Thẩm phán Mỹ nói không thể cấm TikTok vào lúc này
Thẩm phán Wendy Beetlestone của Mỹ vừa ban hành lệnh tạm thời chống lại lệnh cấm TikTok của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trước đó.
Thêm một thẩm phán Mỹ bác lệnh cấm TikTok của ông Trump
Theo PhoneArena, Beetlestone – thẩm phán tòa án quận Đông, Pennsylvania, đã áp đặt phán quyết có lợi cho các nguyên đơn đang kiếm sống ở Mỹ nhờ TikTok – một trong những ứng dụng phổ biến nhất ở các bang, cho phép người đăng ký tạo video dạng ngắn để chia sẻ. Những clip này có độ dài 15 giây hoặc 60 giây được thanh thiếu niên và những người đăng ký sử dụng để nhảy múa, ca hát, chọc ghẹo…
Vào tháng 9, ông Trump đã ký một lệnh hành pháp kêu gọi cấm TikTok ở các bang trừ khi công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc đồng ý thoái vốn khỏi các hoạt động của TikTok tại Mỹ. Ông Trump cáo buộc ứng dụng, với 80 triệu người dùng hằng tháng ở Mỹ, có thể đánh cắp dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng Mỹ và gửi dữ liệu đó đến Trung Quốc. Một thỏa thuận giữa Oracle, Walmart và BytyeDance để thành lập một công ty mới có tên TikTok Global đang chờ sự chấp thuận của Mỹ.
Video đang HOT
Thẩm phán Beetlestone cho biết trong phán quyết của mình rằng các mô tả của chính phủ Mỹ về mối đe dọa an ninh quốc gia do ứng dụng TikTok gây ra là giả thuyết. Do đó, thẩm phán nói rằng bà không thể nhận thấy rằng rủi ro do chính phủ đưa ra lớn hơn lợi ích công chúng khi áp đặt lệnh cấm. Thẩm phán nói rằng việc cấm TikTok ở các bang sẽ gây ra tổn hại không thể bù đắp được cho những người dùng TikTok bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm.
Sau phán quyết, một luật sư đại diện cho ba người sáng tạo TikTik cho biết phán quyết này là một chiến thắng cho quyền tự do ngôn luận. Luật sư Ambika Kumar Doran cho biết trong một tuyên bố rằng: “Chúng tôi vui mừng vì thẩm phán đã tạm dừng lệnh cấm này, vượt quá thẩm quyền của tổng thống theo Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế”.
Các quy tắc của ông Trump chỉ định ngày 12.11 là ngày bắt đầu lệnh cấm khi các công ty Mỹ sẽ không còn có thể cung cấp cho TikTok các dịch vụ cần thiết để duy trì hoạt động của nó ở các bang. Nếu ByteDance không tìm ra thỏa thuận để thoái vốn TikTok vào ngày đó thì dịch vụ sau đó sẽ bị cấm ở Mỹ.
Thẩm phán Mỹ chặn lệnh của Bộ Thương mại liên quan TikTok
Thẩm phán tại tòa án bang Pennsylvania của Mỹ nêu rõ lệnh cấm của Bộ Thương mại Mỹ sẽ dẫn đến việc đóng ứng dụng TikTok đang có hơn 100 triệu người Mỹ dùng mà một nửa trong số này sử dụng hằng ngày.
Ngày 30/10, một thẩm phán tại tòa án bang Pennsylvania của Mỹ đã ra phán quyết chặn lệnh của Bộ Thương mại nước này cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok do công ty ByteDance của Trung Quốc sở hữu hoạt động tại Mỹ từ ngày 12/11 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Thẩm phán Wendy Beetlestone ngăn chặn Bộ Thương mại Mỹ cấm TikTok có các hoạt động tại Mỹ như lưu trữ dữ liệu, dịch vụ nội dung và các giao dịch kỹ thuật khác.
Trong phán quyết, bà Beetlestone nêu rõ lệnh cấm của Bộ Thương mại Mỹ sẽ dẫn đến việc đóng một ứng dụng hiện có khoảng 700.000 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, trong đó hơn 100 triệu người ở Mỹ và ít nhất 50 triệu người trong số này sử dụng hằng ngày.
Hiện, Bộ Thương mại Mỹ chưa đưa ra phản ứng trước phán quyết trên. Tuy nhiên, trước đó bộ này thừa nhận các hạn chế sẽ làm giảm đáng kể chức năng và khả năng sử dụng của ứng dụng này tại Mỹ và có thể cuối cùng sẽ khiến ứng dụng này kém hiệu quả hơn.
Ngoài ra, Thẩm phán Beetlestone cũng ngăn chặn lệnh của Bộ Thương mại Mỹ cấm các kho ứng dụng của Apple và Google cho phép người dùng tải TikTok.
Ngày 27/9, thẩm phán Carlo Nichols của bang Washington cũng có phán quyết tương tự, ngăn chặn lệnh của Bộ Thương mại Mỹ buộc các kho ứng dụng nêu trên gỡ bỏ TikTok để người dùng mới không tải về.
TikTok đang hoạt động ở khoảng 150 nước trên thế giới. Ứng dụng này đặc biệt phổ biến với người dùng smartphone trẻ tuổi. Nền tảng này cho phép người dùng tạo các video ngắn từ 15 giây đến 1 phút. Kể từ khi ra mắt năm 2016, ứng dụng đã được tải xuống hơn 2 tỷ lần, trở thành nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất thế giới.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lo ngại ứng dụng này tiềm ẩn mối đe dọa an ninh quốc gia từ các hoạt động thu thập dữ liệu cá nhân của 100 triệu người dùng ở Mỹ, mặc dù TikTok đã bác bỏ điều này.
Hiện, TikTok vẫn đang trong quá trình đàm phán với Walmart Inc và Oracle Corp về thỏa thuận phân chia cổ phần trong công ty mới TikTok Global có nhiệm vụ giám sát hoạt động của TikTok tại Mỹ để đảm bảo ứng dụng này tiếp tục được sử dụng tại thị trường lớn này.
Thẩm phán Mỹ bác yêu cầu cấm WeChat của chính phủ Một thẩm phán Mỹ tại San Francisco đã từ chối yêu cầu của chính phủ trong việc cấm WeChat, tức cho phép ứng dụng tiếp tục hoạt động trong các cửa hàng ứng dụng tại nước này. Chính phủ Mỹ vẫn muốn lệnh cấm WeChat tại nước này được chấp thuận Theo Neowin, WeChat được thành lập vào năm 2011 và được mô...