Tham nhũng trong mua sắm thiết bị y tế chống dịch là táng tận lương tâm
“ Tham nhũng, trục lợi trong việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh COVID-19… là tội ác, là táng tận lương tâm”.
Tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý: Cùng với phòng, chống dịch hiệu quả, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, nhất là trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh, vật tư… trong phòng, chống dịch.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu sản xuất, mua bán trao đổi vaccine, trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, phòng chống dịch COVID-19 trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” đó, không loại trừ khả năng phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
“Đục khoét, bòn rút thì hậu quả rất lớn”
Theo ông Đinh Văn Minh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực mua sắm công. Việc “giữ giá”, nâng khống giá trị thiết bị y tế, các loại phương tiện, thuốc chữa bệnh để ăn chia tiền chênh lệch đã xuất hiện ở nhiều địa phương.
Ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ. (Ảnh: Thi Uyên)
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh ở nhiều địa phương trở nên cấp bách. Do đó, nếu không tăng cường kiểm soát quá trình mua sắm đó thì sẽ tiếp tục xảy ra những hành vi vi phạm, thậm chí là tội phạm trong vấn đề sử dụng, mua sắm công, nâng khống giá trị thiết bị y tế, việc “bắt tay nhau” giữa các nhóm lợi ích để rút ruột ngân sách, chia nhau tỷ lệ phần trăm được thỏa thuận trước.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng, các địa phương đã áp dụng linh hoạt các quy định pháp luật để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Vì dịch COVID-19 chưa từng có tiền lệ nên thực tiễn đã phát sinh các tình huống khó khăn, vướng mắc, bất cập cần phải áp dụng các biện pháp linh hoạt, cấp tốc, trong đó có việc áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc cách trong mua sắm trang thiết bị, máy móc, sinh phẩm y tế. Trường hợp cấp bách có thể mua sắm theo trình tự rút gọn thay vì các thủ tục như bình thường. Và trong trình tự thủ tục rút gọn ở trường hợp cấp bách đó có thể phát sinh tiêu cực từ những sơ hở, thiếu sót và bị các đối tượng lợi dụng.
Theo ông Đinh Văn Minh, trong thời điểm hiện nay, việc mua sắm trang thiết bị trở nên cấp bách và áp dụng các biện pháp rút gọn hơn thì nguy cơ phát sinh tiêu cực cũng sẽ cao hơn. Do đó cần phải chú ý tăng cường kiểm soát tốt hơn so với trước kia. Trong lúc nguồn lực Nhà nước còn hạn chế mà bị các đối tượng đục khoét, bòn rút thì hậu quả của nó sẽ rất lớn”.
“Tham nhũng, trục lợi ở lĩnh vực khác đã tệ rồi, nhưng tham nhũng, trục lợi trong việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh… thì đó còn là tội ác, là táng tận lương tâm. Chính vì vậy, Thủ tướng lưu ý làm sao kiểm soát, giám sát tốt hơn để không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác phòng, chống dịch” – ông Đinh Văn Minh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Quy trình chặt nhưng đạo đức xuống cấp thì sai phạm vẫn xảy ra
Năm 2020, trong khi cả nước đang gồng mình chống dịch, xuất hiện vụ án tham nhũng vật tư y tế gây bức xúc dư luận tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội). Với thủ đoạn thông đồng, “thổi giá” của các đối tượng, hệ thống xét nghiệm tự động Realtime PCR đã bị đội giá gấp nhiều lần.
Ngày 2/6/2021, TAND cấp cao tại Hà Nội đã bác đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Nhật Cảm – nguyên Giám đốc CDC Hà Nội và 5 đồng phạm; tuyên y án phạt 10 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Nhật Cảm, các bị cáo khác lĩnh án từ 5 năm tù đến 6 năm 6 tháng tù về tội danh “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Việc đưa ra xét xử vụ án tại CDC Hà Nội đã tạo ra nhiều hiệu ứng lan tỏa tích cực, là hồi chuông cảnh tỉnh các cá nhân, doanh nghiệp câu kết kiếm tiền bất chính trên nỗi đau của người bệnh.
Cựu Giám đốc CDC Hà Nội – Nguyễn Nhật Cảm (hàng ghế đầu) tại phiên tòa phúc thẩm. (Ảnh: Trọng Phú)
Không chỉ có vụ án xảy ra tại CDC Hà Nội, tại một số nơi đã xảy ra việc “nâng khống” giá thiết bị y tế. Vào tháng 7/2021 vừa qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố thêm 3 bị can liên quan đến vụ nâng khống thiết bị y tế tại địa phương này, nâng số người bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” là 13 bị can.
Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty luật Hồng Bách và cộng sự) cho biết, thời gian qua có nhiều vụ án liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị y tế đã được cơ quan chức năng làm rõ. Các đối tượng lợi dụng kẽ hở trong quy định của pháp luật, hay đâu đó có những người làm không đúng quy định pháp luật trong việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa trị cho bệnh nhân.
“Sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp vừa qua là kịp thời để chúng ta ngăn chặn, cảnh báo, nâng cao cảnh giác đối với các loại tội phạm, đặc biệt là giai đoạn hiện nay khi cả nước đang ra sức phòng, chống dịch COVID-19. Mới đây, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị kiểm toán năm 2022 làm rõ việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19″ – luật sư Nguyễn Hồng Bách nói.
Theo luật sư, quy định về trình tự, thủ tục, quy trình mua sắm trang thiết bị y tế mặc dù đã có nhưng cần phải xem xét sự đồng bộ, chưa chặt chẽ và không loại trừ ở một khâu nào đó có vấn đề. Từ kẽ hở đó, những người có chức, có quyền mới có thể lợi dụng, nâng khống giá vật tư, thiết bị để tư lợi cá nhân và gây thất thoát tài sản cho Nhà nước.
Để hạn chế những sai phạm trong mua sắm trang thiết bị y tế, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu, rà soát lại quy định pháp luật về quy trình, trình tự thủ tục mua sắm; quy trình về đấu thầu, chỉ định thầu mua sắm thiết bị y tế. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thậm chí bổ sung các quy trình về việc mua sắm để đảm bảo sự minh bạch tài chính và thu chi; xử lý nghiêm minh nếu phát hiện ra sai phạm.
“Sai phạm sẽ hạn chế rất nhiều nếu những người trong cuộc nâng cao đạo đức, thực sự vì nhân dân phục vụ. Vì quy định dù có chặt chẽ đến đâu mà đạo đức xuống cấp thì hành vi sai phạm có thể vẫn diễn ra” - luật sư Nguyễn Hồng Bách nói.
Hà Nội lập chốt kiểm soát giáp ranh giữa các quận, tăng cường mật độ kiểm tra
Hà Nội yêu cầu rà soát, bố trí ngay các chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại các quận, huyện, thị xã, đặc biệt là các quận và các khu vực giáp ranh giữa các quận.
Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Tăng cường mật độ kiểm tra
Theo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, các quận, huyện, thị xã tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 17 và làm việc với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (bao gồm cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp của Trung ương) đóng trên địa bàn, yêu cầu thực hiện đúng quy định về giãn cách; phê duyệt phương án phòng, chống dịch của từng đơn vị, yêu cầu đóng cửa hoặc ngừng hoạt động đối với đơn vị không thực hiện nghiêm túc quy định phòng, chống dịch.
Từng địa phương có nhiệm vụ rà soát, bố trí ngay các chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại các quận, huyện, thị xã, đặc biệt là các quận và các khu vực giáp ranh giữa các quận.
Các đơn vị huy động tối đa các lực lượng dân quân, Tổ phòng chống COVID-19 cộng đồng, tình nguyện viên... tham gia công tác phòng, chống dịch để tăng cường bổ sung cho các lực lượng chính quy, nhất là tại các chốt phòng, chống dịch trên địa bàn.
Lực lượng chức năng Hà Nội nhắc nhở, xử phạt người ra đường khi không có việc cần thiết.
Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện khai báo y tế sức khỏe hằng ngày; hạn chế tối đa tiếp xúc, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tại các cơ quan, hội nghị, các siêu thị, bệnh viện và các cơ sở y tế... nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Thường trực Thành ủy đề nghị các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy và các đoàn kiểm tra tăng cường xuống địa bàn kiểm tra việc thực hiện tại các quận, huyện, thị xã, chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là các địa phương còn hạn chế trong công tác phòng, chống dịch, giải quyết các vấn đề phát sinh.
Thành uỷ Hà Nội yêu cầu kịp thời chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu và chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tại địa bàn được phân công phụ trách.
Các cấp ủy, chính quyền, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã rà soát và chấn chỉnh ngay việc thực hiện Chỉ thị số 17 ở địa phương, xây dựng kế hoạch cụ thể phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng, trình Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy phụ trách phê duyệt để tổ chức thực hiện đồng bộ và tăng cường kiểm tra, giám sát.
Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố điều phối một số nhiệm vụ không yêu cầu về chuyên môn của ngành Y tế cho các lực lượng khác nhằm giảm tải cho ngành Y tế và bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Đặc biệt, về công tác bảo đảm an sinh xã hội, Thường trực Thành ủy đồng ý chủ trương về việc thành phố hỗ trợ các hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 năm 2021 ngoài các đối tượng đã thuộc diện được hưởng các chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 theo quy định tại Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 3642 của UBND thành phố Hà Nội.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phối hợp với Ban Cán sự đảng UBND thành phố và các đơn vị liên quan nhanh chóng tổ chức triển khai thực hiện.
Chỉ cho phép hoạt động nếu đảm bảo phòng dịch
Ban Cán sự đảng UBND thành phố được giao chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 17 tại các cơ quan, đơn vị của thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn để bảo đảm thực hiện nghiêm trong thời gian giãn cách xã hội; xử lý nghiêm các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17. Các đơn vị xây dựng phương án làm việc theo Chỉ thị này.
UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt phương án của các đơn vị bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 17, chỉ cho phép hoạt động đối với các đơn vị đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Thường trực Thành ủy cũng yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo siết chặt công tác phòng, chống dịch tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, bệnh viện, cơ sở y tế; chỉ cho phép các cơ sở sản xuất hoạt động khi đáp ứng đầy đủ điều kiện phòng, chống dịch theo quy định và phương án phòng, chống dịch đã được phê duyệt. Đồng thời, tiếp tục tổ chức các chốt kiểm soát, phân luồng giao thông đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa và người lao động đi làm việc theo quy định.
Sở Y tế khẩn trương rà soát, bổ sung năng lực điều trị, hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc thành phố có phương án huy động nguồn lực, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao công suất tổ chức cách ly, năng lực xét nghiệm, điều trị, đáp ứng cho mọi tình huống dịch; tập trung điều tra F0, khám sàng lọc người ho, sốt qua khai y tế để nhanh chóng khoanh vùng dập dịch.
Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô điều phối phương tiện (xe ô tô chuyên dùng, xe quân đội, xe huy động từ các cơ quan, doanh nghiệp...) phục vụ công tác phòng, chống dịch bảo đảm khoa học, hiệu quả, an toàn; giao Bộ Tư lệnh Thủ đô là đầu mối quản lý, điều hành phương tiện và bố trí cán bộ phục vụ đưa đón F1 đi cách ly tập trung sau khi có xác nhận của cơ quan y tế cũng như việc đưa trả các trường hợp này về địa phương sau khi hết cách ly.
Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các địa phương bố trí phương tiện thu gom, vận chuyển mẫu sinh phẩm từ các đơn vị lấy mẫu chuyển đến các đơn vị xét nghiệm theo hướng dẫn của ngành y tế (trong quá trình vận chuyển có cán bộ y tế đi kèm).
Công an thành phố chủ trì phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Sở Công thương, Sở Y tế thống nhất các quy định, quy trình để tạo điều kiện cho người dân các tỉnh, thành phố khác di chuyển ra khỏi thành phố khi đã kết thúc thời gian điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố và thống nhất mẫu giấy tờ, quy trình kiểm soát việc di chuyển của lực lượng công vụ, y tế, công nhân, lao động hiện đang sinh sống tại các khu vực ven thành phố, rút ngắn thời gian khai báo để di chuyển vào thành phố làm việc.
TP Hồ Chí Minh đón các tình nguyện viên tôn giáo chống dịch COVID-19 trở về Ngày 15/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Tôn giáo TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ đón các tình nguyện viên tôn giáo đợt 2 (xuất quân ngày 11/8) hoàn thành nhiệm vụ tham gia hỗ trợ các bệnh viện dã chiến, điều trị COVID-19. UBMTTQVN TP Hồ Chí Minh đã trao giấy biểu dương và quà...