Tham quan Khu Bảo tồn Thiên Nhiên Hòn Bà – Cam Ranh (Khánh Hòa)
Hòn Bà nằm ở phía Tây Nam thành phố Nha Trang, bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp, có độ cao tuyệt đối 1.578m.
Thuộc địa phận của 4 huyện: Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và Diên Khánh. Nơi đây vào năm 1914 Bác sĩ Alexandre Yersin lập một phòng thí nghiệm sinh học, một trại khí tượng và thí nghiêm trồng cây Cinchona josephiana, quinine trị sốt rét.
Hòn Bà cao 1.500m, có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, mưa hầu như quanh năm ở Hòn Bà nên thực vật núi rừng Hòn Bà rất đa dạng và phong phú, từ những loại thực vật nhiệt đới ở chân núi tới thực vật bán ôn đới trên độ cao.
Hòn Bà cách Nha Trang khoảng 30km đường chim bay, còn đi đường bộ phải hơn 60km. Từ Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, rẽ vào con đường nhỏ sát chân núi, cạnh hồ Suối Dầu để bắt đầu hành trình chinh phục Hòn Bà. Con đường 37km từ Suối Dầu lên đỉnh Hòn Bà với những khúc cua cùi chỏ sẽ thỏa mãn đam mê đối với những người ưa mạo hiểm.
Mỗi khi dừng chân tạm nghỉ, bạn sẽ thỏa thích phóng tầm mắt về phía xa để chiêm ngưỡng một bức tranh muôn màu của đồng quê vùng Diên Khánh, Cam Lâm. Càng lên cao, khí hậu càng mát mẻ, cảnh vật hoang sơ với tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách. Hai bên đường, những vạt rừng nguyên sinh với bạt ngàn thân cây cao. Bạn dễ dàng bắt gặp những đám sương mù vướng vào các thân cây to sừng sững đứng án ngự trên triền dốc. Vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên đã mời gọi du khách vượt khó khăn để đến với Hòn Bà.
Theo các nhà khoa học, Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà có khoảng 592 loài thực vật bậc cao, 255 loài động vật, trong đó có 41 loài thực vật và 59 loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ. Về thực vật, có thông 2 lá dẹp, pơ mu, gõ đỏ, trắc dây, mun, riêng động vật có các loài như: voọc chà vá chân đen, vượn bạc má…
Tham quan Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông Thanh Hóa
Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông hiện đang lưu giữ những giá trị cảnh quan thiên nhiên phong phú, hệ động thực vật đa dạng, là điểm đến hấp dẫn với những ai ưa thích khám phá thiên nhiên...
Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Pù Luông có diện tích 17.662 ha, hiện là khu vực rừng núi đá vôi đất thấp lớn nhất còn lại ở miền Bắc Việt Nam với 3 kiểu rừng chính: Rừng rậm trên đất thấp, núi thấp; rừng trên núi đá vôi; các thảm thực vật măng tre nứa và cây bụi.
Ban Quản lý KBTTN Pù Luông cho biết: hiện Khu bảo tồn có 1.109 loài cây có mạch, thuộc 447 chi, 152 họ, trong đó có 42 loài là đặc hữu Việt Nam và 4 loài xếp trong Sách đỏ Thế giới; gần 600 loài động vật gồm thú, chim, lưỡng cư..., với 51 loài động vật quý hiếm và đặc hữu xếp trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ Thế giới, trong đó thú 26 loài, dơi 5 loài, chim 9 loài, cá nước ngọt 5 loài, bò sát 6 loài. Đặc biệt KBTTN Pù Luông là nơi có quần thể linh trưởng mang tính đặc hữu Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) lớn thứ hai ở Việt Nam, sau Khu Bảo tồn Thiên nhiên Vân Long (Ninh Bình) với số lượng khoảng 31-38 cá thể.
Đến KBTTN Pù Luông, một màu xanh mướt trải đều trên các cánh rừng bất tận, ruộng bậc thang trùng điệp đem lại cho du khách cảm giác như lạc vào một thung lũng cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. KBTTN Pù Luông vẫn còn ẩn chứa không ít điều thú vị, hiện là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng - Đắk Nông Theo quốc lộ 28 khoảng 45km về hướng Đông Nam đi Lâm Đồng, thuộc xã Đắk P'lao và xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 45km là khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng với diện tích 22.103 ha, trong đó 86,7% là diện tích rừng xanh đại ngàn. Đây là nơi lý tưởng cho các loại hình...