Thần đồng 10 tuổi lập Kỷ lục Guiness thế giới với khả năng làm toán siêu nhanh, nhìn thôi cũng khiến ai nấy hoa mắt chóng mặt
Nadub có thể trả lời chính xác 196 câu hỏi nhân và chia trong 1 phút – tức là hơn 3 câu trả lời đúng mỗi giây.
Nadub Gill, cậu bé sinh năm 2010 đã khiến cả thế giới kinh ngạc với khả năng làm toán siêu nhanh, siêu chính xác của mình, để ghi tên mình vào sách Kỷ lục Guiness Thế giới hồi đầu tháng 7 vừa qua.
Sử dụng phần mềm Times Tables Rock Stars, Nadub có thể trả lời chính xác 196 câu hỏi nhân và chia trong một phút – tức là hơn 3 câu trả lời đúng mỗi giây.
Nadub cầm trên tay chứng nhận của tổ chức Kỷ lục Guiness Thế giới.
Trong vòng 1 phút, có tới 700 trẻ em đến từ các nơi trên thế giới đã cùng cố gắng thực hiện kỷ lục về điểm số cao nhất trên Times Tabled Rock Stars. Tổ chức Guiness Thế giới đã nhận được rất nhiều điểm số vô cùng xuất sắc. Tuy nhiên chính Nadub mới là người phá vỡ kỷ lục trước đó và giành lấy danh hiệu.
“Cháu rất xúc động và vui mừng khi đạt được danh hiệu này. Nó cứ như một giấc mơ vậy”, Nadub phát biểu sau khi biết mình đã lập kỷ lục. “Cháu vô cùng cảm ơn trường học, các thầy cô, những người đã khuyến khích cháu tham gia cuộc thi này. Mọi người đã động viên cháu rất nhiều và cháu nghĩ rằng họ đóng một vai trò rất lớn trong thành công của mình”.
Nadub có thể trả lời chính xác 196 câu hỏi nhân và chia trong 1 phút – tức là hơn 3 câu trả lời đúng mỗi giây.
Nadub là người Pakistan nhưng cậu và gia đình sống ở Derbyshire, Vương quốc Anh. Cậu bé đang theo học trường tiểu học Longmoor, tại Long Eaton. Ở trường cậu bé cũng nổi tiếng là người đặc biệt giỏi về tính toán với bàn tính.
Video đang HOT
“Chúng tôi nhận ra năng khiếu của Nadub với phép toán nhân vào một ngày tháng 2 khi cậu ấy khiến cả trường kinh ngạc với kỹ năng của mình trong Chương trình tìm kiếm tài năng Longmoor – Longmoor’s Got Talent”, Sue Dtain, Hiệu trưởng trường Tiểu học Longmoor cho biết.
“Tất cả mọi người trong phòng đều cảm thấy sởn da gà – từ con trẻ đến phụ huynh và cả giáo viên. Cậu ấy đã tạo ra cả một vụ chấn động toàn trường với bàn tính. Chúng tôi đã để Nadub tiến lên và giành lấy Kỷ lục Guiness Thế giới vì khả năng của cậu bé quá tuyệt vời. Chúng tôi không thể tự hào về cậu ấy hơn được nữa”.
Tài năng của Nadub được phát hiện trong cuộc thi tìm kiếm tài năng cấp trường.
Mẹ của Nadub cũng cho biết cậu bé luôn thể hiện sự hứng thú với toán học từ khi còn nhỏ. Mỗi khi cần làm bài tập, cậu sẽ chọn làm bài tập toán đầu tiên.
Nadub chia sẻ cậu đã dành một giờ mỗi ngày trong 3 năm liền để luyện tập trên các phần mềm tính toán. Ngoài khả năng bẩm sinh với toán học, chính sự chăm chỉ đã giúp cậu có thể đạt tới thành tích vô cùng đáng khen ngợi này.
“Luyện tập càng nhiều thì kết quả đạt được sẽ càng tốt”, Nadub nói. Trong suốt khoảng thời gian giãn cách xã hội, Nadub đã miệt mài luyện tập để nâng cao kỹ năng. Cậu bé người Pakistan đã làm một điểu thật sự có ý nghĩa và ghi lại dấu ấn trong thời gian cách ly này.
“Những con số không có ý nghĩa gì khi bạn nghĩ về nó. Hơn 3 câu trả lời đúng mỗi giây – thành tích này còn thách thức cả niềm tin của chúng tôi. Và tôi dám cá rằng còn lâu nữa mới có người có thể vượt qua được kỷ lục này. Chúng tôi hoàn toàn tâm phục khẩu phục Nadub, không chỉ vì những gì cậu bé đạt được mà còn là vì thái độ khiêm tốn khi đạt được nó”, Bruno Reddy, CEO và nhà sáng lập Times Tables Rock Stars cho biết.
Nhà trường cũng khổ với hội chứng "Con tôi là... thần đồng"
Nhiều phụ huynh cho rằng con mình là... "thần đồng", "thiên tài" nên họ khó chấp nhận các kết quả hay đánh giá chưa như ý về con.
"Con tôi là số 1"
Một giáo viên dạy THPT ở TPHCM kể, cô từng gặp trường hợp, phụ huynh lên gặp chất vấn về việc tổng kết của con gái họ chỉ xếp thứ 2, đứng sau một bạn khác. Từ trước đến nay, con gái họ luôn xếp hạng nhất, giờ họ không chấp nhận kết quả này.
Học sinh tiểu học ở TPHCM trong một hoạt động ngoại khóa ở trường (Ảnh minh họa)
Cho rằng điểm thi không công bằng, bố mẹ lên gặp ban giám hiệu đòi phúc khảo điểm thi học kỳ hoặc phải tổ chức cho con mình thi lại với bạn hạng nhất.
Nhà trường giải thích, phụ huynh vẫn hậm hực, bất mãn nói rằng con mình giỏi toàn diện từ bé, con chỉ xếp thứ hai là không công bằng.
Trường hợp khác, được một lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM kể trong một tọa đàm, phụ huynh lên tận Sở phản ứng khi con mình không đỗ vào lớp 6 Trường chuyên THPT Trần Đại Nghĩa. Người mẹ hùng hổ tuyên bố, con mình xuất chúng từ bé, không thể có chuyện thi rớt, trong khi những bạn khác lại đỗ.
Lãnh đạo này cho biết, thật ra, kết quả làm bài của em học sinh không hẳn sai. Tuy nhiên, cách làm bài của em nằm ngoài chương trình tiểu học, em xử lý theo cách ở bậc học cao hơn do học thêm bên ngoài, nên điểm em không đạt được tối đa.
Được giải thích, phụ huynh vẫn khăng khăng: "Nhà trường đang đánh mất một... thần đồng".
Trường học lúng túng
Mới đây, một trường tiểu học và cả Phòng GD&ĐT một quận tại TPHCM gặp trường hợp phụ huynh tìm đến yêu cầu xin kiểm tra năng lực cho con gái đang học lớp Lá... học vượt cấp vào học thẳng lớp 2. Phía gia đình cho biết, con họ có thể đọc viết thành thạo, làm được các phép tính toán trong chương trình lớp.
Cả trường và Phòng đều lúng túng, không biết phải giải quyết này thế nào. Không bỏ cuộc, phụ huynh dẫn con lên tận Sở GD&ĐT để đề nghị cho con lên học lớp 2, bỏ qua lớp 1.
Tuy nhiên, yêu cầu này đã không được chấp nhận do không đủ điều kiện để xem xét. Phụ huynh được hướng, cho trẻ vào lớp 1 bình thường, sau này vẫn có nhu cầu cho con vượt lớp thì làm đơn đề nghị để nhà trường thành lập hội đồng tư vấn khảo sát.
Nhiều phụ huynh ép con đi học trước chương trình rồi nhầm tưởng con mình nổi bật, khác biệt (Ảnh minh họa)
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT TPHCM chia sẻ thực tế, không ít phụ huynh cho con đi học trước, học hết chương trình của lớp trên, từ đó nhầm tưởng con mình khác biệt với bạn bè cùng lứa, là thần đồng, là thiên tài. Khi đó, họ càng đặt nhiều áp lực, kỳ vọng lên trẻ mà không quan tâm đến tâm sinh lý lứa tuổi có thể làm mất tuổi thơ của các em.
Việc đánh giá trí tuệ, năng lực, thể chất của một học sinh "đặc biệt", theo ông Nguyễn Quang Vinh cần một cơ quan độc lập có chuyên môn đánh giá thay vì giao cho nhà trường như hiện nay.
Nếu không, sẽ có tình trạng nhiều phụ huynh đánh giá không đúng năng lực của trẻ, muốn con vượt lớp mà không có cơ sở, còn các trường rất lúng túng, e dè.
Một chuyên gia giáo dục cho hay, hạn chế hiện nay là chương trình giáo dục của chúng ta chưa đáp ứng được theo khả năng, năng lực, yêu cầu phát triển của từng học sinh.
Trong khi nhiều bố mẹ hiện nay rất đầu tư, trút nhiều kỳ vọng lên con ngay từ khi con còn bé với tâm lý con mình phải giỏi hơn người.
Nhưng nếu phụ huynh nôn nóng, đánh giá không đúng năng lực của con, mang tư tưởng con là "thần đồng", không chỉ trút lên con trẻ những áp lực phải "khác biệt" mà các em còn phải gánh cả sĩ diện của bố mẹ.
Khi đó, bố mẹ dễ bất mãn, suy sụp trước kết quả nào đó chưa như ý của con, họ thấy con mình bị thua thiệt, bị đánh giá không công bằng. Phản ứng của bố mẹ có thể làm con trẻ tự mãn hoặc khả năng sáng tạo bị thui chột khi các em chuyển sang trạng thái sợ hãi, sợ thất bại.
Đây là nơi không có hệ thống trường chuyên nhưng lại gây ấn tượng với những ngôi trường đặc biệt dành cho thần đồng Pháp không tồn tại hệ thống trường chuyên, song có một số ngôi trường đặc biệt dành cho "thần đồng", hoạt động như trường tư và quy trình tuyển sinh nghiêm ngặt. Trong thế kỷ 21, những đứa trẻ có năng khiếu đều là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, hơn cả dầu mỏ hay khí đốt. Tuy nhiên, trong...