Thăm ngôi đền hơn 800 năm tuổi được xây dựng trên cát
Nhờ lối kiến trúc đặc biệt, đền Ramappa, còn được gọi là Rudreshwara đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới năm 2021.
Có 40 Di sản thế giới được UNESCO công nhận ở Ấn Độ, đền Ramappa là di sản thứ 32.
Nằm trong một thung lũng ở làng Venkatapur, thuộc quận Mulugu, Warangal, bang Telangana, miền Nam Ấn Độ, đền Ramappa có niên đại từ năm 1213 và được xây dựng bởi vị tướng Kakatiya Recharla Rudra dưới triều đại của Vua Ganapati Deva.
Đền Ramappa cách Hyderabad, thủ phủ của bang Telangana 209 km và là đền thờ thần Shiva, từng được Marco Polo trong chuyến ghé thăm đế chế Kakatiya gọi là “ngôi sao sáng nhất trong dải ngân hà các đền thờ”
Bên trong đền, ở sảnh trước của thánh điện có rất nhiều cột trụ chạm khắc được định vị để tạo ra hiệu ứng kết hợp giữa ánh sáng và không gian. Toàn bộ đền được xây dựng bằng nhiều loại đá khác nhau nhưng cấu trúc chính là sa thạch đỏ.
Các cột tròn bên ngoài đền có chân đế lớn bằng đá bazan màu đen, được chạm khắc những con vật thần thoại, vũ nữ hoặc nghệ sĩ và là những kiệt tác của nghệ thuật Kakatiya.
Phần đỉnh của đền được làm bằng loại gạch có thể nổi trên mặt nước.
Video đang HOT
Phần chân đền là các tảng đá xếp chồng lên để khi có nước lũ chảy qua thì cũng sẽ trượt qua nhanh chóng và đền không bị đổ.
Những con voi được chạm khắc nối đuôi nhau tạo thành một vòng tròn quanh đền. Có tất cả 526 con voi và không con nào giống con nào.
Các hình khối chạm khắc tinh xảo trong đền, từ cổng vào cho đến cột đá, mái đền.
Kiến trúc của đền Ramappa chịu ảnh hưởng của nhiều triều đại khác nhau trong lịch sử nhưng chủ yếu vẫn là của triều đại Kakatiya vào khoảng thế kỷ 12.
Kể từ khi được UNESCO công nhận Di sản thế giới năm 2021, đền Ramappa ngày càng trở thành điểm du lịch hấp dẫn ở Ấn Độ.
Ai đến cũng trầm trồ, thán phục lối kiến trúc rất riêng ở đây, thêm vào đó là câu chuyện kể về ngôi đền cũng thực sự huyền bí và đầy màu sắc lịch sử.
Chiêm ngưỡng Taj Mahal di sản kết tinh từ tình yêu
Từng được đại thi hào Tagore ví như 'giọt nước mắt đọng trên má thời gian', đền Taj Mahal là kết tinh những nét đặc sắc của nghệ thuật Hồi giáo gần 400 năm trước, đồng thời cũng là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.
Đền Taj Mahal nổi tiếng nhất Ấn Độ nằm ở thành phố Agra, bang Uttar Predesh, cách thủ đô New Delhi (Ấn Độ) khoảng 230km với 4 giờ di chuyển bằng ôtô. Nơi đây không chỉ nổi bật về kiến trúc mà còn bất tử với những câu chuyện về tình yêu và hiếu tử của đế quốc Mughal. Bốn cột tháp sừng sững vây quanh đền tượng trưng cho sự thiêng liêng và bất diệt (theo quan niệm của Hồi giáo về số 4).
Ngôi đền được xây dựng từ năm 1632 đến năm 1648 theo lệnh của Vua Mughal Shah Jahan để tưởng nhớ đến người vợ của mình - Hoàng hậu Mumtaz Mahal. Phần chính của công trình là tòa lâu đài bát giác cao 75m với mái vòm được làm bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch. Các công trình xung quanh cùng vườn cây là một khu phức hợp độc đáo về kiến trúc.
Chuyện rằng, năm 1631, Hoàng hậu Mumtaz Mahal qua đời sau khi sinh người con thứ 14. Vua Mughal Shah Jahan rất đau buồn và chỉ sau một đêm, tóc ông đã bạc trắng hết. Để tưởng nhớ người vợ yêu dấu của mình, Vua Mughal Shah Jahan đã cho xây dựng đền Taj Mahal (hay còn gọi là lăng mộ Taj Mahal). Đây cũng là nơi an nghỉ của Vua Mughal Shah Jahan và Hoàng hậu Mumtaz Mahal.
Đền Taj Mahal là một kiến trúc tổng hợp nghệ thuật Ấn Độ-Ba Tư. Phần bên ngoài ảnh hưởng theo kiểu kiến trúc Ba Tư, phần bên trong thì mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ. Kiến trúc hình vòm được nhìn thấy từ ngay cổng vào của đền.
Những cổng vòm lớn bằng gạch đất sét có trang trí hoa văn thường được gọi là vòm củ hành hay vòm ổi. Đỉnh vòm được trang trí một bông hoa sen, với vai trò nhấn mạnh chiều cao.
Thêm vào đó là những tòa nhà hình chữ nhật gần giống như một pháo đài, hoàn chỉnh với các tháp pháo và rất nhiều dòng chữ Koran trang trí trên khung của các cánh cửa.
Taj Mahal là một công trình kiến trúc kì công và rất có giá trị. Có đến 28 loại đá quý được khảm lên mặt những phiến đá cẩm thạch trong lăng. Vật liệu xây dựng công trình được vận chuyển từ khắp nơi mang về trong đó: ngọc bích được lấy từ Trung Quốc, ngọc lam lấy từ Tây Tạng và từ Rajasthan lấy về đá cẩm thạch trắng cùng những vật liệu xây dựng chính.
Người ta ước lượng có khoảng 20.000 nhân lực, bao gồm nhân công và nghệ nhân từ khắp Trung Á, Iran... được huy động về đây tham gia hoàn thành ngôi đền. Taj Mahal là khu lăng mộ kết tinh những nét đặc sắc của nghệ thuật Hồi giáo gần 400 năm trước. Lăng mộ có 4 cửa, trong đó một cửa vào, một cửa ra, còn lại đóng.
Nhưng điểm tuyệt mỹ nhất của Taj Mahal không phải chỉ là phần kiến trúc cẩm thạch mà là phần không gian màu sắc cẩm thạch được biến đổi tùy theo ánh sáng Mặt trời và Mặt trăng. Buổi sáng, khi ánh sáng Mặt trời lên chiếu vào phía Đông của đền tạo ra sự chuyển đổi ánh sáng trên mái vòm từ màu trắng thành màu nắng vàng. Hoàng hôn về, Mặt trời ngả về phía Tây tạo cho mái vòm chuyển từ màu nắng vàng sang vàng-hồng. Ảnh: Google.
Ngoài đềnTaj Mahal, kiến trúc quần thể khác chung quanh như kiến trúc Ornamental Pool, Vườn, Main Gate, đền Mosque bên phía Tây Taj Mahal cũng tạo thêm phần đặc sắc cho toàn khu vực.
Ngôi đền được xây dựng bên con sông Yamuna uốn khúc. Ảnh: Google.
Taj Mahal đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1983 và được mô tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới". Ảnh: Google.
Về miền di sản ở Ấn Độ Miền Nam Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và là một trong những nơi đẹp nhất để tham quan trên thế giới. Nơi đây có những ngôi đền ngoạn mục với niên đại hàng thế kỷ. Đền Brihadisvara ở Thanjavur trên 1.000 năm tuổi - Ảnh: The Decor Journal India Vương triều Chola là 1 trong 3 triều đại...