Tham tán nông nghiệp Pháp chỉ ra sự khác biệt, tạo giá trị cao cho hạt muối thủ công
Bà Marion Chaminade – Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam vừa có chuyến đi khảo sát và tìm hiểu thực tế sản xuất muối và nho tại Ninh Thuận để xây dựng kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.
Trong 2 ngày (29 và 30/3), bà Marion Chaminade – Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam đã dẫn đầu đoàn khảo sát và tìm hiểu thực tế sản xuất muối tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất kinh doanh muối Phương Hải, HTX sản xuất , kinh doanh, dịch vụ Khánh Nhơn; Tổ hợp tác sản xuất muối Trí Hải và thăm trang trại sản xuất nho Ladora Farm xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và Công ty TNHH nho Ba Mọi.
Bà Marion Chaminade – Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam trực tiếp đi khảo sát đồng muối tại Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Châu
Muối làm thủ công được bán trực tiếp cho du khách, giá trị rất cao
Qua khảo sát thực tế, bà Marion Chaminade đánh giá, cách làm muối thủ công của diêm dân ở Ninh Thuận tương đối giống với cách thức làm muối của diêm dân sống ở phía Tây nước Pháp. Tuy nhiên, có sự khác nhau về cách thức bán và tạo ra giá trị gia tăng đối với sản phẩm muối thủ công giữa hai nước.
Theo bà Marion Chaminade, các diêm dân làm muối thủ công ở Pháp tổ chức thành các hiệp hội và bán trực tiếp sản phẩm muối ngay tại nơi sản xuất cho khách du lịch. Phần còn lại hiệp hội có trách nhiệm đi tìm nguồn khách hàng là các chuỗi nhà hàng, khách sạn…, thậm chí xuất khẩu đi các nước. Chính vì thế, giá trị thu được từ hạt muối làm thủ công bằng tay đem lại rất cao.
“Sản phẩm muối đi kèm với hình ảnh đồng muối rất đẹp của vùng đó. Những người tiêu thụ, nhà hàng, khách sạn cũng dùng hình ảnh đó để đi quảng bá cho sản phẩm. Họ làm hình ảnh tốt nên giá trị sản phẩm cao, gấp 10 lần sản phẩm muối cao nhất ở Việt Nam” – bà Marion Chaminade thông tin.
Trong khi đó, muối thủ công do các HTX ở Việt Nam không có sản phẩm nào được bán trực tiếp tại nơi sản xuất. Hầu hết các HTX không có kho dự trữ muối. Điều này trái ngược hoàn toàn với bên Pháp, họ bán tại chỗ nên kho rất lớn. Tại đồng muối, họ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường sá, rồi che ô một cách hợp lý, nhằm tạo ra sản phẩm muối chất lượng.
Với tỉnh Ninh Thuận, với bờ biển dài 106km, nước biển có độ mặn cao và là vùng khô hạn nhất cả nước, năng lượng bức xạ lớn nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất muối. Cùng với đó, phong cảnh đồng muối đẹp. Đây cũng là cơ sở để phát triển du lịch đối với các cánh đồng muối thủ công.
Video đang HOT
“Trên cơ sở chuyến khảo sát này, một đoàn chuyên gia về muối của Pháp sẽ tiếp tục sang khảo sát kỹ thuật, tìm hiểu sâu hơn về việc làm muối thủ công và đưa ra các đề xuất hợp lý nhất” – bà Marion Chaminade – Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam thông tin.
Thúc đẩy hợp tác, đầu tư xây dựng mô hình sản xuất muối
Nhằm triển khai chương trình xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và thúc đẩy chương trình hợp tác, phát triển ngành nghề nông thôn với những nền nông nghiệp phát triển và thị trường tiềm năng, Bộ NNPTNT có chủ trương phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam để hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp trong đó có sản xuất, chế biến muối và rượu vang.
Bà Marion Chaminade đánh giá, cách làm muối thủ công của diêm dân ở Ninh Thuận tương đối giống với cách thức làm muối của diêm dân sống ở phía Tây nước Pháp. Tuy nhiên, có sự khác nhau về cách thức bán và tạo ra giá trị gia tăng đối với sản phẩm muối thủ công giữa hai nước. Ảnh: Nguyễn Châu
Bộ NNPTNT đang xem xét phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng và chuỗi giá trị ngành hàng muối Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, trong đó sẽ xây dựng 7 mô hình điểm về phát triển sản xuất nâng cao giá trị gia tăng hạt muối Việt Nam.Ảnh: Nguyễn Châu
Trước đó, ngày 21/01/2022, Bộ NNPTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến Chương trình xúc tiến đầu tư với sự tham gia của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các Sở NNPTNT, lãnh đạo các hợp tác xã, doanh nghiệp của các địa phương có sản xuất muối tại Việt Nam và bà Marion Chaminade – Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam cùng các chuyên gia của Hiệp hội muối UNIVER-SEL – Pháp.
Hiện nay, Bộ NNPTNT đang xem xét phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng và chuỗi giá trị ngành hàng muối Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025. Bộ NNPTNT chủ trương đầu tư xây dựng 7 mô hình điểm về phát triển sản xuất nâng cao giá trị gia tăng hạt muối Việt Nam tại các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu theo hướng đẩy mạnh sản xuất, chế biến đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm.
Cùng với đó, tổ chức lại sản xuất, xây dựng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm muối gắn với bảo tồn và phát triển du lịch. Mỗi mô hình không chỉ dừng lại ở hỗ trợ nâng cấp hạ tầng đồng muối mà còn bao gồm các nội dung như củng cố các HTX; khuyến diêm, ứng dụng cơ giới hóa; thu hút đầu tư vào chế biến đa dạng hóa sản phẩm và thương mại; bảo tồn nghề muối và phát triển du lịch.
Theo Bộ NNPTNT, Việt Nam là quốc gia có lợi thế để phát triển ngành muối do có bờ biển dài trên 3.200 km và bức xạ nhiệt cao. Muối lại là mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được đối với con người và xã hội. Muối không chỉ dùng để ăn, chế biến thực phẩm, công nghiệp hoá chất mà còn có mặt trong nhiều ngành nghề khác của nền kinh tế.
Sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối là ngành kinh tế đang tạo công ăn, việc làm và thu nhập cho khoảng 21.000 hộ diêm dân với hơn 51.000 lao động, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, xã hội nông thôn vùng duyên hải của Việt Nam.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau ngành muối hiện nay còn nhiều bất cập. Các vùng sản xuất muối trên toàn quốc đều hình thành từ lâu, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, sản xuất thủ công nên giá thành cao, năng suất, chất lượng thấp và không đồng đều.
Cơ sở hạ tầng đồng muối không được đầu tư nâng cấp, sửa chữa thường xuyên nên xuống cấp trầm trọng. Mặt khác do thu nhập thấp nên diêm dân bỏ ruộng, bỏ nghề chuyển sang công việc khác có thu nhập cao hơn.
Xúc tiến thu hút doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Điện Biên
Ngày 21/3, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đầu tư và phát triển giữa các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc - Việt Nam và tỉnh Điện Biên năm 2022.
Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại Hội nghị.
Tại hội nghị, tỉnh Điện Biên đã ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác với đại diện Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc tại Việt Nam (VKBIA Việt Nam), Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc. Cụ thể là các chương trình trồng, chế biến, chuyển giao công nghệ và phát triển cây sâm Điện Biên, chia sẻ kinh nghiệm, quảng bá, thu hút đầu tư và hợp tác kinh doanh; chuyển giao công nghệ, phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, phối hợp quảng bá, thu hút đầu tư và hợp tác kinh doanh; chuyển giao công nghệ, phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, phối hợp quảng bá, thu hút đầu tư và hợp tác kinh doanh, phát triển du lịch.
Theo đó, các bên đã thống nhất định hướng hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trồng, chế biến, phát triển cây sâm ở Điện Biên; thống nhất định hướng hợp tác kinh doanh trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của các bên nhằm thúc đẩy cơ hội đầu tư và phát triển kinh doanh thị trường tại Việt Nam, Hàn Quốc và các thị trường khác trên thế giới; trong đó, Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc tại Việt Nam cùng với Công ty cổ phần Tập đoàn MHGROUP là đối tác và thành viên tích cực, phối hợp và tư vấn kết nối, xúc tiến đầu tư tài chính, chuyển giao công nghệ và các hình thức tư vấn khác để hỗ trợ các lĩnh vực liên quan.
Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô phát biểu tại Hội nghị.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô, Điện Biên là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác hết, điển hình trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và du lịch. Điện Biên có diện tích tự nhiên hơn 9.500km2, đứng thứ 9 trong toàn quốc với điều kiện địa hình đa dạng, đất đai màu mỡ là điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp có giá trị kinh tế.
Điện Biên cũng là địa phương có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp với nổi bật là quần thể Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ. Tuy nhiên đến nay, Điện Biên đến vẫn thiếu các dự án đầu tư của những doanh nghiệp có thương hiệu quốc tế, có tiềm lực.
Trong định hướng phát triển đến năm 2030, tỉnh Điện Biên xác định sẽ tập trung phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao chuỗi giá trị với sự tham gia hợp tác của người dân - doanh nghiệp làm nền tảng căn bản để thay đổi, nâng cao mức sống và thu nhập cho nhân dân.
Tỉnh sẽ chú trọng phát triển các loại cây đa mục đích như mắc ca, chè, cà phê, các loại cây dược liệu dưới tán rừng gắn với công nghiệp chế biến dược liệu và nông sản để khai thác có hiệu quả hơn các tiềm năng về đất đai, khí hậu gắn với nâng cao độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Cùng đó, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trên cơ sở khai thác có hiệu quả năng lượng mặt trời và năng lượng gió; tập trung phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên 3 trụ cột chính là du dịch lịch sử tâm linh, du lịch cảnh quan thiên nhiên tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thể thao.
Tỉnh Điện Biên mong muốn, các doanh nghiệp Hàn Quốc đồng hành với tỉnh, nghiên cứu, khảo sát, đầu tư lâu dài và thực hiện có hiệu quả; thúc đẩy mạnh mẽ hơn các hoạt động giao lưu, hợp tác toàn diện về kinh tế - xã hội giữa các bên, đặc biệt là xúc tiến đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong giai đoạn tiếp theo.
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Nguyễn Văn Thắng khẳng định, tỉnh Điện Biên luôn ưu tiên thu hút đầu tư, sẵn sàng tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào tỉnh với những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt, nhất là dịch vụ nông, lâm nghiệp và du lịch.
Các bên ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, kinh doanh.
Tỉnh Điện Biên cam kết đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn tài sản; cung cấp các dịch vụ công tiện ích, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Hàn Quốc tới nghiên cứu, đầu tư thành công, bền vững lâu dài tại Điện Biên.
Trước đó, đại diện Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc tại Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đã đi khảo sát thực tế địa điểm có tiềm năng trồng sâm tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Gắn kết sản xuất để thu hút đầu tư vào ngành muối Chiều 21/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo Xúc tiến đầu tư và liên kết sản xuất tiêu thụ muối giữa hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ muối. Diêm dân huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu thu hoạch muối. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,...