Tại buổi lễ, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có bài diễn văn xúc động, đó là những lời căn dặn, chia sẻ chân thành, tiếp thêm động lực giúp các tân cử nhân vững bước trên mọi chặng đường.
Thông qua bài diễn văn, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh gửi gắm thông điệp: "Trong số các em, nhiều em sẽ trở thành nhà giáo. Khát vọng, đam mê và cuộc sống thực sẽ có lúc không đồng điệu, dung hòa. Chúng ta đang ở giữa yêu cầu của thời đại, đất nước, giữa đòi hỏi của phụ huynh, mong muốn của học sinh, suy cho cùng để làm tốt bổn phận của nhà giáo không hề dễ chút nào.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trình bày diễn văn. (Ảnh: Hoài Ân)
Chúng ta đang ở giữa những biến động của thời cuộc, giữa những giá trị có lúc bị xê dịch nên những ai không đủ can đảm và bản lĩnh thì rất khó thực hiện tốt trọng trách cao quý của mình. Nếu mục đích tối thượng chỉ là tiền bạc thì nghề dạy học sẽ không thỏa mãn cho các em, nên tìm việc khác phù hợp hơn. Và nếu chỉ vì điều đó mà đánh mất lòng tự trọng thì không nên chọn làm nhà giáo. Hãy đủ tỉnh táo để có một quan niệm về ý nghĩa của cuộc đời, công việc một cách dung hòa".
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng nhấn mạnh, nghề dạy học rất cần sự khiêm tốn, mỗi nhà giáo phải là hiện thân của sự bình thường, có đúng, có sai và khi lỗi lầm thì nhận ra để sửa. Giáo viên không thể dạy học sinh can đảm và trung thực khi chính mình không dám đối diện với sự thật. Điều tối kị nhất đó chính là người thầy đem những hiểu biết hữu hạn của mình để giới hạn cái vô hạn trong trí tưởng của trẻ thơ.
"Bằng nhiều cách khác nhau, các em giúp trẻ nói thật, dám nói thật, dù đó là lỗi lầm, là sai trái, chỉ dám nói thật thì người ta mới dám nhận lỗi và sửa lỗi, để rồi các trẻ đó sẽ trở thành người dám bảo vệ sự thật.
Hãy đem thế giới bao la về với trẻ thơ. Đừng chỉ vì cái đói, cái nghèo, cái túng thiếu mà đành lòng nhốt tâm hồn và trí tưởng của trẻ trong góc lều chật hẹp, cố làm sao trong mỗi trẻ thơ có cho mình bầu trời mơ ước.
Đến với trẻ bằng sự chân thành, bằng tình yêu thương, bằng sự tinh tế để cảm hóa và nâng niu trẻ, khiến cho dù hoàn cảnh nào thì trẻ không phải tự ti, mặc cảm mà cố gắng vươn lên", Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh chia sẻ.
Tân cử nhân Nguyễn Việt Dũng, khoa Toán - Tin đại diện cho các tân cử nhân phát biểu cảm tưởng tại buổi lễ. (Ảnh: Hoài Ân)
Tại buổi lễ bế giảng, đại diện cho 2.840 tân cử nhân, tân cử nhân Nguyễn Việt Dũng, khoa Toán - Tin đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các giảng viên, viên chức, người lao động cùng những lời chúc tốt đẹp nhất đến Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
"Cho dù mai này chúng em có rời xa mái Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, có người giảng dạy tại các trường phổ thông, có người tiếp tục theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu hoặc sẽ làm những công việc khác, chúng em mãi mãi là học trò của các thầy, các cô. Đối với chúng em, Sư phạm Hà Nội giống như ngôi nhà thứ 2 của mình", Nguyễn Việt Dũng nói.
Buổi lễ khép lại với những khoảnh khắc đáng nhớ, đó là giây phút xúc động và tự hào của các tân cử nhân khi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp đại học, đó là những nỗ lực trong suốt hành trình học tập, sự dạy dỗ tận tình của thầy cô và tình yêu thương vô bờ của gia đình.
Theo thông tin từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm học 2020-2021, trường có 1.522 sinh viên được công nhận tốt nghiệp, trong đó có 170 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, 675 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. Năm học 2021-2022, nhà trường có 1.318 sinh viên được công nhận tốt nghiệp, trong đó có 192 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, 665 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi.
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Các tân cử nhân nhận cuốn thư và hoa chúc mừng. (Ảnh: Hoài Ân)
Tân cử nhân rạng rỡ trong ngày vui bế giảng và trao bằng tốt nghiệp. (Ảnh: Hoài Ân)
Buổi lễ còn có sự góp mặt của các bậc phụ huynh. (Ảnh: Hoài Ân)
Nhiều phụ huynh bày tỏ niềm hạnh phúc khi chứng kiến sự trưởng thành của con mình trong ngày bế giảng khóa học. (Ảnh: Hoài Ân)
10 tấm bằng đắt đỏ nhất thế giới Tấm bằng cử nhân đắt nhất thế giới có chi phí lên đến gần 403.000 USD, tức hơn 9,2 tỷ đồng. Bằng cử nhân Lịch sử và Luật tại ĐH Sarah Lawrence (New York, Mỹ) được coi là tấm bằng đắt đỏ nhất thế giới khi chi phí 402.962 USD. Nhưng trường cũng có chương trình hỗ trợ tốt cho người học với...