Thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học
Tốt nghiệp ĐH Kỹ thuật Eindhoven ( Hà Lan) khi mới 9 tuổi, Laurent Simons sẽ trở thành người trẻ nhất nhận bằng đại học trên thế giới và được ghi tên vào sách kỷ lục Guinness.
Theo Daily Sabah Life, Laurent Simons (9 tuổi) sẽ tốt nghiệp ĐH Kỹ thuật Eindhoven trong vài tháng tới.
Laurent Simons sinh ra tại Bỉ và chuyển đến Hà Lan sống. Em bộc lộ trí tuệ vượt trội từ sớm. Simons bắt đầu học trung học năm 6 tuổi. Thấy nhàm chán vì chương trình quá dễ, cậu bé tham gia vào dự án nghiên cứu của Trung tâm Y tế Học thuật Amsterdam.
Laurent Simons chỉ mất một năm để hoàn thành chương trình trung học. Tháng 3, nam sinh bắt đầu theo học ĐH Eindhoven. 9 tháng sau, em hoàn thành dự án tốt nghiệp.
Laurent Simons sẽ trở thành người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Naviri.
Nhận bằng Kỹ sư Điện, Simons sẽ trở thành người trẻ nhất trên thế giới tốt nghiệp đại học. Từ năm 1994, danh hiệu này thuộc về Michael Kearney – thần đồng tốt nghiệp ĐH Alabama (Mỹ) năm 10 tuổi.
Sở hữu IQ 145, Laurent Simons thích nhiều lĩnh vực, từ Toán học tới Y học. Hiện tại, em muốn thử sức với lĩnh vực máy tính. Simons cũng có trí nhớ phi phàm, cho phép em nắm kiến thức các môn học trong vài ngày thay vì mất đến 10 tuần như những sinh viên khác.
Peter Baltus – giáo sư nổi tiếng tại ĐH Eindhoven, người hướng dẫn của Simons – cho biết ông thấy lạ lẫm khi chứng kiến nam sinh bé nhỏ giữa hàng loạt sinh viên 20 tuổi. Nhưng ông sớm nhận ra mình có thể trao đổi với Simons tương tự các học trò khác, thậm chí tốt hơn.
“Thỉnh thoảng, tôi quên mất cậu ấy còn nhỏ”, GS Baltus chia sẻ.
Sở hữu trí tuệ vượt trội và bảng thành tích đáng ngưỡng mộ, Laurent Simons vẫn sinh hoạt như bao đứa trẻ bình thường khác.
Video đang HOT
Em thích dành cuối tuần ở nhà ông bà và chơi với chó cưng. Em vẫn cười vui khi nói về các loài động vật ưa thích và nhõng nhẽo nếu bữa tối không phải món mình thích.
“Cậu bé bướng bỉnh như mọi đứa trẻ 9 tuổi khác khi không muốn ăn tối. Chuyện này xảy ra rất nhiều lần”, mẹ Simons nói.
Bố mẹ Simons không đặt áp lực con phải thành công, chỉ cần con vui vẻ. Ảnh: RLT.
Vì sự nghiệp học hành phát triển quá nhanh, Laurent Simons chủ yếu làm bạn với người nhiều tuổi hơn. Cậu bé không thích chơi thể thao và đam mê tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các món đồ chơi.
Trong buổi phỏng vấn với đài RTBF của Bỉ, thần đồng 9 tuổi cho biết em thích học Toán vì nó liên quan nhiều môn khác như Thống kê, Hình học, Đại số.
Simons từng hy vọng trở thành bác sĩ ngoại khoa hoặc phi hành gia. Tuy nhiên, em thay đổi ý kiến, không còn muốn cứu chữa những trái tim không khỏe mạnh nữa. Thay vào đó, thần đồng muốn tạo ra trái tim nhân tạo để thay thế tim người bệnh.
“Em đặt mục tiêu làm nhà khoa học để kéo dài sự sống của con người. Ông bà mắc bệnh tim nên em muốn chữa bệnh cho họ”, cậu bé chia sẻ.
Trong khi đó, bố mẹ Simons không đặt áp lực phải thành công trong sự nghiệp lên con trai. Bố em cho biết dù con muốn làm thợ mộc, họ vẫn thấy ổn, chỉ cần con hạnh phúc.
Theo Zing
Nên dừng đào tạo đại học tại chức, đào tạo từ xa?
Nhiều ý kiến kiến nghị nên hạn chế dần, tiến tới xóa bỏ hệ đào tạo không chính quy trong giáo dục đại học để tập trung đào tạo chính quy.
Lớp học hệ vừa làm vừa học tại một trường đại học ở TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Luật giáo dục đại học sửa đổi đã chính thức có hiệu lực từ tháng 7-2019, trong đó quy định bằng tốt nghiệp đại học sẽ không ghi hình thức đào tạo chính quy hay không chính quy (giáo dục thường xuyên, tại chức, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa).
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, thời buổi hiện nay, đào tạo không chính quy trở nên không cần thiết vì yêu cầu nguồn nhân lực hiện chủ yếu coi trọng chất lượng. Thực tế xã hội hiện cũng không tin tưởng chất lượng đào tạo đại học không chính quy.
Tuyển sinh "lặng lẽ", đào tạo bát nháo
Đó là thực tế trong tuyển sinh và đào tạo không chính quy đã diễn ra hàng chục năm qua. Theo nhiều chuyên gia, việc tuyển sinh, đào tạo không chính quy luôn "lặng lẽ" vì các trường tổ chức tuyển sinh riêng lẻ, nhiều đợt trong năm. Tuy nhiên, đằng sau vẻ lặng lẽ ấy là sự nhốn nháo, mạnh ai nấy làm, "xé rào" tuyển sinh đào tạo sai quy định.
Đào tạo không chính quy được quy định trong Luật giáo dục đại học và ở nhiều văn bản pháp quy với nhiều điều kiện để đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, nhiều trường đại học coi đào tạo không chính quy là "nồi cơm chính", mở lớp ở bất cứ đâu.
Hiện ở TP.HCM có không ít trường đại học thuê mướn địa điểm để mở lớp đại học vừa học vừa làm theo kiểu ghi danh (không thi), rồi cho học viên học ban đêm, cuối tuần...
Một giảng viên nhiều năm dạy đại học hệ không chính quy cho hay có nhiều lớp hệ vừa học vừa làm sĩ số lên đến 80 người nhưng thường số sinh viên đi học không quá 30 người.
"Có rất nhiều sinh viên đi học một học kỳ chỉ vài ba buổi, đến giờ kiểm tra hoặc thi cuối kỳ thì mới rủ nhau đến làm bài. Vậy mà họ vẫn tốt nghiệp, được nhận được bằng. Nói thẳng ra đây là hình thức bán bằng đại học", giảng viên này nhận định.
Phó hiệu trưởng một trường đại học ở TP.HCM cho rằng hiện nay chất lượng đào tạo được coi là yếu tố quyết định. Do vậy việc đào tạo không chính quy kiểu như trên góp phần quan trọng gây nên "thảm cảnh" tỉ lệ người có bằng đại học thất nghiệp ngày càng tăng.
Không còn lý do để tồn tại hình thức đào tạo kém chất lượng
TS Lê Trường Tùng - chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, cho rằng trước đây một trường đại học thường có hai sản phẩm tung ra thị trường, giáo dục chính quy - loại 1, giáo dục không chính quy - loại 2. Và xã hội bằng lòng với việc chất lượng giáo dục không chính quy thấp hơn chính quy vì nhiều lý do. Tuy nhiên, hiện nay xã hội đòi hỏi các trường chỉ được phép đưa ra thị trường sản phẩm loại 1.
Cũng như trước đây, hệ chuyên tu (trong ngành y) là sản phẩm của giai đoạn chiến tranh và sau chiến tranh, khi chưa có điều kiện để đào tạo y bác sĩ đủ để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Hiện nay hệ này đã bị bỏ vì đã hoàn thành "sứ mệnh lịch sử".
"Đào tạo không chính quy cũng vậy, giai đoạn trước cần vì xã hội có nhu cầu, nay thì không có lý do gì để tồn tại nữa", một chuyên gia giáo dục đại học nhấn mạnh.
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT, xã hội vẫn nghi ngại giá trị văn bằng đào tạo không chính quy do thái độ người học, khâu kiểm soát chất lượng lỏng lẻo.
Ông Vinh cho rằng luật thông qua rồi nhưng thực tế còn nhiều thách thức. Thứ nhất là thái độ, động cơ của người học, học để làm việc khác với học vì tấm bằng. Thứ hai, tùy thuộc giáo viên và nhà trường.
"Một số trường thiếu tài chính, chấp nhận giảm chất lượng, hạ thang bậc đánh giá để thu hút sinh viên. Đào tạo như vậy mà ra trường, bằng có giá trị như nhau là làm méo mó chính sách", ông Vinh nhận định.
Theo các chuyên gia, trước mắt để việc coi bằng tại chức và chính quy tương đương nhau thật sự có ý nghĩa, ngành giáo dục cần chú trọng, tập trung nâng cao chất lượng, siết chặt tuyển sinh và đào tạo không chính quy từ đầu vào đến đầu ra, hạn chế tình trạng gian lận thi cử, học hộ, đề thi quá dễ, mua điểm... Đồng thời có lộ trình tiến tới dừng đào tạo không chính quy càng sớm càng tốt.
TRẦN HUỲNH
Theo tuoitre
Học thạc sĩ khi chưa có bằng đại học: Phổ cập kiểu "chưa học bò đã lo học chạy"? GS.TS Phạm Tất Dong lo ngại, nếu bộ GD&ĐT không kiểm soát chặt, sẽ xuất hiện trường hợp học không tốt nhưng có "đệm lót" rồi học thẳng thạc sĩ, đào tạo ra những "thạc sĩ ảo" thông qua hình thức học thẳng lên chương trình thạc sĩ mà không cần bằng tốt nghiệp đại học. Cụ thể, một số trường thuộc đại...