Tham vọng hóa rồng của bóng đá Trung Quốc lung lay
Giấc mơ vươn tầm của bóng đá Trung Quốc nhận đòn đau khi mọi thứ trở nên ảm đạm và chưa biết khi nào mới khởi sắc.
Sự sụp đổ của nhà ĐKVĐ Giang Tô (Jiangsu FC) đặt ra câu hỏi về tham vọng lớn lao đó.
“Cường quốc bóng đá vào năm 2050? Giấc mơ của Trung Quốc lảo đảo trên nền móng lung lay”, AFP chạy dòng tiêu đề lớn.
Cú sốc của CLB Giang Tô
Chỉ 3 tháng sau khi vô địch Chinese Super League, CLB Giang Tô tuyên bố “ngừng hoạt động”. Động thái này được truyền thông Trung Quốc miêu tả là “cú sốc” khiến tất cả ngỡ ngàng.
Vì muốn “ghi điểm”, các nhà đầu tư liên tục đổ tiền đầu tư vào các đội bóng. Tuy vậy, họ đang ráo riết “trốn chạy” khỏi cuộc chơi gần đây.
Trong năm 2020, 16 đội CLB xin giải thể. Và đó chưa phải con số cuối cùng.
Gió đổi chiều quá nhanh với bóng đá Trung Quốc. Những gì diễn ra khác xa so với thời điểm giải Chinese Super League phá kỷ lục chuyển nhượng ở châu Á 5 lần trong chưa đầy 1 năm, mà đỉnh điểm là việc CLB Shanghai SIPG chi 60 triệu euro để mua ngôi sao Oscar từ Chelsea vào tháng 1/2017.
Sau đó, tiền đạo Carlos Tevez cũng được Shanghai Shenhua chiêu mộ. Khi ấy, cựu sao Man City và Man Utd bỏ túi mức lương 730.000 euro mỗi tuần, con số biến tay săn bàn này thành ngôi sao được trả lương cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cho hay “bong bóng bóng đá Trung Quốc” đã vỡ. Việc các CLB liên tục ném tiền vào thị trường chuyển nhượng, trả mức lương khổng lồ cho các cầu đẩy nền bóng đá nước nhà tới vực thẳm.
Số liệu từ Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc chỉ ra mức chi tiêu trung bình ở mùa 2018 của 16 CLB thuộc Super League cán mốc 1,1 tỷ nhân dân tệ (170 triệu USD). Để so sánh, thu nhập bình quân của các đội bóng chỉ đạt 686 triệu nhân dân tệ.
“Chi tiêu của các CLB thuộc giải Chinese Super League cao gấp 10 lần so với K.League của Hàn Quốc và gấp 3 lần với J.League của Nhật Bản”, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Trung Quốc Trần Tuất Nguyên cho biết vào tháng 12/2020. Đó là thời điểm giới hạn tiền lương trả cho cầu thủ tại giải Chinese Super League được công bố.
Oscar là một trong những ngôi sao chơi bóng tại Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Giọt nước tràn ly
Nhà báo Mã Đức Hưng cho biết trong 30 năm đưa tin về bóng đá Trung Quốc, thì ông đã chứng kiến hơn 200 CLB bị gạch tên khỏi Chinese Super League. Đây là vấn đề đáng báo động.
Video đang HOT
Tất cả không còn là cuộc khủng hoảng nữa. Bóng đá Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề nghiêm trọng hơn.
Đại dịch Covid-19 xuất hiện cũng tác động tới nhiều thứ. Giải Chinese Super League bị tạm hoãn, khiến nhiều CLB lao đao.
Tianjin Tigers (Thiên Tân), một trong những tên tuổi của giải Chinese Super League, được cho là dự kiến giải thể trong thời gian ngắn tới. Số phận của Hebei FC cũng không khởi sắc hơn, sau khi công ty mẹ chìm trong nợ nần.
“Nguyên nhân cơ bản là nền móng của bóng đá chuyên nghiệp Trung Quốc quá yếu”, nhà báo Mã Đức Hưng, cây viết có uy tín trong làng truyền thông nước nhà với 1,5 triệu người theo dõi trên trang mạng xã hội, phân tích.
Ông Mã cho biết thêm những doanh nghiệp hậu thuẫn cho các đội bóng thường có ít mối liên hệ với cộng đồng ở nơi đặt đại bản doanh của CLB.
“Sự tồn tại của các CLB phụ thuộc trực tiếp vào tình hình kinh tế các doanh nghiệp. Một khi các công ty hoặc doanh nghiệp gặp vấn đề, CLB sẽ khó có thể tồn tại”, nhà báo người Trung Quốc nhấn mạnh.
Những gì xảy ra với CLB Giang Tô phản ánh chân thật nhất thực trạng trên. Tập đoàn Suning, sở hữu CLB Inter Milan tại Serie A, đang gặp nhiều khó khăn tài chính. Để cứu vãn tình hình, họ phải cắt giảm đội ngũ nhân sự.
Gần đây, tin từ Beijing News cho biết Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc yêu cầu các CLB bỏ tên nhà tài trợ phía trước tên đội bóng. Động thái này để giúp thúc đẩy văn hóa bóng đá, làm mọi thứ trở nên sâu sắc hơn.
Thế nhưng, đó lại là “giọt nước tràn ly” với một số nhà đầu tư bóng đá.
Nhiều đội bóng Trung Quốc đang lâm nguy. Ảnh: Getty.
Tương lai ảm đạm
Chia sẻ với AFP vào năm 2020, Tổng thư ký Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc Lưu Dịch cho biết nước này đang hướng tới xây dựng một giải VĐQG “khỏe mạnh”. Đó sẽ là nền tảng cho tham vọng bóng đá của Trung Quốc, bao gồm đăng cai và giành chức vô địch World Cup.
Những bước đi đầu tiên đã được thực hiện. Lo ngại các CLB vẫn chi tiêu quá tay đồng thời phụ thuộc vào những ngoại binh, Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc áp thuế chuyển nhượng 100% với cầu thủ nước ngoài vào năm 2017. Mức lương dành cho ngoại binh cũng được giới hạn.
Shanghai Observer phân tích các CLB phải từ bỏ mô hình một chủ sở hữu. Lúc này, hệ sinh thái bóng đá của các đội bóng sẽ bao gồm sự kết hợp giữa “chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng và thậm chí tư nhân”.
“Các CLB Trung Quốc không thể chỉ dựa vào khoản tiền được bơm từ công ty mẹ. Họ phải tìm cách thu hút nhà tài trợ và cải thiện hoạt động chuyển nhượng”, Shanghai Observer viết.
Khẳng định với AFP , ông Lưu Dịch cam kết duy trì những kế hoạch dài hạn đầy tham vọng. Ông cũng tiết lộ những ngôi sao như Oscar, Paulinho và Marouane Fellaini vẫn ở lại Trung Quốc thi đấu.
Tuy vậy, khi nhìn vào tổng thể bức tranh, bóng đá Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi màn đêm u ám. Giải VĐQG nước này chưa thể diễn ra vì dịch Covid-19. Về hai đội bóng Giang Tô và Thiên Tân, số phận của họ rất ảm đạm.
Trong khi đó, ĐTQG Trung Quốc chỉ tăng 5 bậc trên BXH FIFA trong 5 năm qua. Họ đứng thứ 75, chỉ trên Syria – quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh.
Trong lịch sử, ĐTQG Trung Quốc chỉ mới một lần góp mặt tại World Cup, là vào năm 2002. Từ đó, họ liên tục lỗi hẹn với sân chơi cấp ĐTQG lớn nhất hành tinh.
Cú sốc của bóng đá Trung Quốc và bài học từ La Liga
Chính sách giới hạn và kiểm soát tiền lương được Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc áp dụng kể từ mùa giải 2021 để tránh việc các đội bóng chi quá nhiều tiền chiêu mộ những ngôi sao.
CLB Giang Tô (Jiangsu) chiêu mộ những cầu thủ tên tuổi như Teixeira, Eder hay Ramirez giúp họ có được thành công, và nổi bật nhất với chức vô địch lịch sử tại Chinese Super League. Tuy nhiên, đội bóng này phải đối mặt với khoản nợ lên tới 77,3 triệu USD. Cuối cùng, điều không mong muốn nhất đã đến khi đội bóng tuyên bố dừng hoạt động.
Trong một cuộc họp trực tuyến hôm 1/3, Chu Di An (Zhu Yi'an), đại diện của La Liga tại Trung Quốc, thẳng thắn nói: "Chính sách công bằng tài chính do La Liga thực hiện đảm bảo rằng ban tổ chức giải đấu có thể phản ứng một cách bình tĩnh với các điều kiện hoạt động của mỗi đội bóng". Đây là giải pháp mà bóng đá Trung Quốc đang bắt đầu áp dụng.
ĐKVĐ Giang Tô ngừng hoạt động trở thành thảm kịch của bóng đá Trung Quốc. Ảnh: Sina.
La Liga từng khủng hoảng như Chinese Super League
Kết cục bi thảm của nhà đương kim vô địch Giang Tô đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho chính sách "Kim Viễn" của bóng đá Trung Quốc. La Liga, với bề dày lịch sử 92 năm, đủ để cho Chinese Super League, mới chỉ trải qua 26 mùa giải, học hỏi kinh nghiệm thành công.
La Liga từng rót tiền một cách điên cuồng và gần như đi vào ngõ cụt. Trước năm 2012, La Liga, giống như Chinese Super League trong 10 năm qua, không áp đặt các hạn chế đối với việc quản lý tài chính của các đội bóng. Nhiều câu lạc bộ đứng trước bờ vực phá sản vì chi quá nhiều tiền để mong có kết quả tốt.
Chi tiền một cách mù quáng, La Liga mùa giải 2011 trở thành giải đấu mắc nợ nhiều nhất thế giới, lên tới 4 tỷ euro. Trong số đó, Valencia có khoản nợ 305 triệu euro, Deportivo nợ hơn 100 triệu euro. Những đội bóng lớn cũng không còn quá thành công tại Champions League. Cả La Liga chìm trong khủng hoảng.
Nhìn lại, Chinese Super League trong 10 năm qua là bản sao của La Liga trước năm 2012. Dưới chính sách "Kim Viễn", giải đấu hàng đầu Trung Quốc đã cải thiện đáng kể mức độ xem, nhưng nó gây ra nhiều hệ lụy.
Mức lương cao ngất ngưởng của các cầu thủ đã trở thành bài toán khó trong chi phí hoạt động của câu lạc bộ. Nguồn thu ít ỏi khiến chênh lệch thu chi vô cùng lớn. Toàn bộ giải vô địch quốc gia Trung Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng sinh tồn.
Theo thống kê, thu nhập bình quân của các đội tại Chinese Super League năm 2018 là 106,1 triệu USD, chi tiêu bình quân là 174,2 triệu USD và mức lỗ trung bình khoảng 68 triệu USD. Đồng thời, việc chiêu mộ những ngôi sao thế giới cũng không giúp các cầu thủ trong nước cải thiện trình độ, khi thành tích đội tuyển quốc gia Trung Quốc sa sút nghiêm trọng.
Trung Quốc đang thắt chặt việc chi tiêu của từng đội bóng. Ảnh: Sina.
Chìa khóa từ chính sách công bằng tài chính
La Liga có lịch sử lâu đời, trở thành một trong những giải đấu uy tín và hấp dẫn nhất thế giới, thậm chí trở thành biểu tượng của thể thao Tây Ban Nha. Trong 7 năm qua, các đội La Liga đã 5 lần vô địch Champions League, và các chân sút ở giải đấu này đã giành được 11 danh hiệu Quả bóng Vàng châu Âu.
Từ một giải vô địch quốc gia rơi vào khủng hoảng cho đến việc giành được những danh hiệu cao quý và kiếm bộn tiền, La Liga đã có cú lội ngược dòng vĩ đại.
Real Madrid và Barcelona, hai gã khổng lồ của La Liga, luôn là đầu tàu dẫn dắt giải đấu. Những cuộc đối đầu của hai đội bóng này, cùng màn so tài giữa Cristiano Ronaldo và Lionel Messi càng củng cố thêm danh tiếng cho La Liga những mùa trước.
Cùng với đó, chính sách công bằng tài chính của La Liga được thực hiện từ năm 2012 đã đạt được những kết quả đáng kể. Các đội bóng không còn đốt tiền một cách mù quáng, và toàn bộ giải đấu phát triển ổn định. Mô hình bán bản quyền phát sóng trọn gói được giới thiệu vào năm 2015 đã giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của La Liga.
Serge Torrenz, Tổng giám đốc La Liga tại Trung Quốc, từng nói rằng chính sách công bằng tài chính được La Liga thực hiện từ năm 2012 là nhằm hạn chế sự "giàu có và ngỗ ngược" của các đội bóng.
"Việc ông chủ của các đội sẵn sàng thưởng tiền cho mỗi trận thắng là điều không tồn tại ở La Liga. Mọi thứ được thực hiện phù hợp với ngân sách mà câu lạc bộ đã nộp lên đầu năm", ông Torrenz cho biết.
Cũng theo ông, chính sách công bằng tài chính của La Liga là quan tâm nhiều hơn đến các đội bóng vừa và nhỏ, khi họ nhận được tiền từ việc bán bản quyền truyền hình.
Chiêu mộ Wu Lei giúp La Liga thu hút người hâm mộ Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong hơn một năm qua đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các đội bóng trên khắp thế giới. Các đội bóng La Liga thi đấu không có khán giả, thất thu từ việc bán vé, nhưng tất cả đều đang hoạt động bình thường.
Ông Chu tin rằng điều này có liên quan chặt chẽ đến chính sách công bằng tài chính lành mạnh và ổn định của La Liga. "Tôi không phải là đại diện của câu lạc bộ, nhưng tôi nghĩ chính sách công bằng tài chính rất hữu ích trong việc ngăn ngừa rủi ro. Với chính sách này, tất cả câu lạc bộ đều có thể đối phó một cách bình tĩnh, dù La Liga bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh".
Chính sách công bằng tài chính của La Liga được chia thành 2 loại, gồm chính sách ngân sách đầu mùa giải và chính sách sửa đổi cuối mùa giải. La Liga có một đội ngũ nhân viên chuyên biệt để theo dõi dữ liệu hoạt động và tài chính của từng đội. Điều này đảm bảo sự đầu tư hợp túi tiền của đội bóng, giúp giải đấu phát triển bền vững.
Thực tế, các biện pháp cải tổ hiện tại của Chinese Super League cũng được học hỏi từ kinh nghiệm thành công của 5 giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu, mà nổi bật nhất là La Liga. Các chính sách hạn chế tiền lương, đầu tư và kiểm soát tiền lương được ban tổ chức giải đấu áp dụng kể từ mùa giải 2021.
Chương buồn của bóng đá Trung Quốc Sự sụp đổ của nhà đương kim vô địch Giang Tô mới chỉ là khởi đầu. Trong tương lai gần, nhiều đội bóng khác của Trung Quốc sẽ lâm vào tình cảnh tương tự. Một ngày tồi tệ với bóng đá Trung Quốc! Câu lạc bộ Giang Tô (Jiangsu FC) tồn tại từ những ngày đầu bóng đá Trung Quốc chuyển lên chuyên...