‘Tham nhũng để báo hiếu cha mẹ’ vào đề Giáo dục công dân
Học sinh lớp 9 ở quận 3, TP HCM thích thú với yêu cầu trình bày suy nghĩ về hành vi tham nhũng, nhận hối lộ để phụng dưỡng cha mẹ trong đề Giáo dục công dân.
Ngày 11/12, nhiều học sinh khối 9 tại quận 3, TP HCM làm bài kiểm tra học kỳ 1 môn Giáo dục công dân tỏ vẻ hào hứng với câu hỏi số 4:
Hiện nay trong xã hội có những người dùng tiền thu lợi từ việc mua bán hàng gian, hàng giả; từ việc tham nhũng, nhận hối lộ… để đem về phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ già. Họ nghĩ đó là cách để “báo hiếu” với cha mẹ của mình.
Theo em, việc làm trên thể hiện lòng hiếu thảo có hợp lý không? Vì sao?
Em hãy liên hệ với bản thân mình bằng những việc nên làm và việc không nên làm để báo hiếu với cha mẹ ngay ở hiện tại và cả tương lai.
Video đang HOT
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Giáo dục công dân lớp 9. Ảnh: Lê Nam.
Trần Thị Anh Thư, học sinh trường THCS Lê Quý Đôn cho rằng, câu hỏi tuy xoay quanh chủ đề “chữ hiếu” song cách đặt vấn đề rất mới nên học sinh được trình bày nhiều hơn suy nghĩ, quan điểm của mình.
Theo nữ sinh, việc tham nhũng, nhận hối lộ để đem về phụng dưỡng cha mẹ là việc làm bất hợp lý, bởi “không cha mẹ nào dạy con cái đi lấy cắp tài sản, tiền bạc người khác mang về cho mình cả”.
“Em nghĩ cách tốt nhất để học sinh báo hiếu là phải học tốt, tự biết lo cho bản thân, tuân thủ pháp luật để cha mẹ không phải phiền lòng với mình”, Anh Thư bày tỏ.
Đề Giáo dục công dân còn có một câu hỏi thú vị về câu chuyện hiến tặng hơn 5.000 lượng vàng của vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô. Câu hỏi yêu cầu học sinh viết đoạn văn 7-10 câu nêu lên suy nghĩ của mình về việc làm của ông bà cụ cùng gia đình và bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà.
Nhiều vấn đề thời sự khác cũng được các chuyên viên biên soạn đề kiểm tra học kỳ của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 3 chọn lọc và đưa vào đề kiểm tra học kỳ môn học trên. Ở đề kiểm tra khối 8, hình ảnh học sinh THPT chuyên Lê Hồng Phong cúi chào bác bảo vệ trước cổng trường được dẫn và yêu cầu học sinh rút ra bài học.
Theo VNE
TP HCM đưa trắc nghiệm vào đề kiểm tra tiểu học
Đợt kiểm tra cuối học kỳ 1 bậc tiểu học sẽ diễn ra nhẹ nhàng, trong đó đề môn Toán dạng trắc nghiệm.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM vừa yêu cầu các trường ra đề kiểm tra cuối học kỳ 1 cấp tiểu học cần chính xác, bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng khối.
Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Trọng Tuyển (quận Bình Thạnh, TP HCM). Ảnh: Mạnh Tùng.
Tỷ lệ phân phối kiến thức gồm bốn mức: nhận biết, nhắc lại kiến thức đã học 40%; hiểu biết kiến thức, kỹ năng đã học, trình bày hiểu biết cá nhân 30%; vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề quen thuộc 20%; còn lại là vận dụng để giải quyết các vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
Đề bài môn Toán có 3 điểm trắc nghiệm, 7 điểm tự luận, gồm các câu hỏi về số học, đại lượng và đo đại lượng, hình học, giải toán có lời văn.
Môn tiếng Việt sẽ bám sát chương trình, kết quả kiểm tra là trung bình cộng bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Các bài kiểm tra được tổ chức nhẹ nhàng, không gây căng thẳng, áp lực với học sinh và phụ huynh. Chương trình học kỳ 1 cấp tiểu học sẽ kết thúc trong tháng 12 và học kỳ 2 sẽ bắt đầu từ đầu năm 2018.
Theo VNE
Quảng Nam để thầy cô được tự chọn trường theo thang điểm thi tuyển viên chức Tùy vào điểm số của mình, các thầy cô có quyền chọn trường để dạy nên tránh được chuyện tiêu cực hay "con ông cháu cha" trong phân công công tác. Nơi tôi ở giáo sinh ra trường không phải...chạyCần cắt bỏ biên chế lực lượng nào trong giáo dục?Những ngộ nhận về "bỏ biên chế giáo viên"Tôi phản đối "tối ngày đầy...