“Thâm nhập” tổng hành dinh diệt IS của Nga
Tòa nhà có quy mô tương đương Trung tâm Chỉ huy QS Mỹ, song theo một hãng thông tấn Nga thì cơ sở này hoàn toàn “vượt trội” so với các cơ sở tương tự của Mỹ.
Trung tâm điều hành Quốc phòng Nga (NCDC) chính là địa điểm đầu tiên Tổng thống Vladimir Putin đặt chân đến sau khi xác nhận thông tin về việc máy bay Airbus A321 của hãng hàng không Kogalymavia (Metrojet) của Nga rơi trên bán đảo Sinai, Ai Cập.
Trung tâm này là một tòa nhà chỉ huy hiện đại có 3 tầng, được xây dựng kiên cố và theo Washington Post, nó có mức đầu tư lên tới hàng tỷ USD.
NCDC được xây dựng tại khu vực Frunze Naberezhnaya, gần sông Moscow, chỉ cách Quảng trường Đỏ khoảng 3 km. Tòa nhà được cho là nằm bên trên một hệ thống đường hầm tương đối lắt léo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức cuộc họp về hoạt động của Không quân Nga ở Syria tại Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng (NCDC).
Quá trình thi công hoàn thành vào năm 2014. Công trình này là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội Nga với chi phí lên tới hàng trăm tỷ USD.
Nhiều màn hình cỡ lớn được lắp đặt để theo dõi những tình hình chiến sự ở khắp nơi trên thế giới.
NCDC được thiết kế để trở thành trung tâm đầu não mới của quân đội, giúp điều phối hoạt động của các lực lượng Nga trên toàn cầu, bao gồm cả việc phóng tên lửa hành trình hay triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược.
NCDC được xây dựng tại khu vực Frunze Naberezhnaya, gần sông Moscow.
Video đang HOT
Tòa nhà có quy mô tương đương Trung tâm Chỉ huy Quân sự Mỹ, song theo một hãng thông tấn nhà nước Nga miêu tả thì cơ sở này hoàn toàn “vượt trội” so với các cơ sở tương tự của Mỹ.
Hàng ghế dành cho nguyên thủ quốc gia và các sĩ quan cao cấp của Nga, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Trưởng Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov tham dự cuộc họp.
Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, NCDC sẽ biến thành trung tâm truyền thông, liên lạc hàng đầu của quốc gia.
Phan Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
"Kinh đô" khoa học Tsukub và tiềm năng hợp tác với Việt Nam
Hàng trăm nghiên cứu viên sau tiến sỹ, sau đại học, kỹ sư của Việt Nam đang được đào tạo và làm việc tại các cơ sở khoa học của Tsukuba.
Tsukuba là một thành phố lớn thuộc tỉnh Ibaraki, cách Thủ đô Tokyo, Nhật Bản chỉ hơn 100km, được mệh danh là "kinh đô khoa học" của Nhật Bản. Không chỉ có thế, thiên nhiên ở Tsukuba tuyệt đẹp, với những hàng cây lá vàng, lá đỏ dài ngút mắt, sản phẩm nông nghiệp phong phú, không gian sống lý tưởng...tạo ra cuộc sống tuyệt vời cho những ai muốn lưu tại nơi đây.
Một trục chính trong máy gia tốc có sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam
"Kinh đô khoa học"
Theo Phó Thống đốc tỉnh Yachie Yamaguchi, với hơn 50 năm hình thành và phát triển, đến nay Tsukuba có 32 Viện, Trung tâm nghiên cứu, với khoảng 96 cơ sở nghiên cứu và hai trường Đại học. Dân số chỉ khoảng hơn 200.000 người nhưng có tới 20.000 nhà nghiên cứu khoa học, trong đó có 8243 người có trình độ tiến sỹ (với khoảng 5000 người nước ngoài).
Tsukuba tập trung là nơi tập trung nhiều Viện nghiên cứu lớn của Nhật Bản như; Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), Cơ quan nghiên cứu máy gia tốc năng lượng cao (KEK), Viện nghiên cứu Nông nghiệp và Thực phẩm quốc gia (NARO)...tập trung vào nghiên cứu, đào tạo ở 3 lĩnh vực chính là khoa học cơ bản và công nghệ, kỹ thuật xây dựng, Nông nghiệp và Công nghệ sinh học.
Khi đặt chân tới Tsukuba không thể không qua Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Cơ quan nghiên cứu máy gia tốc năng lượng cao (KEK).
Robot dùng cho y tế
Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) được thành lập năm 2003 trên cơ sở sáo nhập 3 cơ quan vũ trụ hàng đầu Nhật Bản chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động từ nghiên cứu, phát triển khai thác không gian vũ trụ... Hiện JAXA có 17 Trung tâm trên toàn Nhật Bản với trụ sở chính đặt tại Chofu, Tokyo.
Cơ quan Nghiên cứu máy gia tốc năng lượng cao (KEK) là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học về máy gia tốc hạt hàng đầu thế giới, được trang bị cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, nghiên cứu và phát triển lĩnh vực vật lý hạt nhân, khoa học vật liệu...
Hiện KEK có vai trò như một trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới, liên trường Đại học đối với các nhà khoa học Nhật Bản và quốc tế. Hiện có khoảng hơn 600 nhà khoa học, kỹ sư và sinh viên làm việc tại Trung tâm KEK. Ngoài ra hàng năm, KEK còn đón hơn 100.000 lượt các nhà nghiên cứu đến làm việc.
Thế hệ Robot của Viện Khoa học công nghiệp (AIST)
Công nghệ Robot cũng là niềm tự hào của Tsukuba. Tại đây nhiều chủng loại robot đã được sáng tạo ra và được giới thiệu tại Khu trình diễn công nghệ Robot Cyberdyne Studio. Tại đây, các sản phẩm công nghệ robot tân tiến nhất trong lĩnh vực y tế, dùng robot để hỗ trợ chức năng vận động cho người già, người bị bệnh...
Robot HAL là robot được sáng tạo ra như một dụng cụ y tế và đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận như một dụng cụ y tế hỗ trợ người già và người khuyết tật. Loại robot này có khả năng làm cho bản thân chuyển động và đọc tín hiệu để vận động. Theo đó, robot giúp người bệnh phục hồi chức năng, phục hồi não, các hệ thần kinh.
Hiện trên toàn Nhật Bản có khoảng 400 robot được đưa vào hỗ trợ người bệnh, giúp giảm thiểu nguồn nhân lực đang thiếu trong lĩnh vực y tế.
Đào tạo, hợp tác khoa học với Việt Nam
Với tiềm năng đó, Tsukuba thu hút nhiều nhà khoa học người nước noài đến làm việc, trong đó có khoảng hàng trăm nghiên cứu viên sau tiến sỹ, sau đại học, kỹ sư... Việt Nam đang được đào tạo và làm việc tại các cơ sở khoa học, Viện nghiên cứu, Trường Đại học Tsukuba. Sau khi đạt trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, đã có nhiều nhà khoa học Việt Nam được nhận làm việc tại các viện nghiên cứu lớn tại Tsukuba như JAXA, AIST..
JAXA là Cơ quan có nhiều hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp vũ trụ. JAXA đang giúp Việt Nam xây dựng Trung tâm vũ trụ tại Khu công nghệ cao Láng-Hòa Lạc bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản, chia sẻ kinh nghiệm thiết kế, phát triển vệ tinh nhỏ cho Việt Nam. Ngoài ra, hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực vệ tinh viễn thám, thực hiện dự án nghiên cứu chung hướng tới việc sử dụng các modul thử nghiệm trên không gian của Nhật Bản, nâng cao năng lực ứng dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu...
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường thăm KEK
Viện khoa học tiên tiến Công nghệ và Công nghiệp (AIST) với các lĩnh vực nghiên cứu như khoa học đời sống, công nghệ sinh học, công nghệ Nano, năng lượng và môi trường...hướng tới xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Viện có 2255 cán bộ, trong đó có 96 người nước ngoài bao gồm 7 cán bộ nghiên cứu viên người Việt Nam. Và đây sẽ là nguồn nhân lực để sau khi về Việt Nam sẽ có thể đóng góp vào việc phát triển khoa học nước nhà.
Tuy nhiên, cả Việt Nam và Tsukuba có tiềm năng lớn về nghiên cứu khoa học, nhưng sự hợp tác giữa hai bên còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện nay, chỉ có Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam có ký thỏa thuận hợp tác với JAXA và Viện AIST, chủ yếu trong các hoạt động tổ chức hội thảo nghiên cứu chung cà gửi cán bộ sang đào tạo.
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường trong chuyến thăm và khảo sát một số cơ sở khoa học của Tsukuba thuộc tỉnh Ibaraki cũng đã nhấn mạnh tới việc làm thế nào tăng cường hợp tác đầu tư khoa học giữa hai bên.
Hiện tại, tỉnh Ibaraki là tỉnh kết nghĩa với tỉnh Nam Định và có dự án hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp với Nam Định, Đồng Tháp. Trong tương lai hai bên sẽ có những hợp tác hiệu quả hơn trong lĩnh vực Nông nghiệp và nghiên cứu, phát triển khoa học./.
Một trục chính trong máy gia tốc có sự tham gia của nhà khoa học VN
Bùi Hùng
Theo_VOV
Ngắm thiết kế tòa nhà chung cư phủ toàn cây xanh độc đáo Tòa nhà chung cư được bao phủ bởi hà0ng nghìn cây xanh vô cùng độc đáo này sẽ được xây dựng tại Thụy Sĩ vào năm 2017. Tòa nhà chung cư phủ xanh với độ cao 117m giống như một khu vườn thẳng đứng sắp được xây dựng là thiết kế của kiến trúc sư người Ý Stefano Boeri. Công trình độc đáo...