Thâm Quyến muốn trở thành thiên đường của các start-up kỳ lân
Thâm Quyến, nơi được gọi là Thung lũng Silicon của Trung Quốc, đã soạn thảo một kế hoạch để nuôi dưỡng nhiều hãng công nghệ “kỳ lân” và giúp họ tìm nguồn vốn để niêm yết công khai.
Theo kế hoạch chi tiết được Ủy ban Cải cách và Phát triển Thâm Quyến công bố cuối tháng qua, thành phố muốn xây dựng một nhóm “ start-up kỳ lân”, các công ty khởi nghiệp công nghệ do tư nhân nắm giữ trị giá ít nhất 1 tỉ USD, trong các lĩnh vực mang tầm quan trọng chiến lược như công nghệ sinh học, chất bán dẫn, công nghệ lượng tử và các ngành công nghiệp mới nổi khác.
Chính quyền Thâm Quyến cho biết sẽ cung cấp nhiều hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp đủ điều kiện, bao gồm khuyến khích các quỹ nhà nước đầu tư trực tiếp vào các công ty hoặc tham gia vào quá trình ươm tạo tài năng. Thành phố này cũng cam kết hỗ trợ các start-up kỳ lân mua bán cổ phiếu, hoặc giúp những công ty đã niêm yết ở nước ngoài tìm kiếm cơ hội niêm yết trong nước.
Video đang HOT
Thâm Quyến đã cam kết đầu tư hơn 700 tỉ nhân dân tệ (109 tỉ USD) vào nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong 5 năm tới
Một mục tiêu khác trong kế hoạch là thu hút các start-up kỳ lân ở nước ngoài đến thành lập chi nhánh ở Thâm Quyến. Quan chức thành phố sẽ làm việc với các tổ chức nghiên cứu bên thứ ba và các nhà đầu tư mạo hiểm, để đưa ra tiêu chuẩn xác định và đánh giá những công ty triển vọng. Công ty nằm trong danh sách đó sẽ nhận được “gói tài nguyên dịch vụ” với sự hỗ trợ phù hợp từ chính phủ, nhà đầu tư và các bên khác.
Theo South China Morning Post, phía chức trách đang trưng cầu ý kiến của công chúng về đề xuất mới cho đến ngày 21.11. Dự thảo tham vọng này là một phần trong nỗ lực rộng lớn của Thâm Quyến nhằm hỗ trợ các công ty tư nhân trong những giai đoạn tăng trưởng khác nhau, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế của thành phố tiến tới “tăng tốc độ phát triển của những người chơi trên thị trường”.
Thâm Quyến cũng sẽ không bỏ qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), đặc biệt trong nghiên cứu và phát triển. Thung lung Silicon Trung Quốc muốn xác định một nhóm SME để nhắm mục tiêu đến thị trường dọc trong các lĩnh vực như thành phần và nguyên liệu cơ bản, bằng cách cung cấp cho họ các nguồn lực về nhân tài và giúp đỡ xây dựng thương hiệu.
Năm 2019, Thâm Quyến được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lựa chọn trở thành thành phố “ xã hội chủ nghĩa” kiểu mẫu. Đây là nơi thử nghiệm cho các cải cách theo định hướng thị trường của chính quyền Bắc Kinh. Từng là một làng chài yên tĩnh, nhưng chỉ vài thập niên thành phố này đã là nơi đặt trụ sở của khoảng 14.000 công ty công nghệ cao, bao gồm một số hãng công nghệ lớn nhất đại lục như Huawei Technologies, ZTE và Tencent Holdings.
Apple phải trả 1,9 triệu USD cho nhà xuất bản Trung Quốc vì vi phạm bản quyền
Một tòa án Trung Quốc mới đây yêu cần Apple phải trả 1,9 triệu USD cho nhà xuất bản trực tuyến ở nước này vì vi phạm bản quyền trong App Store.
Theo China Securities Journal, Apple đã nhận lệnh phải trả 12 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,9 triệu USD) cho một nhà xuất bản trực tuyến Trung Quốc dựa trên phán quyết ban đầu của Tòa án nhân dân Tân Hải, TP.Thiên Tân hôm 1.11. Khoản tiền phạt này được đưa ra chỉ vài tháng sau khi tòa án tối cao Trung Quốc quyết định chống lại gã khổng lồ công nghệ Mỹ trong một vụ kiện khác.
Phán quyết có lợi cho công ty con Thiên Tân của Tập đoàn xuất bản kỹ thuật số COL, vốn đã bị kẹt trong cuộc chiến pháp lý với Apple suốt một thập niên, phát hiện ra rằng một số ứng dụng không có tên trên App Store trực tuyến của Apple ở đại lục đã xuất bản nội dung không được cấp phép, bao gồm cả tiểu thuyết nổi tiếng chỉ có thể được phân phối bởi nhà xuất bản trực tuyến.
Cuộc chiến pháp lý của Apple và COL Digital Publishing dự kiến sẽ tiếp tục, vì vụ kiện của nguyên đơn còn liên quan đến 83 sự cố riêng biệt và 460 tài sản trí tuệ khác nhau
Tòa án tại Thiên Tân đã kết luận Apple không tiến hành thẩm định để ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền của một số ứng dụng bên thứ ba. Cuộc chiến pháp lý của Apple và COL Digital Publishing dự kiến sẽ tiếp tục, vì vụ kiện của nguyên đơn còn liên quan đến 83 sự cố riêng biệt và 460 tài sản trí tuệ khác nhau, với tổng số tiền thiệt hại được yêu cầu lên tới hơn 70 triệu nhân dân tệ. Apple từ chối yêu cầu bình luận hôm 4.11. Trong khi đó, một luật sư của COL Digital Publishing xác nhận phán quyết của tòa án tại Thiên Tân, nhưng từ chối chia sẻ thêm vì vụ việc vẫn đang diễn ra.
Đây không phải là lần đầu tiên COL Digital Publishing kiện Apple ra tòa. Công ty này đã kiện Apple bốn lần khác nhau kể từ năm 2012 trong các vụ việc liên quan đến tác phẩm kỹ thuật số. Tháng 4.2021, tòa án Sở hữu Trí tuệ Bắc Kinh đã từ chối yêu cầu của Apple về việc kháng cáo phán quyết trước đó của họ, rằng Apple đã vi phạm quyền của COL Digital Publishing để truyền thông các tác phẩm tới công chúng. Apple đã phải trả 368.000 nhân dân tệ tiền bồi thường cho nhà xuất bản trực tuyến.
Apple từ lâu luôn tự hào về một hệ sinh thái công bằng và an toàn, nhưng áp lực pháp lý từ người dùng và các bên khác đã cho thấy một số vấn đề bên trong hãng công nghệ Mỹ. Theo You Yunting, đối tác cấp cao của công ty luật Shanghai Debund Law Firm, việc quản lý App Store của Apple ở đại lục không đáp ứng yêu cầu của luật Bản quyền của nước này. "Các tòa án Trung Quốc đã thiết lập tiêu chuẩn khá cao, điều đó có nghĩa là bạn không thể thoái thác trách nhiệm khi vi phạm xảy ra trên nền tảng của mình", ông You Yunting nói.
Các cửa hàng ứng dụng Android ở Trung Quốc, bao gồm các cửa hàng thuộc Baidu, Tencent Holdings, Qihoo 360 và Alibaba Group Holding, "tất cả đều chấp nhận sự giám sát của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc", ông You Yunting cho biết.
Bà Mạnh Vãn Châu được chào đón như người hùng khi trở lại làm việc Video cho thấy bà Mạnh Văn Châu được các đồng nghiệp tại Huawei chào đón nồng nhiệt sau khi trở lại làm việc. Theo SCMP , ngày 25/10, bà Mạnh Văn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei Technologies, đã trở lại trụ sở chính của công ty và được các đồng nghiệp chào đón như một người hùng. Sau khi được trả...